Những công trình đánh giá về những giá trị và những hạn chế về mặt triết học trong tư tưởng chính trị - xã hội của karl popper

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị xã hội của karl raimund popper những giá trị và hạn chế về mặt triết học (Trang 24 - 27)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.3. Những công trình đánh giá về những giá trị và những hạn chế về mặt triết học trong tư tưởng chính trị - xã hội của karl popper

1.3.1. Những công trình đánh giá những giá trị về mặt triết học trong tư tưởng chính trị - xã hội của Karl Popper

Tác giả Lương Đình Hải trong “Karl Popper - xã hội mở và những kẻ thù của nó” [24], cho rằng việc nghiên cứu các quan điểm của Popper, có thể giúp chúng ta hiểu sâu thêm nhiều luận điểm của triết học Mác và toàn bộ chủ nghĩa Mác nói chung, đồng thời hiểu rõ hơn cả những quan điểm của các nhà mácxít đương đại.

Đương nhiên, không thể đồng ý với Popper trên rất nhiều điểm về lịch sử loài người, về xã hội, về lập trường và cách lập luận của ông, nhưng việc đọc ông giúp chúng ta hình thành nên trong tư duy của mình cách nhìn hai mặt, suy tư bằng hai con mắt, hai lỗ tai và bằng tư duy hai chiều, có phê phán, với tất cả những gì mà chúng ta đã học. Việc đó, một mặt, làm cho chúng ta hiểu sâu hơn các nguyên lý của chủ nghĩa Mác; mặt khác, hiểu sâu thêm cả những tư tưởng hợp lý và những tư tưởng phi lý của Popper. Như vậy, có thể xem đây là một đóng góp của Popper trong việc nghiên cứu triết học nói chung và chủ nghĩa Mác nói riêng.

Khi đi vào phân tích quan niệm của Popper về lịch sử xã hội, tác giả cho rằng Popper đã chống lại cả một cách nhìn, một loại tư duy siêu hình trong xem xét, mô tả, giảng dạy và viết lịch sử đang tồn tại thực tế ở nhiều nước, nhiều nơi và nhiều thời đoạn khác nhau. Không nên bóp méo, xuyên tạc lịch sử theo lợi ích cục bộ, tập đoàn để viết và nhìn nhận lịch sử theo kiểu khuếch đại mặt này mà xem nhẹ, làm mờ nhạt các mặt khác làm cho lịch sử mất ý nghĩa chân chính của nó. Quan niệm của Popper là phải nhìn lịch sử trong sự đa dạng, phong phú, chân thực, đầy đủ như nó vốn có trong thực tế. Không thể đồng ý với Popper ở nhiều điểm trong quan

21

niệm của ông về lịch sử nói chung, nhưng không thể không đồng ý với ông ở điểm này.

Tác giả cũng cho rằng tư tưởng xã hội mở của Popper là một trong những nội dung then chốt trong triết học xã hội và chính trị của ông. Sau khi phân tích quan niệm của Popper về xã hội mở và sự khác nhau giữa xã hội mở và xã hội đóng.

Những quan niệm về xã hội mở của Popper mấy chục năm qua đã có ảnh hưởng rất lớn đến triết học chính trị, đến việc phê phán chủ nghĩa quyền uy trong tư tưởng chính trị - xã hội phương Tây. Theo tác giả, tuy không thể hoàn toàn đồng ý với Popper, nhưng những tư tưởng của ông về đề cao sự tự do lý trí, lý tính của con người, phủ bác mọi sự cấm kỵ phi lý trí, được thần thánh hóa hay thần bí hóa, ủng hộ tiến bộ của nhân loại dẫn đến xã hội mở cho đến nay và chắc chắn cho đến cả mai sau vẫn luôn còn giá trị.

Với những phân tích có dẫn chứng, tác giả đã cho ta thấy được sự đóng góp của Popper cho khoa học; triết học và khoa học lịch sử trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của chủ nghĩa lịch sử”. Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu, tác giả chỉ trình bày những đóng góp về mặt triết học trong tác phẩm, sẽ còn nhiều những đóng góp của Popper cho lịch sử tư tưởng nhân loại mà chúng tôi cần phải rõ hơn nữa.

1.3.2. Những công trình đánh giá về những hạn chế về mặt triết học trong tư tưởng chính trị - xã hội của Karl Popper

Maurice Cornforth trong tác phẩm “Triết học mở và xã hội mở”, có thể nói đây là một tác phẩm mà Cornforth phê phán Popper một cách kịch liệt bằng cách bác bỏ các luận điểm của ông nhằm bảo vệ triết học Mác.

+ Popper cho rằng, triết học Mác là triết học ‘đóng’ tức là ‘giáo điều, cực đoan’, không có khả năng hoàn thiện và phát triển, còn chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là sự hiện thực hóa thực tiễn của chúng ta là ‘xã hội đóng’.

Cornforth phê phán quan điểm này của Popper và cho rằng chính triết học mácxít mới có tính chất “mở” theo đúng nghĩa. Nó là một học thuyết sáng tạo, luôn phát triển, mở để tiếp thu những thành tựu mới của thực tiễn xã hội và khoa học. Tác giả cho rằng chính chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là một chế độ xã hội “mở”

theo nghĩa tính dân chủ đích thực và khả năng của nó luôn được hoàn thiện và tiến

22

bộ vô hạn. Để chứng minh tất cả điều đó, Cornforth đặt ra nhiệm vụ phải bác bỏ các luận điểm của Popper trên chính cơ sở của chúng.

+ Cornforth cho rằng Popper đã vi phạm các yêu cầu của logic học khi lẫn lộn các thuộc tính của mâu thuẫn biện chứng với các thuộc tính mâu thuẫn logic hình thức, lẫn lộn tính tất yếu lôgic với tính tất yếu hiện thực….

+ Cornforth bác bỏ quan điểm của Popper cho rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng mang các đặc điểm của triết học tư biện, về sự ngụy biện của Popper đối với phép biện chứng, về việc dường như các quy luật của nó cho phép tiên đoán tất cả mọi thứ, tức là không một điều gì xác định cả. Cornforth giải thích rõ ràng các nguyên lý và các quy luật chung của triết học không bao giờ tiên đoán một cái gì cụ thể cả. Tác giả cho rằng phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật là cơ sở logic cho tiên đoán khoa học, và với tư cách mối liên hệ qua lại giữa các phạm trù triết học, các quy luật của chúng.

+ Cornforth đã chỉ ra việc đả phá của Popper về lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, buộc tội nó về ‘chủ nghĩa duy lịch sử’ và ‘chủ nghĩa duy bản chất’, ‘chủ nghĩa toàn tiến’ và ‘chủ nghĩa không tưởng’ đầy tội lỗi sinh ra từ đó. Popper phủ định cả sự phát triển khách quan lẫn các xu hướng xác định vốn có ở nó, nên mọi tiên đoán xã hội đối với ông hóa ra là những ‘phỏng đoán’ sai khoa học, tiên tri không tưởng. Cornforth đã giải thích nhằm chống lại quan điểm này của Popper.

Ông cho rằng không tồn tại các quy luật vô điều kiện, được thực hiện một cách tiền định và không phụ thuộc vào hoạt động của con người.

Trong “Một số trào lưu triết học và tư tưởng chính trị phương Tây đương đại”, Tác giả Nguyễn Tấn Hùng chỉ ra một số thiếu sót của Karl Popper như sau:

Một là, trong triết học về khoa học của mình, Karl Popper rơi vào cách tiếp cận siêu hình, cực đoan khi đứng về phía này, phủ nhận hoàn toàn phía kia. Ví dụ, khi đứng về phía chủ nghĩa duy lý, ông phủ nhận hoàn toàn vai trò của kinh nghiệm cảm tính, của quan sát trong việc hình thành một giả thuyết khoa học.

Hai là, Popper không biết kết hợp giữa cách tiếp cận từng phần với cách tiếp cận toàn phần trong nhận thức và thực tiễn. Hai cách tiếp cận này hỗ trợ lẫn nhau.

23

Ba là, Popper quá nhấn mạnh tính tương đối đi đến phủ nhận hoàn toàn tính tuyệt đối của chân lý.

Bốn là, Popper phủ nhận tư tưởng biện chứng, một thành tựu lớn của tư duy nhân loại. Và cuối cùng đứng trên lập trường của chủ nghĩa tự do, Popper đề cao vai trò của yếu tố chủ quan đi đến phủ nhận hoàn toàn tính tất yếu và quy luật khách quan, nhất là tính tất yếu lịch sử và quy luật xã hội, phủ nhận quyết định luận [Xem 36, tr.112-113].

Với những đánh giá này, tác giả đã gợi mở cho chúng tôi một số ý tưởng quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài của mình.

Jeremy Shearmur, một người đã từng là trợ lý của Karl Popper trong 8 năm (1971-1979) trong tác phẩm “The Political Thought of Karl Popper” (Tư tưởng chính trị của Karl Popper) [114], có một số nhận xét về những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của Kark Popper. Theo tác giả, tư tưởng của Popper về già (older Popper) có điểm khác với Popper hồi còn trẻ hơn (younger Popper) nhất là trong lĩnh vực triết học. “Popper chưa bao giờ là một nhà triết học thực chứng chủ nghĩa, nhưng cách tiếp cận của ông ở tuổi về già thì có ít yếu tố thực chứng hơn trong tác phẩm The Open Society (Xã hội mở)”.

Một số công trình nghiên cứu ở Liên Xô trước đây và ở nước Nga hiện nay cũng có đề cập và nhận xét về Karl Popper, nhưng không nhiều. Từ điển bách khoa triết học chỉ trích việc Karl Popper phê phán triết học Mác, phủ nhận quy luật khách quan và phê phán chủ nghĩa lịch sử là “để bảo vệ tư tưởng cải cách tư sản” [116, c.514-515]. Bách khoa thư triết học (tập 4) cũng phê phán quan điểm của Popper về xã hội mở là “sự biện hộ cho nền dân chủ tư sản” [117, Том 4, c.319]: Tân Bách khoa thư triết học Nga mới xuất bản sau ngày Liên Xô sụp đổ, tuy có trình bày tương đối cụ thể về tư tưởng chính trị - xã hội của Karl Popper, nhưng không đưa ra nhận xét, bình luận nào cả [119, Том 3, c.288].

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị xã hội của karl raimund popper những giá trị và hạn chế về mặt triết học (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)