Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ long việt (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.2. Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

1.2.3. Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại

Theo giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, TS. Nguyễn Thị Đông- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, "Lợi nhuận trong doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của các hoạt động trong doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (tháng, quý, năm) được thể hiện bằng số tiền lãi hoặc lỗ". "Hoạt động trong doanh nghiệp bao gồm: Hoạt động kinh doanh và hoạt động khác (trong đó hoạt động kinh doanh bao gồm: Hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính);

tương ứng với hai hoạt động trên là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác."

"Như vậy, Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp là kết quả của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, kết quả của hoạt động tài chính.

Hay nói cách khác:"

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + (doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính) – (chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp).

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác

Tổng Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận hoạt động khác

Lợi nhuận sau thuế TNDN= Tổng lợi nhuận trước thuế - Chi phí thuế TNDN”

Có thể nói, kế toán kết quả hoạt động kinh doanh là điều kiện cần thiết để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, là cơ sở đánh giá để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình hoạt động thực sự có hiệu quả không. Thông tin về kết quả kinh doanh do kế toán cung cấp, sẽ giúp cho các nhà quản lý có những biện pháp hữu hiệu, để đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho doanh nghiệp.

1.2.3.2. Những yếu tố để xác định kết quả kinh doanh

Phân loại hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu thông tin cho quản lý. Về lý luận cũng như trong thực tế, hoạt động của doanh nghiệp thường được phân theo các tiêu thức sau:

* Phân loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo cách thức phản ánh của kế toán tài chính

Theo cách thức phản ánh của kế toán tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được chia thành các hoạt động cụ thể sau:

"Hoạt động sản xuất – kinh doanh: là những hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có liên quan đến tiêu thụ sản phẩm. Đây là những hoạt động mà doanh nghiệp phải dành hầu hết cơ sở vật chất, kỹ thuật, con người để tiến hành, đồng thời những hoạt động này cũng tạo nên doanh thu chủ yếu cho doanh nghiệp.

Thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phục vụ ."

"Hoạt động đầu tư tài chính: Hoạt động đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư về vốn vào các doanh nghiệp khác với mục đích kiếm lời. Thuộc hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các hoạt động như: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty liên doanh đồng kiểm soát, đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn khác."

“Hoạt động khác: Đây là các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, cụ thể bao gồm: Hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; hoạt động từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; hoạt động liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu; hoạt động biếu tặng quà bằng tiền, hiện vật của các cá nhân, tổ chức tặng doanh nghiệp….”

Cách phân loại này sẽ giúp doanh nghiệp sẽ xác định được kết quả kinh doanh của từng hoạt động tương ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán trong việc ghi nhận chi phí, doanh thu, thu nhập theo từng hoạt động, làm căn cứ để đánh giá hiệu quả theo từng hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành.

* Phân loại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ theo mối quan hệ với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được tiến hành phân loại như sau:

Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Phản ánh lợi nhuận của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ và giá vốn hàng bán.

“Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: “Phản ánh lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) (doanh thu hoạt động tài chính – chi phí tài chính) trừ (-) chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.”

Lợi nhuận khác: Phản ánh lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được tính = Thu nhập khác- chi phí khác

Phân loại theo cách này giúp cho kế toán có căn cứ để thu thập thông tin lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhanh chóng, kịp thời. Từ đó, xác định kết quả lãi lỗ theo từng hoạt động một cách nhanh chóng chính xác.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ long việt (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)