2.4.1. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ Rhodamin B
CuK
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chuẩn bị thang chuẩn của RhB có nồng độ từ 1 ÷ 10 mg/l. Đo độ hấp thụ quang của dãy dung dịch trên ở bước sóng từ 400 – 700 nm. Giá trị cực đại của các mẫu được đo ở bước sóng 553 nm. Kết quả được chỉ ra ở hình 2.1 và bảng 2.2.
Hình 2.1.Phổ UV-Vis của dung dịch RhB ở các nồng độ khác nhau (a) và đường chuẩn xác định nồng độ của RhB (b)
Bảng 2.2. Số liệu xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ RhB
C(mg/l) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A 0,185 0,369 0,557 0,736 0,923 1,092 1,265 1,428 1,545 1,691
Vậy phương trình đường chuẩn xác định nồng độ RhodaminB có dạng: y=
0,16907x +0,0492 với độ hồi qui R2 =0,996.
2.4.2. Khảo sát thời gian đạt cân bằng hấp phụ
Chuẩn bị bình tam giác 250 mL, thêm vào đó 100 mL dung dịch RhB có nồng độ 9,98 mg/l ( pH = 7) và 100 mg mẫu ZF50. Khuấy mẫu trên máy khuấy từ ở nhiệt độ phòng trong bóng tối, sau 10 phút trích mẫu dung dịch, rồi đo độ hấp thụ quang ở bước sóng từ 400 – 700 nm. Từ giá trị độ hấp thụ cực đại, dựa vào đường chuẩn xác định được các giá trị nồng độ RhB tương ứng. Hiệu suất hấp phụ RhB của vật liệu được xác định bằng công thức sau:
0 t
0
C - C
H%= 100%
C (2.1)
Trong đó: Co là nồng độ của RhB ban đầu (mg/l).
Ct là nồng độ của RhB sau các khoảng thời gian t (mg/l).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.4.3. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng
Chuẩn bị các bình tam giác 250 mL, mỗi bình chứa 100 mL dung dịch RhB 10 mg/l vào 100 mg vật liệu ZnO, ZF10 ÷ZF50.
Khuấy các mẫu ở nhiệt độ phòng trong bóng tối 30 phút để đạt cân bằng hấp phụ rồi trích 5 mL mẫu, đem li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang. Sau đó thêm 1 ml H2O2 vào dung dịch còn lại. Các mẫu được khuấy tiếp trong thời gian 240 phút và chiếu sáng bằng đèn led (P = 30W, > 420 nm). Cứ sau 30 phút trích 5 mL mẫu , đem li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang. Độ hấp thụ quang của các mẫu ở bước sóng từ 400 -700 nm.
Từ giá trị độ hấp thụ quang cực đại, dựa vào đường chuẩn để tính nồng độ RhB của các mẫu. Hiệu suất phân hủy của RhB được xác định bằng công thức sau:
0 t
0
C - C
H%= 100%
C (2.2)
Trong đó: C0 là nồng độ của RhB sau khi đạt cân bằng hấp phụ (mg/l).
Ct là nồng độ của RhB sau các khoảng thời gian t (mg/l).
2.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng vật liệu
Chuẩn bị 4 bình tam giác 250 mL, mỗi bình chứa 100mL dung dịch RhB nồng độ 10 mg/l và vật liệu ZF50 với khối lượng thay đổi từ 25 mg đến 100 mg.
Khuấy các mẫu ở nhiệt độ phòng trong bóng tối 30 phút để đạt cân bằng hấp phụ rồi trích 5 mL mẫu, đem li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang. Thêm 1mL H2O2 vào hỗn hợp còn lại, chiếu đèn led và khuấy tiếp trong thời gian 240 phút. Cứ sau 30 phút trích 5 mL mẫu, đem li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 400-700 nm. Hiệu suất phân hủy của RhB được xác định bằng công thức 2.2.
2.3.5. Khảo sát ảnh hưởng của H2O2
Chuẩn bị 4 bình tam giác 250 mL, mỗi bình chứa 100mL dung dịch RhB nồng độ 10 mg/l và 50 mg vật liệu ZF50.
Khuấy các mẫu ở nhiệt độ phòng trong bóng tối 30 phút để đạt cân bằng hấp phụ rồi trích mẫu, đem li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang. Thêm vào các mẫu H2O2 30% với thể tích thay đổi từ 1,0 ÷ 2,5 mL. Mẫu được khuấy, chiếu sáng bằng đèn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn led trong thời gian 240 phút. Cứ sau 30 phút trích 5 mL mẫu , đem li tâm lọc bỏ chất rắn, đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 400-700 nm. Hiệu suất phân hủy của RhB được xác định bằng công thức 2.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3