ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Và Định Hướng Sử Dụng Đất Đồi Núi Trên Địa Bàn Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 36)

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên các loại hình sử dụng đất đồi núi 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: UBND huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: từ tháng 14/08/2017 - 12/11/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đồi núi của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - Quan điểm sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình

- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng đất bền vững. Đề xuất, định hướng các giải pháp sử dụng đất hiệu quả.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Các nội dung của để tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, của huyện Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên để đưa ra các kết luận. Nguồn tài liệu bao gồm:

3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra, cụ thể như sau:

a, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện tại phòng TN &MT huyện Phú Bình.

b, Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai (đất đồi núi) trên địa bàn huyện Phú Bình

Thu thập số liệu về hiện trạng sử dụng đất năm 2017 trên địa huyện Phú Bình tại phòng TN&MT huyện. Các tài liệu, số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất của thị xã từ khi áp dụng Luật Đất đai 2003 và đến nay khi có Luật Đất đai 2013 được thu thập tại VP đăng ký QDS đất, phòng TN&MT huyện.

3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài.

Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau:

Cơ sở chọn mẫu điều tra:

Đề tài sẽ chọn 30 hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Phú Bình để điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

-Phương pháp phát phiếu điều tra trực tiếp:

Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã điều tra các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng dụng đất đồi núi ổn định trên địa bàn huyện. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và

chính xác. Chúng tôi phỏng vấn một số đối tượng sử dụng đất theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

-Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, chúng tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều hơn vấn đề mới quan trọng và thú vị.

3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p1.q1 +p2.q2+...+pn.qn

Trong đó:

+ q: khối lượng của từng sản phẩm được sản xuất/ ha/ năm.

+ p: giá của rừng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

- Thu nhập thuần (N): N= T - CSX

Trong đó:

+ N là thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/năm.

+ Csx là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm.

- Hiệu quả đồng vốn: Hv=T/Csx

- Giá trị ngày công lao động: HLd=N/số ngày công lao động/ha/năm.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

3.4.3.2. Hiệu quả xã hội

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm của các kiểu sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

- Hiệu quả của việc đầu tư tiền vốn trong sản xuất của các kiểu sử dụng đất.

3.4.3.3. Hiệu quả môi trường

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có số liệu phân tích các mẫu đất, nước và nông sản phẩm trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường của các kiểu sử dụng đất hiện tại như:

- Mức sử dụng phân bón, đặc biệt là phân hoá học.

- Phương pháp sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và thuốc diệt cỏ. Trong quá trình sản xuất, do sử dụng hệ thống cây trồng khác nhau sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu - Phương pháp thống kê:

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel, phân nhóm phân tích tương quan giữa các yếu tố về tình hình sử dụng đất, mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất…

- Phương pháp tiếp cận:

Tiếp cận vĩ mô từ trên xuống, tiếp cận vi mô từ dưới lên. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của huyện Phú Bình, quy hoạch của các ngành, vùng có liên quan hoặc có ảnh hưởng đến việc sử

dụng đất của các tổ chức kinh tế. Căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị

trấn; quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn huyện Phú Bình để tổng hợp, phân tích các vấn đề sử dụng đất.

- Phương pháp tổng hợp:

Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi ta sử dụng các phương pháp có được thành một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

- Phương pháp kế thừa: Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn huyện Phú Bình, các tài liệu có liên quan đến việc sử dụng đất đai.

Phần 4

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Và Định Hướng Sử Dụng Đất Đồi Núi Trên Địa Bàn Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)