CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIETLIFE
3.3. Các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần dịch vụ Vietlife
3.3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tại Công ty Cổ phần dịch vụ Vietlife
3.3.1.1 Giải pháp về nhận dạng rủi ro
Phần lớn các rủi ro là do yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tạo ra không chắc chắn nên không một doanh nghiệp nào có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro mà mình có thể gặp phải. Nhận dạng rủi ro là bước quan trọng giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, tránh các tổn thất do rủi ro xảy ra.
Công ty có hơn 30 cán bộ công nhân viên, do vậy để công tác nhận dạng rủi ro về yếu tố con người hiệu quả, Công ty có thể áp dụng phương pháp thanh tra hiện trường, làm việc với các bộ phận khác trong công ty, phương pháp này vừa giúp ban lãnh đạo
công ty gần gũi với nhân viên trong công ty, vừa có thể nắm bắt được tình hình hoạt động tại mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân. Từ đó ban lãnh đạo có thể dễ dàng nhận thấy các mối hiểm họa và nguyên nhân rủi ro.
Thường xuyên cập nhật thông tin từ thị trường trong và ngoài nước, chính sách của nhà nước, dự báo thời tiết… việc này giúp cho Công ty nắm được tình hình kinh tế, chính trị của trong và ngoài nước, từ đó có thể dự đoán được sự biến động của giá cả thị trường, các chính sách mới ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay thời tiết xấu ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất.
Ngoài ra, cần tìm hiểu rõ các thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh.
3.3.1.2 Giải pháp về phân tích rủi ro
Trên cơ sở danh sách cá rủi ro đã được nhận diện, cấn tiến hành phân tích những rủi ro này để có thể nắm bắt đầy đủ về từng loại rủi ro thông qua các cách tiếp cận khác nhau.
Thứ nhất, xem danh sách mô tả rủi ro nêu trên và nhận định xem rủi ro nào có thể xảy ra, cách thức và thời điểm có thể xảy ra.
Thứ hai, đánh giá thận trọng và kỹ lưỡng về hệ thống, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp, phân tích những rủi ro đối với từng bộ phận, trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan đến từng loại rủi ro đã được nhận diện.
Thứ ba, nhận định xem doanh nghiệp có những điểm yếu nào, điểm mạnh nào khi đối diện với từng loại rủi ro, khả năng vượt qua thách thức.
Thứ tư, trao đổi ý kiến giữa các bộ phận và cá nhân có liên quan để có những ý kiến đánh giá khách quan về rủi ro.
Thứ năm, nhận định xác suất và quy mô rủi ro có thể xảy ra, xếp hạng rủi ro. Rủi ro nào có xác suất xảy ra cao, rủi ro nào có xác suất xảy ra thấp, rủi ro nào có khả năng gây ra tổn thất lớn, rủi ro nào có khả năng gây tổn thất nhỏ, mức độ tác động của từng loại rui ro...
Việc phân tích rủi ro đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên phải có trình độ, kiến thức sâu rộng về rủi ro, Công ty cần có sự quan tâm thích đáng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, cử cán bộ đi học để nâng cao kiến thức vững chắc về phân tích rủi ro hoặc tuyển dụng thêm nhân viên có kiến thức và trình độ, kinh nghiệm về phân tích rủi ro.
3.3.1.3 Giải pháp về kiểm soát rủi ro
Công tác kiểm soát rủi ro của công ty còn bị động, khi xảy ra rủi ro mới đề ra
phương pháp xử lý. Do vậy Công ty cần lập các phương án giải quyết rủi ro để đến khi rủi ro bất ngờ xảy ra công ty vẫn có thể chủ động giải quyết. Từ các kết quả của quá trình phân tích rủi ro, nhà quản trị rủi ro có thể xác định được các mối nguy hiểm, mối hiểm họa và nguy cơ để đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro. Kế hoạch kiểm soát rủi ro bao gồm quá trình nghiên cứu và đánh giá rủi ro có thể xảy ra, từ đó chuẩn bị các phương án để giải quyết chúng. Đối với từng nhóm rủi ro thì sự kiểm soát rủi ro là khác nhau. Để thuận lợi cho quá trình kiểm soát rủi ro nhà quản trị có thể phân loại chúng thành từng nhóm để có biện pháp giải quyết phù hợp.
3.3.1.4 Giải pháp về tài trợ rủi ro
Cho dù công ty có thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để quản trị rủi ro như trên thì rủi ro vẫn xảy ra, đặc biệt là đối với các rủi ro từ môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp không có kiểm soát.
-Lập quỹ dự phòng: Hiện tại công ty vẫn chưa có quỹ tài trợ rủi ro. Do vậy cần lập một khoản chi phí dự phòng, có thể được trích từ lợi nhuận của công ty, hoặc trích từ chi phí hoạt động kinh doanh, khoản dự phòng này chỉ được sử dụng khi có rủi ro xảy ra. Không chỉ dự phòng về tài chính, công ty nên dự phòng cả về tài sản và nhân lực để phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất.
-Mua bảo hiểm: Công ty có thể mua bảo hiểm cho công nhân viên, cho những loại hàng hóa dễ bị hỏng,...Công ty cũng có thể mua bảo hiểm vận tải quốc tế cho các chuyến hàng nhập khẩu từ nước ngoài để tránh rủi ro trong quá trình vận chuyển quốc tế hay bảo hiểm chống cháy nổ và nhiều bảo hiểm khác.
3.3.2 Một số giải pháp khác
Nâng cao nhận thức của nhà quản trị và nhân viên trong công tác quản trị rủi ro.
Các hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả hay không là do nhận thức, trình độ, kỹ năng, đạo đức của con người. Trong công tác quản trị rủi ro cũng vậy nhận thức của nhà quản trị và nhân viên là rất quan trọng.
Hiện nay nhận thức của các nhà quản trị và nhân viên của Công ty về công tác quản trị rủi ro còn thấp nên giải pháp trước tiên là phải nâng cao nhận thức của nhà quản trị và nhân viên vì chỉ khi họ có nhận thức tốt về công tác quản trị rủi ro trong các hoạt động của Công ty thì việc thực hiện công tác quản trị rủi ro mới có hiệu quả cao.
Muốn nâng cao nhận thức của nhân viên thì trước tiên phải nâng cao nhận thức của nhà quản trị, vì khi nhà quản trị nhận thức được họ sẽ có những phương pháp triển khai, phổ biến cho nhân viên.
Từ việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro, các nhà quản trị sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng về kiến thức về rủi ro
và cách phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các nhân viên trong công ty. Ngoài ra, Công ty có thể mời các chuyên gia về quản trị rủi ro tham gia buổi trao đổi để nói truyện, truyền đạt về kinh nghiệm. Tăng cường tổ chức các cuộc thi về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hàng năm để nhân viên trong công ty nhận thức đúng đắn hơn về rủi ro và công tác quản trị rủi ro.
Có biện pháp xử lý cụ thể với những rủi ro xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của con người
Trong quá trình thực hiện kinh doanh thì công ty đã gặp phải không ít những rủi ro. Trong số đó có những rui ro xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan của con người, do sự thiếu cẩn trọng của nhân viên cũng như một số nhà quản trị như: rủi ro không đánh giá đúng về nhu cầu dự trữ hàng hóa của công ty dẫn đến tình trạng thiếu hàng bán, hay rủi ro đánh giá sai về nhu cầu của khách hàng,... Vì vậy trước những rủi ro này thì công ty cần phải có những biện pháp xử lý cụ thể với từng đối tượng nhân viên, với từng mức độ nghiêm trọng của rủi ro gây ra từ đó giúp nhân viên có ý thức làm việc.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Tình hình nghiên cứu thị trường là căn cứ quan trọng trong xây dựng kế hoạch kinh doanh. Để tiến hành phân tích thị trường doanh nghiệp tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến cung cầu trên thị trường, xu hướng biến động của nhu cầu và cung ứng vị thế của nhà cung cấp, các yếu tố pháp lý, các tiêu chuẩn hiện hành... Khi nghiên cứu thị trường, Công ty sẽ tính toán được vị thế của mình trên thị trường cung ứng. Nắm bắt được thông tin này sẽ giúp cho công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh chính xác hơn. Công ty cần lập ra một bộ phận nghiên cứu thị trường, bên cạnh chức năng thu thập thông tin, bộ phận này còn tiến hành phân tích, xử lý thông tin đưa ra những dự báo chính xác, kịp thời về giá cả thị trường.
Hiện nay có hai phương pháp nghiên cứu phổ biến là nghiên cứu tại hiện trường và nghiên cứu tại địa bàn. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường cho thông tin chính xác nhưng chi phí cao, vì vậy mà không nên áp dụng thường xuyên, còn phương pháp nghiên cứu tại địa bàn ít tốn kém nhưng thông tin có độ chính xác không cao. Để nâng cao chất lượng thông tin, công ty nên áp dụng linh hoạt cả hai phương pháp.
Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty cần đầu tư đổi mới một số trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật trong
tiện vân chuyển của công ty.
Cụ thể là công ty cần thay thế hệ thống cửa ra vào của kho dự trữ hàng hóa. Bởi hiện nay một số cửa đã xuống cấp ảnh hưởng đến công tác bảo quản hàng hóa. Ngoài ra công ty cần lắp thêm một số camera trong nhà kho để ban quản trị công ty có thể nắm rõ tình hình kho bãi cũng như giúp nhân viên bảo vệ nhà kho có thể quan sát được toàn cảnh của nhà kho và phát hiện những vấn đề để kịp thời thông báo và xử lý.
Giải pháp về vốn
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất và kinh doanh được thường xuyên thì phải có nguồn lực tài chính, tài chính là một trong những điều kiện cần thiết hàng đầu để Công ty tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Bên cạnh nguồn vốn đi vay và tự có, Công ty có thể thu hút vốn bằng cách huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đối với cán bộ công nhân viên thì đây sẽ là khoản đầu tư tài chính của họ bằng cách góp vốn cùng Công ty chia sẻ lợi nhuận, khó khăn. Giúp mọi người gắn bó với công ty hơn, cùng chung sức gánh vác Công ty. Xây dựng Công ty ngày càng phát triển bền vững.
Giải pháp về nhân sự
Con người là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của mọi hoạt động. Do đó đòi hỏi công ty phải có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, tuyển dụng thêm những nhân viên có năng lực, sức khỏe và đạo đức, loại bỏ những nhân viên có năng lực và đạo đức kém. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần dịch vụ Vietlife chủ yếu là cán bộ trẻ, nhiệt huyết với công việc, nhưng kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế. Do đó công ty cần khuyến khích tạo điều kiện để nhân viên có thể nâng cao trình độ.
3.3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh có hiệu quả đặc biệt là những doanh nghiệp thường xuyên phải nhập khẩu hàng hoá như công ty Cổ phần dịch vụ Vietlife. Nhà nước cần có những chính sách bảo hộ vĩ mô giảm thiểu tối đa những rủi ro xảy ra do các thủ tục hành chính. Nhà nước cần có những chính sách giảm thuế hay đưa ra các mức thuế ưu đãi với các doanh nghiệp trong nước để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về huy động vốn cho các doanh nghiệp, từ đó giúp các công ty có thể chủ động về vốn và chủ động được ngân sách cho hoạt động quản trị rủi ro. Giúp hoạt động quản trị rủi ro ở mỗi công ty được thực
hiện một các có hiệu quả và tạo được lợi nhuận lớn cho daonh nghiệp và đóng góp ngân sách nhà nước
Nhà nước cần có những chính sách kiểm soát môi trường hoạt động kinh doanh của các các công ty một cách có hiệu quả hơn để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra đối với công ty trong cả quá trình sản xuất kinh doanh.
Các công ty nói chung và công ty Cổ phần dịch vụ Vietlife nói riêng cần tận dụng tối đa những chính sách của Nhà nước ban hành nhằm hộ trợ cho các công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất, góp phần tối đa vào công tác xây dựng nền kinh tế quốc dân.