2.3. Khái quát công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Công tác bồi thường và GPMB của một số nước trên thế giới
Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu hộ dân và người dân, người bị ảnh hưởng không những không hạn chế về số lượng mà còn có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và đó là vấn đề sống còn của họ.
2.3.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Theo kinh nghiệm của các tổ chức Ngân hàng quốc tế thì “...chìa khoá dẫn tời việc bồi thường tái định cư hợp lý là chấp nhận và thực hiện chính sách phát triển mà con người là trung tâm chứ không phải là chính sách bồi thường vật chất...” . Vì vậy, mục tiêu chính sách bồi thường tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là việc bồi thường tái định cư sẽ được giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để giúp người bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năng thu nhập và mức độ sản xuất như trước khi có dự án. Các biện pháp phục hồi được cung cấp là bồi thường theo giá trị thay thế nhà cửa và các kết cấu khác, bồi thường đất nông nghiệp là lấy đất đai có cùng hiệu suất và phải thật gần với đất đã bị thu hồi, bồi thường đất thổ cư có cùng diện tích được người bị ảnh hưởng chấp nhận, giao đất tái định cư với thời hạn ngắn nhất. Đối với đất đai và tài sản được bồi thường chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theo giá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạn bồi thường tái định cư hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện. Về quyền được tư vấn và tham gia của các hộ bị thu hồi đất, WB và ADB quy định các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường tái định cư của dự án phải thông đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến,
14
hợp tác và tìm mọi cách thoả mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồi thường tái định cư cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch. Kế hoạch giải toả đất được thực hiện sau khi đã hội ý với người bị thu hồi đất. Việc lập kế hoạch cho công tác bồi thường tái định cư được WB và ADB coi là điều bắt buộc trong quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ cộng tác của dự án. Kế hoạch bồi thường tái định cư phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể, cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hoà nhập được với cộng đồng mới. Để thực hiện các biện pháp này, nguồn tài chính và vật chất cho việc di dân luôn được chuẩn bị sẵn [2].
2.3.1.2. Công tác BT&GPMB ở Indonesia
Từ những năm 60 của thế kỷ XX ở Indonesia đã có luật về thu hồi đất và các đối tượng có liên quan tới đất,đó là luật số 20 năm 1961 phản ánh thực thi quyền lực thống trị của chính quyền. Mà đến những năm đầu của thập niên 70, theo luật cơ bản về đất đai của Chính phủ có thể thu hồi đất phục vụ lợi ích chung nếu bồi thường thoả đáng theo thủ tục do luật này qui định. Khả năng tái định cư đối với những người bị mất nhà cửa, thu nhập, phương tiện sống do Luật số 20 qui định và từ đó đến nay chính phủ Indonesia đã ban hành rất nhiều Nghị định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất và chế độ tái định cư cho những người bị mất đất.[20]
Di dân tái định cư, bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển của xã hội từ trước đến nay vẫn bị coi là sự hy sinh mà một số người phải chấp nhận vì lợi ích của số đông và lơi ích của cộng đồng. Vì vậy, khi Nhà nước bồi thường và tái định cư cần phải có phương châm thực hiện để áp dụng khi nhà nước thu hồi đất:
- Bồi thường tài sản thiệt hại, nghề nghiệp và thu nhập của người dân bị mất đất
15
- Hỗ trợ di chuyển trong đó có cấp và bố trí nơi ở mới với các dịch vụ và phương tiện phù hợp
- Trợ cấp, khôi phục để ít nhất người bị ảnh hưởng đạt hoặc gần đạt so với mức sống trước đó
- Đối với các dự án có di dân tái định cư, việc lập kế hoạch, thiết kế nội dung di dân là yếu tố không thể thể thiếu được ngay từ chu kỳ đầu tiên của việc lập dự án đầu tư. Những nguyên tắc thực hiện là:
+ Nghiên cứu kỹ phương án của các dự án mang tính khả thi để giảm tới mức tối đa việc di dân bắt buộc khi triển khai dự án
+ Người bị thu hồi đất phải được bồi thường và hỗ trợ để khôi phục cuộc sống kinh tế ở mức cao nhất với thời điểm trước khi có dự án
+ Đất đai, nhà cửa, cơ sở hạ tầng thích hợp và các loại bồi thường khác tương xứng phải được cấp cho người bị ảnh hưởng, chú trọng đến người dân bản địa, dân tộc thiểu số, nông dân
+ Người bị ảnh hưởng phải thông báo đầy đủ, được tham khảo ý kiến chi tiết về các bồi thường và tái định cư, phải được hỗ trợ ở mức cao nhất trong việc hoà nhập họ với dân cư địa phương, với cách thức tốt nhất là mở rộng lợi ích của dự án đến cả cộng đồng dân cư địa phương.
+ Chú ý các đối tượng chính sách, người nghèo nhất, trích một phần hỗ trợ cho những người không và chưa có những quyền lợi hợp pháp về đất đai, tài sản, những gia đình phụ nữ làm chủ. Đồng thời, sớm có kế hoạch xác định quyền lợi hợp pháp của họ, cố gắng hạn chế trường hợp coi lý do ngăn trở Bồi thường GPMB và tái định cư là việc thiếu quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp pháp.
+ Để không ngừng cải tiến hỗ trợ của các ngân hàng với các dự án trong lĩnh vực nhạy cảm này, cần chính thức thông qua và thực hiện một số chính sách bồi thường tái định cư bắt buộc. Chính sách này không thể thiếu trong việc nêu rõ các mục tiêu, phương pháp, định ra các tiêu chuẩn trong hoạt động của các tổ chức ngân hàng, mở ra một cách nhìn bao quát rõ ràng về các vấn đề đó và vận dụng thủ tục chính thức để giải quyết có hệ thống những khía cạnh này trong các hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức khác. [2]
16
2.3.1.3. Công tác BT&GPMB ở Trung Quốc
Trung Quốc, có thể nói mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư.
Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại. Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng. Để giải quyết nhà ở cho người dân khi giải phóng mặt bằng, phương thức chủ yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau:
- Một là, giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ;
- Hai là, giá đất tiêu chuẩn;
- Ba là, trợ cấp về giá cả.
Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở. Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể [1].
17
2.3.1.4. Chính sách bồi thường và tái định cư ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trên cơ sở các nguyên tắc sau: Thứ nhất, việc bồi thường do chủ dự án thực hiện. Thứ hai, chủ đầu tư phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân liên quan trước khi tiến hành xây dựng các công trình công cộng. Thứ ba, thực hiện bồi thường cho chủ đất phải bằng tiền mặt, sau đó mới bằng đất hoặc nhà ở xã hội. Thứ tư, thực hiện bồi thường áp dụng cho từng cá nhân.
Về thời điểm xác định giá bồi thường, đối với trường hợp thu hồi đất thông qua hình thức tham vấn thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời điểm các bên đạt được thỏa thuận đồng thuận về phương án bồi thường. Đối với trường hợp thu hồi đất thông qua hình thức cưỡng chế thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế. Việc xác định giá bồi thường không phải do chủ dự án thực hiện mà giao cho ít nhất hai cơ quan định giá độc lập (hoạt động theo hình thức doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần) thực hiện. Trường hợp chủ đất yêu cầu xác định lại giá bồi thường thì chủ dự án lựa chọn thêm một tổ chức tư vấn định giá đất thứ ba. Nếu giá trị định giá cao nhất và thấp nhất chênh lệch 10% hoặc nhiều hơn, sẽ phải có chuyên gia định giá khác thực hiện tiếp việc định giá, và từ đó, mức bồi thường sẽ được tính toán lại. Giá đất được lựa chọn làm căn cứ xác định bồi thường là giá trung bình cộng của kết quả định giá của hai hoặc ba cơ quan dịch vụ tư vấn về giá đất độc lập được chủ thực hiện dự án thuê định giá.
Đối với đất nông nghiệp, nếu bị thu hồi trước khi thu hoạch hoa màu, giá trị hoa màu đó sẽ được bồi thường. Khoản bồi thường được tính dựa trên số hoa màu thực tế được trồng tại thời điểm dự án được công bố và đủ để hỗ trợ người nông dân phục hồi lại việc sản xuất của mình. Khoản bồi thường được tính bằng 2 lần tổng thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp.[13]
18