Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Xuất Nhập Khẩu Bắc Mỹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẤN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU BẮC MỸ

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại Xuất Nhập Khẩu Bắc Mỹ

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU BẮC MỸ là công ty chuyên buôn bán các loại sắt thép

 Tên doanh nghiệp

 Tên giao dịch

:CÔN G TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU BẮC MỸ

CÔN G TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU BẮC MỸ

 Địa chỉ :Số 5/355 Tô Hiệu, Phường Trần Nguyên Hãn, Quận Lê Chân, Thành Phố Hải Phòng, Việt Nam

 Mã số thuế

 Vốn điều lệ

: 0201004290 : 2.000.000.000

 Số điện thoại

 Fax

:0225.8820288 :02258820898

 Người đại diện pháp lý : Ông Nguyễn Văn Dũng

 Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần

 Quy mô : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Công Ty Cổ Phần Thương Mại Xuất nhập khẩu Bắc Mỹ thành lập ngày 15 tháng 11 năm 2009

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0201004290 do Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.

-Thời gian đầu khi mới thành lập công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Bắc Mỹ có quy mô hoạt động nhỏ, đội ngũ công nhân ít , cơ sở trang thiết bị còn thiếu thốn . Kể từ đó cho đến nay, với sự nỗ lực của ban Giám Đốc cùng đội ngũ nhân viên công ty đã, đang và sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Sau 8 năm hoạt động công ty đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận.

- Năm 2009 thành lập công ty thương mại xuất nhập khẩu Bắc Mỹ với hoạt

động chuyên xuất nhập khẩu buôn bán các loại sắt thép cùng đội ngũ nhân sự gồm 10 người.

- Năm 2011 công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Bắc Mỹ đã trở thành công ty uy tín chuyên cung ứng sắt thép cho các đơn vị tại Hải Phòng.

- Năm 2013:Công ty đã mở rộng thị trường phân phối các loại sắt thép cho các đơn vị trên các tỉnh thành phía Bắc.

2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty

Ngành nghề chính của công ty là chuyên xấp nhập khẩu, buôn bán, nghiên cứu thị trường,cung ứng sắt thép các đơn vị khác.

2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán – tài chính

Phòng hành chính- nhân sự Sơ đồ 2.1:Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Chức năng của từng phòng ban

+Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lí của công ty, nhân danh công ty để đưa ra các quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ thực hiện của công ty.

Hội đồng quản trị quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, lý hợp đồng. chấm dứt hợp đồng với giám đốc và người quản lí quan trọng khác do điều lệ công ty quy định; Giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản lí quan trọng;...

Ban kiểm soát

+Ban giám đốc công ty:

- Là người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo chung đối với Công ty về các vấn đề như:

lập ra các định hướng phát triển của công ty, đồng thời giám sát bộ máy quản lý , các hoạt động kinh doanh , chính sách nhân sự, tài chính.

- Giám đốc có nhiệm vụ, quyền hạn cao nhất trong Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty.

+Phòng kinh doanh : Xây dựng kế hoạch kinh doanh, đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty, giải quyết và tập hợp các thủ tục cần thiết cho các nghiệp vụ mua hàng, bán hàng và tìm nguồn hàng cũng như các mối tiêu thụ hàng. Phối hợp với phòng kế toán để xác lập tình hình công nợ theo các hợp đồng kinh tế và việc thu nợ.

+Phòng Tài chính – Kế toán:

-Ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Theo dõi toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tê tài chính của công ty.

-Phản ánh tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ và kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm đưa doanh nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao.

-Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế theo quy định.

+Phòng Hành chính Nhân sự: Giải quyết các thủ tục nội bộ công ty, lên kế hoạch và thực hiện tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty, trợ giúp lãnh đạo trong việc đánh giá nhân sự , quan hệ lao động, phân công nhân sự.

2.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

Công ty áp dụng bộ máy kế toán theo mô hình tập trung,là bộ phận quản lý quan trọng không thể tách rời của công ty.Toàn bộ hoạt động liên quan đến vấn đề kinh tế,thu thập,xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của công ty,Đồng thời các số

liệu kế toán phải được xử lý theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

Ta có mô hình kế toán của công ty như sau:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:

+Kế toán trưởng: là người được bổ nhiệm đứng đầu phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những thông tin kế toán cung cấp.

-Kiểm tra giám sát các nghiệp vụ thu chi,thanh toán nợ.Kiểm tra việc quản lý,sử dụng tài sản tại đơn vị.

-Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.Phân tích thông tin,số liệu kế toán tại đơn vị.

-Tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế,tài chính đơn vị

+Kế toán tổng hợp: Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp,các định khoản nghiệp vụ phát sinh, sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.

-Lập báo cáo tài chính theo năm và các báo cáo giải trình chi tiết.

- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu. Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.

+Kế toán bán hàng:Ghi chép phản ánh kịp thời các thông tin giao nhận hàng hóa hàng ngày,kiểm tra số lượng,đơn giá của từng sản phẩm,đốc thúc công nợ và quản lý tiền hàng

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán bán

hàng Thủ quỹ

-Quản lý hợp đồng giao dịch với khách hàng,cập nhật giá và sản phẩm mới -Đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất,tồn vào cuối ngày.

+Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty,hàng ngày căn cứ vào phiếu thu chi do kế toán tiền mặt đưa sang để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt,ghi sổ phần thu chi.Cuối tháng cùng kế toán trưởng kiểm kê tiền mặt tại két.

2.1.5. Chế độ, phương pháp và hình thức kế toán áp dụng tại công ty

 Công ty áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC, ngày 26/08/2016 của BTC

 Kỳ kế toán: bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N dương lịch.

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).

 Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ

 Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Bình quân gia quyền cả kì

 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

 Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng

 Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung

Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ kế toán Số nhật kí chung chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp

Bảng cân đối TK

Báo cáo tài chính

Ghi chú: Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

- Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

-Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ sách chủ yếu:

+ Sổ nhật ký chung;

+ Sổ cái;

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

- Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký Chung:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối tài khoản. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối tài khoản phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)