Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
4.4.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau.
Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về
các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động. Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất.
Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được xác định:
- Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của huyện.
- Xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất.
Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của đất sản xuất nông nghiệp trên đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của LUT (tính cho 1 đơn vị ha)
STT LUT
Giá trị sản xuất
(1000đ)
Chi phí sản xuất
(1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả sử
dụng vốn (lần)
Giá trị ngày công LĐ
(1000đ) 1 Ngô xuân - Ngô đông 54.776 37.631 17.145 1.46 147
2 Ngô xuân - Rau 70.659 43.377 27.282 1.63 129
3 Đậu tương - Ngô xuân 52.106 25.389 26.717 2.05 149 4 Đậu tương - Lạc 59.602 17.509 42.093 3.40 130 5 Rau - Khoai lang 72.600 38.915 33.685 1.87 123
6 Sắn 53.896 11.736 42.160 4,59 80
7 Mía 31.394 12.785 18.609 2,46 40
8 Vải 47.644 17.250 30.394 2,76 68
9 Nhãn 42.021 14.640 27.381 2,87 62
10 Na 158.400 29.970 128.430 5,29 145
11 Xoài 53.200 19.120 33.880 2,77 83
12 Chè 117.910 50.280 67.630 2,35 75
(Nguồn: Số liệu điều tra) Bảng 4.6 cho thấy
- Trong các cây trồng chính của đất sản xuất nông nghiệp thì cây na được đánh giá đem hiệu quả kinh tế cao nhất với hiệu quả sử dụng vốn là 5,29 lần. Giá trị sản xuất là 158.400.000 đồng/ha, chi phí sản xuất là 29.970.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 128.430.000 đồng/ha.
- Sắn có giá trị sản xuất là 53.896.000 đồng/ ha, chi phí sản xuất là 11.736.000 đồng/ha, thu nhập thuần là 42.160.000 đồng/ha với hiệu quả sử dụng vốn tương đối cao là 4,59 lần.
- Đậu tương - Lạc có giá trị sản xuất là 59.602.000 đồng/ha, chi phí sản xuất là 17.509.000 đồng/ha, thu nhập thuần là 42.093.000 đồng/ha với hiệu quả sử dụng vốn là 3,40 lần
- Vải có giá trị sản xuất là 47.644.000 đồng/ ha, chi phí sản xuất là 17.250.000 đồng/ha, thu nhập thuần là 30.394.000 đồng/ha với hiệu quả sử dụng vốn tương đối thấp là 2,76 lần.
Bảng 4.7: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
(Tính bình quân/1ha) Chỉ tiêu
Mức
Giá trị sản xuất (1000đ)
Chi phí trực tiếp
(1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Công lao động (1000đ/
ngày công)
Hiệu quả đồng vốn
(lần) RC (rất cao) >150.000 >100.000 >65.000 >150 >1,5
C (cao) 100.000-
150.000
70.000- 100.000
40.000-
65.000 120-150 1,3-1,5 TB (trung bình) 50.000-
100.000
50.000- 70.000
30.000-
40.000 80-120 1,1-1,3
T (thấp) 10.000-
50.000
30.000- 50.000
20.000-
30.000 40-80 0,90-1,1 RT(rất thấp) <10.000 <30.000 <20.000 <40 <0,90
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất
Kiểu sử dụng đất
Giá trị sản xuất
(GO)
Chi phí trực tiếp
(Ic)
Thu nhập thuần (NVA)
GT ngày công LĐ (1000đ/
ngày công)
Hiệu quả đồng vốn
(lần)
1000đ Mức 1000đ Mức 1000đ Mức 1000đ Mức Lần Mức Ngô xuân - Ngô
đông 54.776 TB 37.631 T 17.145 RT 147 C 1.46 C Ngô xuân - Rau 70.659 TB 43.377 T 27.264 T 129 C 1.61 RC Đậu tương - Ngô
xuân 52.106 TB 25.389 RT 26.717 T 149 C 2.775 RC Đậu tương - Lạc 59.602 TB 17.509 RT 42.093 C 130 C 3.58 RC Rau - Khoai lang 72.600 TB 38.915 T 33.667 TB 123 C 1.885 RC Sắn 53.896 TB 11.736 RT 42.160 C 80 TB 4.59 RC Mía 31.394 T 12.785 RT 18.609 RT 40 T 2.46 RC
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
- Với 7 kiểu sử dụng đất đặc trưng cho các cây trồng cạn, đây là vùng mà nước tưới không có khả năng đến được hoặc có tưới nhưng rất hạn chế, canh tác dựa chủ yếu vào nước trời. Kiểu sử dụng đất có ưu thế về giá trị sản xuất là Ngô xuân - rau và Rau - khoai lang cho giá trị sản xuất 70,659 và 72,6 triệu đồng/năm, tuy nhiên kiểu sử dụng đất cho hiệu quả đồng vốn cao nhất là chuyên sắn và Đậu tương - lạc với hiệu quả đồng vốn là 4,59 và 3,58. Kiểu sử dụng đất Chuyên mía cho hiệu quả kinh tế thấp nhất với giá trị sản xuất là 31,394 triệu đồng/năm, thu nhập hỗn hợp 18,609 triệu đồng/năm được trồng trên đất vườn đồi chuyển đổi từ vườn tạp không có hiệu kinh tế, mặc dù giá trị
sản xuất không cao nhưng góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình. Các kiểu sử dụng đất Đậu tương - ngô xuân, Ngô xuân - rau và Rau - khoai lang cũng cho hiệu quả kinh tế tương đối cao.
Mặt khác, các loại cây ăn quả trên cần được quan tâm đầu tư chăm sóc tốt hơn để cho năng suất, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp... tăng sức cạnh tranh trên thị trường sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, chiếm ưu thế so với các cây trồng khác. Thực tế sản xuất đã chứng tỏ khả năng phát triển các loại cây ăn quả này trong vùng, hay nói cách khác điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu của vùng phù hợp với yêu cầu của những loại cây ăn quả: vải, nhãn, na, xoài...
Hiệu quả kinh tế của đất sản xuất lâm nghiệp
Bảng 4.9 thể hiện kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế của một số loại cây điển hình được trồng trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình.
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính trên đất lâm nghiệp
STT LUT
Giá trị sản xuất
(1000đ)
Chi phí sản xuất
(1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả sử dụng vốn (lần)
Số công lao động
(ngày) 1 Keo tai tượng 56.340 21.350 34.990 2,64 605
2 Keo lá tràm 54.130 23.770 30.360 2,28 530
3 Mỡ 25.160 16.100 9.060 1,56 350
4 Bạch đàn trắng 42.170 20.320 21.850 2,08 700
5 Bạch đàn đỏ 45.255 26.455 18.800 1,71 580
6 Bạch đàn lá liễu 52.760 32.980 19.780 1,60 605 (Nguồn: Phiếu điều tra nông hộ)
Bảng 4.9 cho thấy LUT4 gồm nhiều loại cây trồng trong đó: Keo, Bạch Đàn và Mỡ là ba loại cây trồng chính trên đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. Trong đó:
- Keo Tai Tượng là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất với hiệu quả sử dụng vốn là 1,64 lần. Giá trị sản xuất là 56.340.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 21.350.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 34.990.000 đồng/ha.
- Keo Lá Tràm là cây đem lại hiệu quả kinh tế thứ hai với hiệu quả sử dụng vốn là 1.28 lần. Giá trị sản xuất là 54.130.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 23.770.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 30.360.000 đồng/ha.
- Bạch Đàn Trắng có giá trị sản xuất là 42.170.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 20.320.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 21.850.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 1.08 lần.
- Bạch Đàn Đỏ có giá trị sản xuất là 45.255.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 26.455.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 18.800.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 0.71 lần.
- Bạch Đàn Lá Liễu có giá trị sản xuất là 52.760.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 32.980.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 19.780.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 0,60 lần.
- Mỡ giá trị sản xuất là 25.160.000 đồng/ha, Chi phí sản xuất là 16.100.000 đồng/ha và thu nhập thuần là 9.060.000 đồng/ha và hiệu quả sử dụng vốn là 0,56 lần.
Trong các loại hình sử dụng đất, đất trồng rừng sản xuất (LUT 4) đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất (2,2 lần) so với các loại hình sử dụng đất khác, tuy nhiên hiệu suất được đánh giá vẫn là thấp do chi phí sản xuất cao
Với các kiểu sử dụng của cây chuyên màu chỉ chỉ là cây trồng đảm bảo ổn định đời sống, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, chưa được xác định là cây làm giàu.
4.4.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội hiện nay phải thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực và nguồn lực của địa phương được phát huy, đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân về việc ăn mặc và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá
của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.
Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Để đánh giá khái quát khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ cho mục đích nông nghiệp về mặt xã hội đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau:
Giá trị sản xuất trên lao động nghề nông và lâm nghiệp, mức độ chấp nhận của xã hội, khả năng sản xuất hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường, thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo…
Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương.
Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội của LUT
TT LUT
Đảm bảo an ninh lương
thực
Đáp ứng nhu cầu nông hộ
Giảm tỷ lệ đói nghèo
Thu hút lao động 1 Chuyên rau - Màu
- Cây CNNN *** *** *** ***
2 Cây ăn quả ** *** *** ***
3 Cây CN lâu năm ** ** *** ***
4 Rừng trồng * ** ** **
5 Nuôi cá *** *** ** **
(Nguồn: Điều tra nông hộ)
Cao: *** Trung bình: ** Thấp: *
4.4.3. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ
môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài.
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản
xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ
thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm:
hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dung tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
Bảng 4.11: Hiệu quả môi trường của LUT
STT LUT
Tỷ lệ che phủ
Khả năng bảo vệ,
cải tạo đất
Ảnh hưởng của thuốc
BVTV
1 Chuyên rau - Màu - Cây CNNN * * **
2 Cây ăn quả *** *** ***
3 Cây CN lâu năm *** *** *
4 Rừng trồng *** *** *
5 Nuôi cá * ** *
(Nguồn: Điều tra nông hộ)
Cao: *** Trung bình: ** Thấp: *
Bảng 4.11 cho thấy trong các loại hình sử dụng đất trên đất đồi núi đất trồng cây ăn quả đem hiệu quả môi trường thấp nhất bởi trong tất cả các loại hình sử dụng đất trên đây là loại hình chịu sự ảnh hưởng của thuốc bảo vệ
thực vật nhiều nhất, còn các loại hình sử dụng đất còn lại được đánh giá là đem lại hiệu quả môi trường khá cao vì hầu hết là các loại hình sử dụng đất để trồng rừng nên có tỷ lệ che phủ và khả năng bảo vệ, cải tạo đất cao.