Nhân tố nội tại ngành

Một phần của tài liệu Phân Tích Thực Trạng Xuất Khẩu Chè Việt Nam Sang Trung Quốc (20162018) (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ SANG TRUNG QUỐC

3.1 Nhân tố nội tại ngành

3.1.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất xuất khẩu:

- Về quy mô sản xuất chè nguyên liệu:

Hiện nay chè được trồng chủ yếu ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với quy mô dao động từ 123 – 133 nghìn ha (bảng 2). Với diện tích trồng chè lớn, sản lượng sản xuất chè của nước ta luôn nằm trong top đầu của thế giới.

Tuy nhiên năm 2018, diện tích gieo trồng chè ghi nhận giảm hơn 7% so với năm 2016 do vùng trồng chè Yên Bái và một số tỉnh vùng núi phía Bắc giảm diện tích trồng chè, tăng diện tích trồng cây có múi (chủ yếu là cam)3. Dẫn đến sản lượng chè búp tươi nguyên liệu thu hoạch giảm so với trước đó, chỉ còn 987.3 nghìn tấn. (bảng 3.1)

Bảng 3.1 Diện tích giao trồng chè và sản lượng chè búp tươi thu hoạch giai đọan 2016 - 2018

2016 2017 2018

Diện tích gieo

trồng (nghìn ha) 133.44 129.30 123.70

Sản lượng chè búp tươi nguyên liệu (nghìn tấn)

1022.90 1040.80 987.30

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2020

Một nguyên nhân sâu xa nữa là do giá chè bán ra liên tục bị ép giá do chất lượng không ổn định, nhiều nông dân không chịu được lỗ nên dần bỏ chuyển sang trồng các cây ăn quả khác.

- Năng suất thu hoạch và chế biến:

3 Theo Tổng cục Thống kê, 2020

Về năng suất thu hoạch, phương pháp canh tác còn lạc hậu nên năng suất thu hoạch chè búp nguyên liệu thuộc loại trung bình, dao động ở mức xấp xỉ 8 tấn/ ha. (Bảng 3.2) Bảng 3.2 Năng suất thu hoạch chè mỗi năm và trung bình 3 năm giai đoạn 2016 - 2018

2016 2017 2018 Trung bình 3 năm

Năng suất thu

hoạch (tấn/ha) 7.67 8.05 7.98 7.90

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Tổng cục Thống kê, 2020

Về năng suất chế biến, theo Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, đến năm 2018, nước ta có khoảng 500 cơ sở sản xuất, chế biến chè nguyên liệu nhưng năng suất còn hạn chế khi công suất chế biến chỉ đạt 500.000 tấn chè khô/ năm, không đủ đáp ứng sản lượng thu hoạch gấp đôi.

- Chất lượng chè nguyên liệu:

Theo thông tin từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), hiện nay các tỉnh sản xuất chè chủ yếu đã tiến hành quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn theo quy định của Chính phủ, đồng thời mở rộng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho các vùng nguyên liệu.

Đây là một tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho ngành chè, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu chè chất lượng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực cải thiện nguồn nguyên liệu, vẫn còn những bất cập xoay quanh khâu sản xuất. Cụ thể, phần lớn chè nguyên liệu được cung cấp từ hộ sản xuất nhỏ lẻ của người nông dân – những người chủ yếu trồng trọt dựa trên kinh nghiệm, thiếu kiến thức về khoa học, không tuân thủ những tiêu chuẩn đặt ra từ Cơ quan quản lý – nên chất lượng chè nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn, điển hình là tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), chè nguyên liệu hiện nay đang gặp tình trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao do sử dụng thuốc tùy tiện, dùng thuốc ngoài danh mục hướng dẫn.

Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNN), có 49% nông dân trồng chè được hỏi cho biết họ sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật có nồng độ cao hơn so với

hướng dẫn; 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc, 14% nông dân trộn hỗn hợp 3 loại thuốc khi phun; gần 50% nông dân phun 7 lần trên 1 vụ (cao hơn tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNNT). Trong khi đó, hầu hết nông dân đều không biết việc phối trộn và lạm dụng thuốc này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên so với tiêu chuẩn. Điều này dẫn đến chất lượng nguyên liệu chè dù được cải thiện, nhưng vẫn còn không ổn định và không đủ đáp ứng mục tiêu xuất khẩu.

3.1.2 Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất

Hiện nay sản phẩm chè chất lượng cao của Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn đang chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ so với nhu cầu. Nguyên nhân do công nghệ chế biến chè của cả nước còn thủ công, lạc hậu khiến chất lượng khó bảo đảm.

Ngoài ra, công suất của các cơ sở công nghiệp chế biến không cao. Các nhà máy có quy mô sản xuất lớn (công suất 30 tấn búp tươi/ngày) chiếm chưa đến phân nửa công suất chế biến công nghiệp; còn lại là các nhà máy có quy mô vừa (10 - 28 tấn búp tươi/ngày), các cơ sở chế biến nhỏ (công suất chỉ 3 tấn búp tươi/ngày) và các hộ chế biến nhỏ lẻ, tự chế biến và sơ chế (Theo Trung tâm Chứng nhận Phù hợp – Bộ Khoa học Công nghệ).

3.1.3 Xúc tiến thương mại

Theo Thông tin từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc tạo lập các diễn đàn kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp hai bên, nhằm thúc đẩy nông sản Việt có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách ổn định thông qua con đường chính ngạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường lớn nhất thế giới này.

Theo đó, chè Việt Nam cùng với các mặt hàng khác, do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất sẽ được đưa sang một số tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam, Côn Minh, Quảng Tây để quảng bá, giao thương, kết nối với các đối tác nhập khẩu tiềm năng Trung Quốc.

Ngoài ra, đại diện một số tỉnh của Việt Nam sẽ phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại trao đổi ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển thương mại với Sở Thương mại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

3.3.4 Chất lượng chè xuất khẩu

Về phía cấp quản lý, theo Ban Quản lý Dự án phát triển chè (Sở NN&PTNT Thái Nguyên), hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh nâng cao chuỗi giá trị chè. Một trong những phương pháp để cải thiện là thông qua ứng dụng dòng chế phẩm bảo vệ thực vật và chế phẩm vi sinh xử lý phế thải đồng ruộng trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại một số vùng chè trọng điểm. Việc nâng cao chuỗi giá trị sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn cao của các nước nhập khẩu chè lớn trên thế giới. Ngoài ra, Hiệp hội chè Việt Nam cũng đang phối hợp với Tổ chức Phát triển bền vững Hà Lan để nâng cao chất lượng sản phẩm chè Việt Nam, phù hợp với các tiêu chuẩn thế giới và chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ; từ đó, nâng cao lợi ích của tất cả các thành phần tham gia chuỗi giá trị.

Về phía doanh nghiệp, theo Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (thuộc Bộ Khoa học Công nghệ) 100% doanh nghiệp chè Việt đã ý thức được việc áp dụng các chuẩn thông thường là ISO và HACCP. Ngoài ra, theo Hiệp hội Chè Việt Nam, thời gian qua các doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu định hướng sản xuất chè bền vững đạt các chứng nhận quốc tế cao cấp hơn như Organic, Rainforest Alliance, Fairtrade.

Tuy nhiên cũng theo kết quả điều tra của Trung tâm này, tỷ lệ đạt chứng nhận chưa cao:

chỉ 30% doanh nghiệp áp dụng các chứng nhận quốc tế về sản xuất bền vững và an toàn như VietGap, UTZ, RFA…

3.1.5 Lợi thế so sánh ngành RCA

Chỉ tiêu RCA được sử dụng tương đối rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu về xuất nhập khẩu để đánh giá lợi thế so sánh của một ngành của một quốc gia.

Công thức tính RCA của chè Việt Nam như sau:

𝑅𝐶𝐴!"è %&ệ( )*+ = 𝑥!"è %&ệ( )*+⁄𝑋%&ệ( )*+

𝑥!"è ("ế -&ớ&⁄𝑋("ế -&ớ&

Trong đó:

• 𝑅𝐶𝐴!"è %&ệ( )*+ là lợi thế so sánh trong xuất khẩu chè của Việt Nam

• 𝑥!"è %&ệ( )*+ và 𝑥!"è ("ế -&ớ& lần lượt là giá trị xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) của chè Việt Nam và thế giới.

• 𝑋%&ệ( )*+ và 𝑋("ế -&ớ& lần lượt là tổng giá trị xuất khẩu (tổng kim ngạch xuất khẩu) của Việt Nam và thế giới.

Bảng 3.3 Lợi thế so sánh ngành chè Việt Nam giai đoạn 2016 - 2018

2016 2017 2018

Kim ngạch xuất khẩu chè của

Việt Nam (triệu USD) 217.18 227.12 217.10

Tổng kim ngạch xuất khẩu

của Việt Nam (triệu USD) 176580.79 215118.61 243697.32 Kim ngạch xuất khẩu chè của

thế giới (triệu USD) 7013.61 8010.49 7734.05

Tổng kim ngạch xuất khẩu

của thế giới (triệu USD) 15881885.75 17550866.22 19284580.10

𝑹𝑪𝑨𝒄𝒉è 𝑽𝒊ệ𝒕 𝑵𝒂𝒎 2.70 2.31 2.22

Nguồn dữ liệu: Tổng cục Hải quan và Trademap, 2020

Có thể thấy, nước ta có lợi thế só sánh trong ngành chè khi giá trị RCA đều > 1 trong giai đoạn 2016 – 2018. Riêng năm 2016, ngành chè có lợi thế so sánh rất cao khi RCA đạt 2.7 > 2.5. Tuy nhiên, lợi thế rất cao đó không duy trì được ở các năm tiếp theo mà có xu hướng giảm dần qua các năm.

Một phần của tài liệu Phân Tích Thực Trạng Xuất Khẩu Chè Việt Nam Sang Trung Quốc (20162018) (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)