Quá trình quản trị rủi ro tại Công ty TNHH ô tô Việt Phát

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH ô tô Việt Phát (Trang 25 - 33)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÔNG TY TNHH Ô TÔ VIỆT PHÁT

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH ô tô Việt Phát

2.2.2. Quá trình quản trị rủi ro tại Công ty TNHH ô tô Việt Phát

Nhận dạng rủi ro là bước đầu của công tác quản trị rủi ro đồng thời quyết định sự hiệu quả của công tác quản trị rủi ro. Bởi nếu doanh nghiệp có được sự nhận định đúng về những rủi ro sẽ tác động đến doanh nhiệp thì doanh nghiệp mới có thể phòng ngừa giảm thiểu được thiệt hại của rủi ro.

Một số rủi ro mà Doanh nghiệp trong thời gian qua đã gặp phải được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.2: Những rủi ro Công ty TNHH ô tô Việt Phát gặp phải trong những năm từ 2014-2016

Rủi ro đã gặp phải Nguyên nhân chính

Rủi ro lãi suất

bắt đầu từ năm 2015 NHNN đã cắt giảm trần lãi suất huy động đồng USD với cá nhân 50 điểm phần trăm, từ 0,75% xuống 0,25%, và với tổ chức 25 điểm phần trăm xuống 0%

Rủi ro tỷ giá hối đoái Năm 2015, Sau khi tăng mạnh trong tháng 8 và 9, có lúc tỷ giá đã lên gần chạm mức trần 22.547 đồng/đô la Mỹ, sang đầu tháng 10 tỷ giá hối đoái bắt đầu giảm dần và ổn định hơn.

Rủi ro do biến động của giá cả thị trường.

Theo Tổng cục Thống kê, Năm 2016 bình quân mỗi tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%; CPI bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,66%; CPI tháng 12 năm 2016 tăng 4,74% so tháng 12 năm 2015, thấp hơn so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.

Rủi ro cạnh tranh. thị trường ngày càng mở rộng dẫn tới các công ty chuyên về ô tô xuất hiện càng nhiều đấn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt

rủi ro hàng tồn kho

Các doanh nghiệp trong ngành đang trong tình trạng dư thừa công suất ở mức cao. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số của Toyota VN trong năm 2015 gần 25.000 chiếc, trong khi công suất 36.500 xe/năm/2 ca làm việc; của Ford VN gần 5.000 xe, trong khi công suất của nhà máy là 14.000 xe/năm/2 ca sản xuất; của Honda 1.800 xe, khi công suất 10.000 xe/năm; của GM là 5.600 xe, công suất 20.000 xe/năm.

Rủi ro pháp luât

hiện nay ở Việt Nam các chính sách, văn bản pháp luật vẫn còn thiếu minh bạch trong các vấn đề về hải quan/nhập khẩu

Việt Nam là một trong những nước có mức thuế bảo hộ ô tô cao nhất châu Á ( thuế tiêu thụ đặc biệt 45-70%, thuế VAT 10%...)

( Nguồn: sinh viên tự điêu tra) Từ bảng thống kê cho thấy các rủi ro thường gặp của doanh nghiệp bao gồm:

 Thứ nhất là rủi ro lãi suất.

Hiện nay, kinh tế thế giới và Việt Nam tăng trưởng chậm đồng thời sự biến động của nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH ô tô Việt Phát gặp nhiều khó khăn đặc biệt là sự biến động của lãi xuất trong nước gây ra rủi ro lãi suất.

Rõ ràng, trong điều kiện cấu trúc tài chính doanh nghiệp dựa vào ngân hàng và thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn (chiếm hõn 80% vốn vay ngân hàng), Thực tế cho thấy, từ vài nãm gần đây, các ngân hàng thương mại đang chuyển sang cõ chế lãi suất thả nổi (biến ðộng theo thị trường). Hiện tại lãi suất cho vay đang rất thấp, tuy nhiên cũng k thể k ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Bắt đầu từ năm 2015 NHNN đã cắt giảm trần lãi suất huy động đồng USD với cá nhân 50 điểm phần trăm, từ 0,75% xuống 0,25%, và với tổ chức 25 điểm phần trăm xuống 0%. Là một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ô tô một ngành có nhu cầu vốn kinh doanh lớn đồng thời có thờ gian sử dụng vốn dài bởi vậy chi phí vay vốn lớn cùng sự biến động lãi suất trong thời gian qua khiến Việt Phát gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn vốn, cản trở công việc kinh doanh của công ty.

 Thứ hai là rủi ro do tỷ giá hối đoái.

Các công ty thực hiện thanh toán cho các đối tác về nhập khẩu nguyên vật liệu qua tỷ giá hối đoái. Do đó rủi ro xảy ra khi các giao dịch thực hiện bằng ngoại tệ và sự biến động tỷ giá theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu của công ty.

Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa có nhiều công cụ ngăn ngừa rủi ro về mặt tỷ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỷ giá hối đoái đi theo chiều hướng xấu. Đây là một rủi ro khó tránh khỏi của các doanh nghiệp trong ngành ô t ô nói chung và Việt Phát nói riêng trong việc nhập khẩu với tỷ lệ lớn như vậy. Mặt khác diễn biến tỷ giá qua các năm biến động mạnh gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhập khẩu. Việt Phát thực hiện các hợp đồng nhập khẩu đều thanh toán bằng ngoại tệ và nguồn ngoại tệ đều vay từ ngân hàng do đó làm cho chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể chịu tác động đáng kể do sự biến

động tỷ giá này.

 Thứ ba là rủi ro biến động giá cả.

Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty có các nguyên liệu chính liên quan tới ô tô và phải nhập khẩu phần lớn từ nước ngoài, vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá ô tô trên thị trường thế giới. Ý thức được những rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu đầu vào nêu trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ khi thành lập đến nay, Việt Phát đã chủ động đề ra những biện pháp hạn chế các rủi ro này, nhằm ổn định đầu vào phục vụ cho việc kinh doanh và nỗ lực đàm phán các mức giá bán hợp lý để đảm bảo bù đắp được các biến động đầu vào cũng như duy trì hiệu quả sinh lời.

 Thứ tư là rủi ro cạnh tranh.

Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Với thị trường tiêu thu rộng lớn ở Việt Nam cùng với nhu cầu về đời sống ngày càng nâng cao là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển đem đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước nói chung và ngành ô tô nói riêng. trong hoàn cảnh mà sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, các doanh nghiệp ô tô nước ngoài thâm nhập vào nước ta đang và sẽ dẫn đến nguy cơ cạnh tranh khốc liệt trong thị trường trong nước. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh Việt Phát còn yếu so với các đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước dẫn đến doanh nghiệp phải gánh chịu nhiều tổn thất do rủi ro cạnh tranh.

 Thứ năm là rủi ro do hàng tồn kho cao.

Kinh tế thế giới suy thoái khiến kinh tế Việt Nam cũng tụt dốc tăng trưởng các nhu cầu trên thị trường hàng hóa suy giảm gây ra rủi ro do hàng tồn kho cho các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là gây ra tổn hại nghiêm trọng đến các doanh nghiệp ô tô. Các doanh nghiệp trong ngành đang trong tình trạng dư thừa công suất ở mức cao.

 Thứ sáu là rủi ro pháp luật

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta rất đồ sộ nhưng thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ, rất dễ bị vô hiệu bằng những công văn – một

trong những văn bản dưới luật. Dấu ấn của cơ chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp trước đây vẫn còn rất nặng nề trong mối quan hệ giữa cơ quan công quyền thuộc bộ máy Nhà nước. Cho đến nay, Nhà nước ta vẫn chưa thực sự cung cấp cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp những dịch vụ công thuận tiện nhất. Ngược lại, các cơ quan công quyền vẫn chủ yếu thực hiện việc kiểm tra, giám sát một cách máy móc. Điều đó thể hiện ở hệ thống khổng lồ những thủ tục hành chính, giấy phép con vô lý…gây khó khăn cho việc thực thi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng tốn kém chi phí, kéo dài thời gian, mất cơ hội kinh doanh thay đổi kế hoạch sản xuất và chiến lược kinh doanh. Ngoài ra các doanh nghiệp trong ngành ô tô như Việt Phát phải chịu rủi ro từ sự bất ổn từ chính những chính sách ưu đãi và bảo hộ cao về thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cạnh tranh với sản phẩm ô tô nhập khẩu vào nước ta. Nhưng lợi thế cạnh tranh mạnh hay yếu lại cũng phụ thuộc vào các chính sách bảo hộ của nhà nước khi có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua đây cho thấy doanh nghiệp cũng quan tâm nhận dạng đến những rủi ro của doanh nghiệp đồng thời cho thấy công ty cũng có được sự nhận định về rủi ro. Tuy nhiện tại công ty TNHH ô tô Việt Phát, công tác quản trị rủi ro được thực hiên bởi các phòng ban chức năng , vì vậy công tác quản trị rủi ro tại công ty không thực hiện theo hệ thống của toàn công ty mà được thực hiện rời rạc thiếu sự gắn kết giữa các bộ phận.

Trong nhận dạng rủi ro công ty sử dụng 2 phương pháp nhận dạng đó là:

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính, phương pháp thanh tra hiện trường.

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính được doanh nghiệp sử dụng nhận diện rủi ro trong các báo cáo tài chính. Nguyên liệu phân tích bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh, giải trình báo cáo tài chính, Các kết quả của kiểm toán. Từ những phân tích đưa ra các đánh giá: Đánh giá khả năng thanh toán, đánh giá khả năng sinh lợi đánh giá cơ cấu Vốn, Nguồn Vốn, đánh giá mức độ ổn định trong qúa trình hoạt động, đánh giá nhịp độ tăng trưởng.

Ngoài ra công ty cũng sử dụng phương pháp thanh tra hiện trường thường được sử dụng phổ biến trong công ty. Phương pháp này dựa trên kinh nghiệm và khả năng quan sát, cảm nhận, đánh giá của bộ phận hay cá nhân về sự vận động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp này mang lại cho công ty nhiều lợi ích như tiết kiệm nguồn lực, thực hiện nhanh chóng… tuy nhiên do hạn chế trong năng lực chuyên môn của nhân viên cùng với trong công ty không có chuyên viên rủi ro nên cho kết quả nhận dạng thiếu sự chính xác đồng thời dẫn đến sự thiếu tin cậy hoặc có thể gây ra sự nhầm lẫn gây ra thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

2.2.2.2. Phân tích rủi ro tại Công ty TNHH ô tô Việt Phát.

Các phòng ban chức năng trong Công ty chịu trách nhiệm thực hiện chức năng của mình đồng thời quản lý các rủi ro mà phòng ban gặp phải. Qua sự tìm hiểu và đánh giá của các phòng ban thì rủi ro xảy ra đối với Công ty từ nhiều nguyên nhân khác nhau được chia thành nguyên nhân chủ quan và khách quan cũng như đến cả từ môi trường bên trong và bên ngoài của Công ty.

Các rủi ro này được nhân viên phòng ban xác định và báo cáo lên cấp lãnh đạo để có chiến lược giải quyết kịp thời.

Các rủi ro do yếu tố thuộc môi trường bên ngoài:

Môi trường kinh tế:

- Sự khan hiếm hàng hóa trên thị trường do kinh tế suy thoái.

- Giá thành nguyên vật liệu cũng như hàng hóa về máy móc, thiết bị … liên quan đến ngành công nghiệp, giao thông tăng cao.

- Vốn sản xuất của Công ty cũng bị thu hẹp và khó huy động.

Môi trường khoa học – công nghệ:

Công ty TNHH ô tô Việt Phát và các Doanh nghiệp có sự cạnh tranh về các thiết bị kỹ thuật, khoa học công nghệ gay gắt.

Môi trường văn hóa – xã hội:

Công ty thường gặp những rủi ro khi không xác định được đúng nhu cầu, thị hiếu, thói quen mua hàng của khách hàng.

Môi trường tự nhiên – cơ sở hạ tầng: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, địa hình hiểm trở nhiều đồi núi,… dẫn đến hạ tầng giao thông vẫn còn chưa thuận tiện.

Môi trường đặc thù của Công ty:

Rủi ro từ nhà cung cấp:

- Nhà cung cấp không đủ hàng để cung cấp mà Công ty cần.

- Có một số trường hợp không cung cấp đúng chủng loại, số lượng và thời gian giao hàng cho công ty, khiến Công ty giao hàng muộn cho khách hàng, gây thiệt hại về tài chính và uy tín của Công ty.

- Mất sự độc quyền cung cấp nguyên vật liệu cũng như hàng hóa, nhà cung cấp phá sản khiến nguồn cung cấp hàng hóa cho Công ty có sự xáo trộn.

Rủi ro từ phía khách hàng:

Công ty chưa xác định đúng nhu cầu khách hàng vì vậy trong quá trình kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro.

Rủi ro trong khâu thanh toán:

Doanh nghiệp đã thanh toán mà đối tác không giao hàng, chuyển tiền nhầm vào tài khoản của nhà cung ứng, tỷ giá hối đoái thay đổi khiến Công ty giảm lợi nhuận.

Đối thủ cạnh tranh:

Đối mặt nhiều với nhiều đối thủ cạnh tranh có thương hiệu mạnh như công ty TNHH ôtô GM Việt Nam, công ty ôtô Anycar Việt Nam... Đều là những Công ty có bề dày hoạt động trong lĩnh vực buôn bán và lắp ráp phụ tùng cho xe ô tô, có quan hệ khá tốt với chủ đầu tư; nguồn nhân lực dồi dào và có năng lực, kinh nghiệm.

Rủi ro trong vận chuyển

Vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu bị chậm trễ hoặc trên đường vận chuyển gặp một số vấn đề như phương tiện vận chuyển bị hỏng hóc làm cho hàng hóa lưu thông trên đường kéo dài.

Do phương tiện vận chuyển không phù hợp với chủng loại hàng hóa làm thất thoát hàng hóa.

Trong quá trình vận chuyển, các phương tiện vận tải xảy ra tai nạn ngoài ý muốn khiến cho hàng hóa bị hỏng hóc, mất mà Công ty không có khả năng khôi phục và lấy lại hàng

Rủi ro trong khâu giao nhận:

Nguyên vật liệu, cũng như hàng hóa nhập từ các nhà cung cấp, do bảo quản không đúng tiêu chuẩn làm hỏng và thất thoát nguyên vật liệu, nguyên vật liệu không đủ để sản xuất làm chậm tiến trình sản xuất, giao nhận hàng ở khâu tiếp theo, mất thời gian và chi phí.

Do sai sót của nhân viên làm thất thoát hàng hóa, giao thiếu hàng cho khách hàng, khiến khách hàng kiện Công ty làm mất uy tín của Công ty.

Các rủi ro do yếu tố thuộc môi trường bên trong:

Tài chính:

Bảng 2.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty TNHH ô tô Việt Phát

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng

cơ cấu(%

)

Số lượng

cơ cấu(%

)

số lượng

cơ cấu(%

)

Tổng vốn 200.244 100 210.465 100 217.503 100

Vốn cố định 55.234 27.58 55.768 26.50 56.167 25.82 Vốn lưu động 145.010 72.42 154.697 73.50 161.336 74.18

(Nguồn: phòng tài chính – kế toán công ty TNHH ô tô Việt Phát) Vốn cố định so với vốn lưu động của doanh nghiệp có sự chênh lệch khá lớn. Vì là doanh nghiệp thương mại nên lượng vốn lưu động luôn phải lớn để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh.

Qua những số liệu thực tế tại công ty TNHH Việt Phát ta thấy công ty đang ngày càng phát triển, khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp là rất ổn định, khả năng thanh toán nhanh. nhân lực vì đây là công ty chuyên về kinh doanh nên đa số nguồn nhân lực sẽ là những người trẻ tuổi, mà thường những người trẻ thì hay nhảy việc dẫn đến một số trường hợp nhân viên bỏ việc mà

không báo trước cho ban lãnh đạo Công ty khiến cho Công ty rơi vào tình trạng thiếu nhân viên, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty vì phải mất thời gian cũng như tiền bạc để tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo cho nhân viên mới kỹ năng làm việc và giúp họ hòa đồng với môi trường làm việc của Công ty.

Nhân viên nghỉ việc kéo theo khách hàng của Công ty dẫn đến mất khách hàng.

2.2.2.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro tại Công ty TNHH ô tô Việt Phát.

Công ty đã sử dụng công cụ, kỹ thuật, chiến lược, chính sách,… để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể ảnh hưởng đến tổ chức khi rủi ro xảy ra.

Kiểm soát rủi ro tại Công ty TNHH ô tô Việt Phát.

 Né tránh rủi ro: Khi nhận dạng, phân tích, đo lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của Công ty, ban quản trị đưa ra quyết định chủ động phòng ngừa trước để loại bỏ những nguyên nhân của chúng. Đây là một trong những biện pháp có thể làm cho Công ty mất đi những lợi ích có thể có, mất đi cơ hội. Vì vậy, Công ty không né tránh là giải pháp tuyệt đối.

 Ngăn ngừa: Là một trong những giải pháp của Công ty chấp nhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những tác động bất lợi khi rủi ro xảy đến với Công ty.

Né tránh rủi ro tại Công ty TNHH ô tô Việt Phát.

 Giảm thiểu rủi ro: Là một trong những biện pháp của Công ty tìm mọi cách giải quyết rủi ro với chi phí thấp làm giảm ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Chuyển giao rủi ro: Đối với những đơn hàng có giá trị lớn, Công ty tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa tránh rủi ro có thể xảy ra và đặc biệt bảo hiểm vận tải, công trình thi công,… Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ tài chính cho Công ty khi xảy ra rủi ro.

Dựa trên kết quả phân tích, đo lường rủi ro, ban Giám đốc đưa ra các hướng giải quyết nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của Công ty TNHH ô tô Việt Phát (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w