Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Phân Tích Thực Trạng Xuất Khẩu Chè Việt Nam Sang Trung Quốc (20162018) (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ SANG TRUNG QUỐC

3.4 Các nhân tố khác

3.4.1 Đối thủ cạnh tranh quốc tế - Đối thủ cạnh tranh nội địa

Bản thân chè nội địa Trung Quốc đã là một đối thủ “đáng gờm” của chè Việt Nam vì nước này được xem là cái nôi của văn hóa chè với hơn 5000 năm phát triển. Quan trọng nhất là chất lượng chè của Trung Quốc đang được nâng cao. Theo Vụ Trưởng vụ Quản lý Gíam sát chất lượng sản phẩm (thuộc Bộ NN&PTNT Trung Quốc) Tiên Phóng, ngành chè nước này trong vài năm gần đây đang phát triển ổn định, hoàn thiện kết cấu sản phẩm và nâng cao chất lượng. Nhờ đó, tỷ lệ đạt chuẩn kiểm định đối với chè cả Trung Quốc đạt đến 97,2%. Nhờ chất lượng tốt và an toàn cho sức khỏe, chè Trung Quốc rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước.

- Đối thủ cạnh tranh khác

Trung Quốc cũng nhập khẩu chè từ nhiều quốc gia khác. Trong đó Sri Lanka, Ấn Độ và Kenya là 3 đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam do đây cũng là một trong những quốc gia có sản lượng xuất khẩu dẫn đầu thế giới.

Hình 3.1 Cơ cấu các quốc gia xuất khẩu chè sang Trung Quốc theo kim ngạch năm 2018

Nguồn: OEC (Đài Quan sát Phức tạp Kinh tế)

Ấn Độ

Với điều kiện khí hậu thích hợp, những năm gần đây, Ấn Độ liên tục đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè. Về chất lượng, ngay từ năm 2009, Cơ quan Liên chính phủ thuộc Tổ chức Nông Lương Thế giới (CFC) và Tổ chức Chè ấn Độ đã cùng tiến hành thực hiện Dự án phát triển chè sạch tại Ấn Độ. Mục tiêu của Dự án là phát triển

công nghệ, kỹ năng và các hệ thống sản xuất chè sạch, giúp các nhà sản xuất chè Ấn Độ thâm nhập vào các thị trường như Trung Quốc và đòi hỏi chất lượng cao hơn EU.

Nhờ vậy, chất lượng và sản lượng chè của Ấn Độ ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Sri Lanka:

Chè là một trong những mặt hàng thu ngoại tệ lớn nhất của Sri Lanka, đủ thấy độ nổi tiếng của quốc gia này trong xuất khẩu chè. Bên cạnh các loại chè truyền thống như chè đen, chè xanh,.. quốc gia này còn nổi tiếng với các thương hiệu chè riêng như chè Ceylon, chè Tích Lan.

Kenya:

Chè Kenya lại nổi tiếng với chuỗi cung ứng đầy hiệu quả từ việc trồng, sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là marketing sản phẩm. Hệ thống tổ chức cũng như phương pháp tiêu thụ chè ở Kenya đều thông qua Cơ quan phát triển chè Kenya, giúp chè nước này tìm được đầu ra dễ dàng.

3.4.2 Xu hướng tiêu dùng trên thế giới

Về nhu cầu, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) dự báo trong trung hạn, tiêu thụ và sản xuất chè toàn cầu sẽ tăng trong thập kỷ tới, do thu nhập của người tiêu dùng tăng và nỗ lực đa dạng hóa các loại đồ uống. Trong đó, tiêu thụ và sản xuất chè thế giới sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhu cầu tăng mạnh ở Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là hai thị trường điển hình có mức tiêu thụ tăng nhanh, có thể khiến cầu vượt cung ngày càng xa, dẫn tới giá trên thị trường nội địa tăng.

Tuy nhiên về thị hiếu, mấy năm qua thị trường chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về thói quen thưởng trà của người tiêu dùng. Trước đây người tiêu dùng thích uống trà truyền thống trong bữa sáng, là chè đen hoặc chè xanh ướp hương. Tuy nhiên hiện nay có 2 phân khúc đang phát triển rất mạnh, đó là chè thảo mộc và chè chế biến thủ công (theo cách truyền thống, từ bàn tay của những nghệ nhân). Sở dĩ chè thảo mộc lên ngôi là bởi nó được đánh giá là đồ uống có lợi cho sức khỏe, với những tác dụng như giảm stress, chống viêm, thải độc, tốt cho tiêu hóa.

3.4.3 Rào cản kỹ thuật

Năm 2018, Trung Quốc tiếp hành sáp nhập hệ thống kiểm dịch vào Tổng cục Hải quan để đồng bộ hóa các biện pháp được ban hành về kiểm nghiệm và kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác. Việc siết chặt các quy định về kiểm nghiệm là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu nông sản chung của Việt Nam sang Trung Quốc bị chững lại và giảm trong 02 năm trở lại đây sau nhiều năm tăng trưởng khá.

Kết luận chương 3

Chương 3 đã chỉ ra và phân tích mức độ ảnh hưởng đến xuất chè của Việt Nam từ các nhân tố nội tại ngành, môi trường bên trong và môi trường thế giới. Những nhân tố được nêu ở chương này chính là cơ sở để đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển chè ở chương sau.

Một phần của tài liệu Phân Tích Thực Trạng Xuất Khẩu Chè Việt Nam Sang Trung Quốc (20162018) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)