Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu, đánh giá về Karl Popper

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị xã hội của karl raimund popper những giá trị và hạn chế về mặt triết học (Trang 27 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu, đánh giá về Karl Popper

Nhìn chung các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Karl Popper, và nhất là nhờ có tác phẩm “Tự tiểu sử” của ông, đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh tương đối rõ ràng và đầy đủ về những bước ngoặt trong sự chuyển

24

biến tư tưởng của ông từ một sinh viên xã hội chủ nghĩa, một người cộng sản sang lập trường chủ nghĩa tự do xã hội và phê phán chủ nghĩa Mác. Đây là điều kiện thuận lợi giúp luận án tập hợp, lựa chọn những sự kiện quan trọng nhất và đưa ra những nhận xét, đánh giá về các sự kiện đó.

Tuy nhiên những đánh giá về mặt ưu và mặt khuyết điểm trong lập trường chính trị, trong quan niệm về xã hội mở, trong sự phê phán chủ nghĩa lịch sử của Karl Popper thì mỗi tác giả chỉ nêu ra được một vài điểm chưa có hệ thống; nhất là chưa đưa ra những lập luận sâu sắc, có cơ sở lôgic để chứng minh cho tính đúng đắn, hợp lý hay phê phán, vạch ra lý do sai lầm trong những điểm đó.

Những phê phán của các nhà nghiên cứu ở các nước xã hội chủ nghĩa thì chủ yếu là để bác bỏ quan điểm của Karl Popper, nhưng không cố gắng tìm ra những chỗ hợp lý để tiếp nhận và bổ sung cho triết học Mác nói chung và chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng.

Tình hình trên đặt ra cho nhiệm vụ luận án của chúng tôi là phải tiếp tục nghiên cứu đi sâu hơn nữa vào việc phân tích các quan điểm triết học về chính trị - xã hội của Karl Popper, đáp ứng được yêu cầu hai mặt: một là nghiên cứu tiếp thu những điểm hợp lý trong triết học về chính trị – xã hội của Karl Popper để bổ sung cho triết học Mác, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới ở nước ta hiện nay;

đồng thời vạch ra những hạn chế phiến diện, cực đoan trong tư tưởng của ông để chỉ ra rằng những đóng góp của ông chỉ có giá trị từng mặt. Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của ông chỉ có thể bổ sung cho triết học Mác, sửa chữa một số sai sót nào đó trong việc hiểu và vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản của Mác, nhưng nó hoàn toàn không thể bác bỏ hay thay thế được triết học Mác như quan niệm thường có từ trước đến nay của một số nhà nghiên cứu ở phương Tây.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Các công trình nghiên cứu của Karl Popper về tư tưởng chính trị và xã hội trước hết phải kể đến các sách dịch và giới thiệu các tác phẩm của ông, tuy nhiên mới chỉ có 3 trong số hơn 6 cuốn đã được dịch. Do đó, việc nghiên cứu của chúng tôi phải dựa vào các tài liệu bằng tiếng Anh là chính. Ở nước ta cho tới nay chưa có

25

một sách chuyên khảo nào về triết học Karl Popper nói chung cũng như về tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của ông, cho nên chúng tôi phải dựa vào một số sách và tài liệu nước ngoài. Các bài viết về tư tưởng triết học, trong đó có tư tưởng chính trị - xã hội của Karl Popper ở Việt Nam hiện nay tuy có tăng so với trước đây nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Trong thời gian gần đây đã có một số luận văn thạc sĩ triết học nghiên cứu một số khía cạnh trong tư tưởng triết học về khoa học và triết học về xã hội của Karl Popper, nhưng chưa có một luận án tiến sĩ triết học nào đã bảo vệ thành công về đề tài này. Do vậy luận án của chúng tôi không kế thừa được những công trình luận án đi trước.

Cuốn ‘Tự tiểu sử’ là tài liệu quan trọng và quý giá để nghiên cứu về bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng chính trị – xã hội, cuộc đời và sự nghiệp khoa học, cùng với những suy tư, trăn trở về mặt triết học của Karl Popper từ thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành, vì đây là những sự thật do chính ông kể lại. Qua tác phẩm, chúng ta có thể khẳng định rằng Karl Popper đã có những suy tư triết học từ khi còn nhỏ tuổi. Ngoài ra còn có nhiều tài liệu khác đề cập một cách khá phong phú về bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của Karl Popper, nhất là những tài liệu trên mạng internet, những bách khoa thư, như tình trạng xã hội của nước Áo đầu thế kỷ XX, nạn đói ở thủ đô Viên đã gây nên những cuộc bạo loạn thành phố Viên và chính bối cảnh đó tác động đến hoàn cảnh gia đình Karl Popper cũng như tư tưởng ông lúc bấy giờ. Những tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Karl Popper cũng được nhiều tài liệu đề cập đến, đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi chọn lọc đưa vào luận án của mình.

Các công trình đề cập đến tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của Karl Popper có nhiều, nhưng chủ yếu bằng tiếng Anh, bao gồm trước hết là các tác phẩm chuyên khảo về triết học và tư tưởng chính trị của Popper, sau đó là các bài viết trong các bách khoa thư và các bài được công bố trên mạng internet. Ở nước ta, các công trình nghiên cứu có liên quan đến tư tưởng chính trị – xã hội của Karl Popper tuy còn ít nhưng cũng là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tôi hoàn thành luận án của mình, trước hết phải kể đến Kỷ yếu Hội thảo về triết học Áo được tổ chức tại

26

Viện Triết học, về sau được xuất bản thành sách in với tiêu đề: “Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó”trong đó có một số bài viết về Karl Popper và về tư tưởng chính trị – xã hội của ông được xem xét dưới góc độ triết học. Ngoài ra còn phải kể đến các tác phẩm viết về lịch sử triết học phương Tây hiện đại, trong đó có một phần đề cập đến tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của Karl Popper.

Đánh giá những đóng góp trong tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Karl Popper có một số công trình, nhất là cuốn “The Philosophy of Karl Popper (Triết học của Karl Popper), do Paul A. Schilpp chủ biên, với sự đóng góp của nhiều nhà triết học nổi tiếng nghiên cứu, nhận xét về Karl Popper. Chỉ ra những hạn chế của Karl Popper có tác phẩm “Triết học mở và xã hội mở” của M. Cornforth. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về khía cạnh này tuy không nhiều nhưng các tác giả cũng đã gợi mở cho chúng tôi một số ý tưởng quan trọng trong quá trình thực hiện luận án.

Tóm lại, tài liệu nghiên cứu về tư tưởng triết học chính trị – xã hội của Karl Popper tuy còn khá khiêm tốn, nhưng với sự cố gắng và nỗ lực khai thác của bản thân, chúng tôi đã kế thừa và phát triển được những nội dung cần thiết để thực hiện luận án của mình.

27

CHƯƠNG 2

B ỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRI ẾT HỌC VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA KARL POPPER

Tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của Karl Popper được hình thành trong bối cảnh lịch sử về kinh tế, chính trị, xã hội của nước Áo lúc bấy giờ, trong cuộc đấu tranh về lý luận chống lại một số trào lưu triết học và chính trị đương thời, kế thừa một số thành tựu trong khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, trong cùng hoàn cảnh lịch sử đó của nước Áo và nước Đức lại nảy sinh và phát triển nhiều khuynh hướng tư tưởng chính trị - xã hội khác nhau, thậm chí đối lập với Karl Popper, bởi vì tất cả những điều kiện và tiền đề nói trên đều phải thông qua lăng kính chủ quan của cá nhân mới biểu hiện thành quan điểm của nhà triết học. Lăng kính cá nhân này đến lượt nó lại được quy định bởi khả năng tư duy của cá nhân nhà triết học, những phẩm chất tư tưởng và đạo đức được kế thừa từ truyền thống gia đình. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày và phân tích tất cả những yếu tố nói trên có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành tư tưởng triết học về chính trị - xã hội của Karl Popper.

Một phần của tài liệu Tư tưởng chính trị xã hội của karl raimund popper những giá trị và hạn chế về mặt triết học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)