II. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân
3. Mở rộng đối tượng quy định bắt buộc kiểm toán
Hiện nay, kiểm toán bắt buộc chỉ áp dụng cho 6 loại hình DN: DN, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả chi nhánh DN nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Tổ chức có hoạt động tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; Ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế và Quỹ hỗ trợ phát triển; Tổ chức tài chính và DN kinh doanh bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm (Riêng đối với công ty cổ phần, công ty TNHH có tham gia niêm yết và kinh doanh trên thị trường chứng khoán
thì thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật về kinh doanh chứng khoán. Các DN, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng); DN Nhà nước, bao gồm công ty nhà nước, công ty cổ phần Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước và DNkhác có vốn nhà nước trên 50%; Báo cáo quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành từ nhóm A trở lên; Các đối tượng khác mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định... Theo nhóm chúng tôi, trong Luật Kiểm toán độc lập sắp ban hành cần phải bắt buộc kiểm toán thêm 2 nhóm đối tượng sau:
Một là, những công ty cổ phần chưa đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này giúp minh bạch hóa hoạt động tài chính của doanh nghiệp, hơn nữa tạo điều kiện cho các công ty này có thể giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC tăng thêm công cụ cho thị trường tài chính.
Thứ hai là các công trình xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Theo nghị định 105/ 2004/ NĐ-CP ngày 30/03/2004 về kiểm toán độc lập, các dự án xây dựng cơ bản thuộc nhóm A thuộc diện kiểm toán bắt buộc, nhưng còn các dự án chiếm một lượng vốn ngân sách lớn (khoảng hơn một nửa số vốn ngân sách nhà nước là chi cho các dự án không phải nhóm A) lại không thuộc diện kiểm toán bắt buộc? Đây là nguồn gây thất thoát lớn hơn cả những dự án nhóm A. Vậy cần phải có một quy định rõ ràng hơn cho các dự án nhỏ hơn nhưng đạt đến giá trị vốn ở ngưỡng hợp lý cần kiểm toán.