Nguyên nhân của những tồn tại:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán việt nam (Trang 26 - 29)

II. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân

2. Nguyên nhân của những tồn tại:

2.1. Trình độ nghiệp vụ của các kế toán, kiểm toán viên còn hạn chế, đồng thời còn thiếu đội ngũ kiểm toán viên đạt chứng chỉ quốc tế.

Hiện nay có hơn 3000 người làm việc trong các công ty kế toán, kiểm toán, trong đó chỉ có khoảng hơn 1000 người có chứng chỉ kế toán, kiểm toán viên hành nghề tức là chỉ chiếm khoảng 1/3.

Với các công ty quy mô nhỏ thì việc tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên, cử họ đi học các lớp bồi dưỡng kiến thức thường xuyên cũng như

tham gia các khóa huấn luyện của các chuyên gia nước ngoài là rất hiếm. Các nhân viên chủ yếu được đào tạo về thực hành để giải quyết công việc; cơ hội cho họ học lên cao hay tập trung ôn luyện để thi lấy chứng chỉ kế toán, kiểm toán hành nghề còn hạn chế.

Ngoài ra, trong thực tế, dù các công ty nước ngoài luôn chú trọng tới việc tuyển dụng người Việt nhưng các vị trí lãnh đạo, quản lý quan trọng vẫn do người nước ngoài nắm giữ. Như vậy nguồn lực trong nước không có cơ hội để phát huy vai trò quản lý cấp cao trong tại các công ty nước ngoài.

Một trong những nguyên do ảnh hưởng tới trình độ nghiệp vụ của các kế toán, kiểm toán viên hành nghề là cơ chế tiền lương đối với các kế toán, kiểm toán viên trong nước còn hạn chế. Ở các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán trong nước, tổng quỹ tiền lương bị giới hạn bằng 40% doanh thu, trong khi các công ty có vốn nước ngoài không bị khống chế quỹ lương, quỹ lương thường chiếm 80- 85% doanh thu. Cụ thể, thu nhập của một kiểm toán viên của công ty có vốn nước ngoài tối thiểu là 500 USD/ tháng, còn trung bình ở các công ty trong nước, một kiểm toán viên có thu nhập khoảng 4 triệu đồng/ tháng.

2.2. Chưa có văn bản pháp lý quy định tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng, loại sản phẩm phần mềm kế toán, kiểm toán tại Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện kế toán bằng ghi chép thủ công đã được chuyển

sang thực hiện kế toán bằng máy vi tính. Hiện nay 100% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khoảng 50% đơn vị kế toán trong nước đang thực hiện kế toán trên máy vi tính với nhiều mức độ khác nhau.

Với ưu điểm là có thể cập nhật và kiểm tra số liệu kế toán nhanh chóng chính xác bất cứ khi nào có yêu cầu, phần mềm kế toán đã khắc

phục được những yếu điểm của kế toán thủ công trước đây. Đồng thời, sản phẩm này đã loại bỏ hầu hết những chủ quan của con người trong quá trình ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, do đó nó phản ánh những số liệu kế toán khách quan, trung thực hơn.

Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng phần mềm kế toán cũng nảy sinh nhiều bất cập cho hoạt động kế toán, kiểm toán, dẫn đến những thay đổi căn bản về tổ chức thực hiện công việc kế toán, kiểm toán. Thực tế hiện nay, các quy định về kế toán thường phù hợp với kế toán thủ công, khi chuyển sang kế toán trên máy, nhiều công đoạn xử lý cũng thay đổi, đồng thời do mỗi doanh nghiệp sử dụng các phần mềm kế toán không thống nhất ( một số phần mềm kế toán phổ biến trên thị trường hiện nay là MISA, Fast, Solomon của Microsoft...), sử dụng các phần mềm kế toán do nước ngoài sản xuất nên làm cho phương pháp hạch toán có những khác biệt so với quy định của chế độ kế toán Việt Nam. Mặt khác vì phần mềm kế toán là công cụ để tính toán kết quả kinh doanh, số liệu quyết toán thuế nộp ngân sách nhà nước nên để đảm bảo sự công bằng, chính xác, những phần mềm này cần có những quy định pháp lý điều chỉnh riêng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán kiểm toán việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w