CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ILIAT TOÀN CẦU
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ILIAT TOÀN CẦU
2.3.2. Thực trạng phân tích môi trường chiến lược của công ty Cổ phần ILIAT Toàn cầu
2.3.2.1. Thực trạng phân tích môi trường bên ngoài
Qua phỏng vấn các thành viên trong ban quản trị, kết quả cho thấy 100% nhà quản trị được phỏng vấn đồng ý rằng việc phân tích môi trường bên ngoài là rất quan trọng để xác định được thời cơ và thách thức đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
Qua phỏng vấn, anh Nguyễn Thanh Tùng cho biết: “Công ty có thực hiện hoạt động phân tích môi trường bên trong và bên ngoài. Về bên ngoài, công ty phân tích các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Đặc biệt là về xã hội và văn hóa là hai yếu tố có ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Qua phân tích thì công ty cũng nhìn nhận được một vài cơ hội cũng như thách thức của mình. Về cơ hội thì đó cũng chính là lý ro vì sao các khóa học lập trình của ILIAT được ra đời, nó dự trên nhu cầu cấp thiết của xã hội. Nội dung đào tạo về lập trình của các trường hiện nay đã quá lỗi thời, hầu hết toàn dạy code C, C++ trong khi đó thế giới và ngay cả Việt Nam cũng đang đòi hỏi lập trình viên code Swift và Java thay thế rồi. Công nghệ thông tin hiện nay đang là xu hướng chọn nghề hot tại Việt Nam, tức là nhu cầu học ngành này ngày càng cao, các công ty tuyển dụng cũng đang khát nhân lực chất lượng cao trong ngành này. Với anh là một người đã có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lập trình, và mình đã có nhiều mối quan hệ với các công ty lớn như FPT hay Appota, Framgia thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho việc tuyển giáo viên, tạo nghề nghiệp cho học viên khi tốt nghiệp hay kể cả việc marketing cho các khóa học.
Hơn nữa nhà nước cũng có rất nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các startup. Đấy là những lý do chính khiến anh quyết định mở dự án này”.
Nội dung đào tạo lập trình tại các trường đại học đã quá lỗi thời là nhân tố quan trọng và là động cơ để khách hàng – sinh viên tại các trường đại học này tìm đến các lớp học dạy bên ngoài để bắt kịp với xu hướng phát triển của công nghệ và nhu cầu tuyển dụng của các công ty công nghệ hiện nay. Các khóa học dạy lập trình của ILIAT sẽ dễ dàng thu hút các khách hàng tiềm năng và giải quyết nhu cầu của họ.
Nhu cầu nhân lực về lập trình cao do hiện nay máy tính, internet và smartphone đang ngày càng phát triển và trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy cần có đội ngũ lập trình để tạo nên những phần mềm công nghệ, trí thông minh nhân tạo để
có thể đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của con người. Nhu cầu về nhân lực cao kéo theo nhu cầu về học lập trình cũng tăng theo. Học công nghệ thông tin – lập trình trở thành xu hướng. Lượng cầu lớn, với tình hình hiện nay rằng cung không đủ cầu thì các công ty hoạt động về giáo dục lập trình rất có khả năng phát triển mạnh mẽ nếu có sản phẩm tốt và biết cách làm marketing hướng tới khách hàng.
Qua phỏng vấn, anh Nguyễn Thanh Tùng – CEO công ty cũng cho biết: “ Trong quá trình phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài, công ty đặc biệt chú ý vào phân tích các đối thủ hiện có trên thị trường, họ có điểm mạnh gì, USP của họ ra sao, và phân tích nhu cầu, đặc điểm của các khách hàng, tức là các học viên của mình để điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp. Việc phân tích thì công ty tiến hành khá thường xuyên, 1 tháng phân tích đối thủ cạnh tranh một lần. Việc phân tích khách hàng thì tiến hành và cập nhật liên tục khi kết thúc mỗi một khóa học để kịp thời cải tiến nội dung cho phù hợp”.
Qua phỏng vấn và tổng hợp ý kiến, tác giả nhận thấy tất cả ban giám đốc đều đồng ý rằng đối thủ cạnh tranh là đe dọa lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Ngoài ra, những công ty lớn về giáo dục sẵn sàng mở rộng thêm một lĩnh vực mới là đào tạo lập trình, lượng đối thủ của ILIAT sẽ ngày càng gia tăng khi mà thị trường có cầu vẫn rất lớn và vẫn còn rất tiềm năng như hiện nay. Chưa kể những công ty lớn như Topica đã có khả năng kết hợp với nhiều bên để tạo ra các khóa học online, là một sản phẩm có thể thay thế cho cá khóa học theo hình thức truyền thống. Điều này công ty cũng cần phải xem xét để nghiên cứu và phân tích, nếu không rất dễ bỏ sót dẫn đến việc xác định sai chiến lược kinh doanh.
Khách hàng là cơ sở chính để công ty xây dựng sản phẩm cũng như là cơ sở để cải tiến và phát triển những khóa học trong tương lai. Sản phẩm tạo ra cũng cần đáp ứng tốt nhu cầu cấp thiết của khách hàng, đôi khi chỉ vì một thiếu sót nhỏ của sản phẩm cũng có thể để vuột mất khách hàng vào tay đối thủ. Công ty chú trọng việc phân tích khách hàng là một điểm rất đáng mừng, giúp cho việc hoạch định chiến lược chính xác và hiệu quả hơn.
Nhận xét: Công ty có tiến hành việc phân tích và tìm kiếm những cơ hội trong ngành, cũng như những mỗi đe dọa đang có và sắp có trong tương lai, tuy nhiên phân tích còn chưa đầy đủ, ví dụ như đe dọa gia nhập tiềm năng mới hay các sản phẩm dịch vụ thay thế không hề thấy được phân tích. Công ty có đánh giá mức độ quan trọng, mức độ ảnh hưởng và tính cấp thiết của các yếu tố này. Tuy nhiên, việc phân tích các nhân tố mới
dừng ở bước liệt kê và đánh giá mức độ quan trọng, chứ chưa thực hiện quy trình phân tích cụ thể, chưa áp dụng mô thức EFAS để thấy rõ được mức độ quan trọng của
từng nhân tố, cũng như xác định được tổng mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài ở mức độ tốt hay kém hay trung bình.
2.3.2.3. Thực trạng phân tích môi trường nội bộ
Qua phỏng vấn, chị Nguyễn Thị Thu Hà – trưởng dự án dạy học lập trình cho biết: “ Trước khi đưa ra chiến lược để phát triển hoạt động kinh doanh, bản thân chị là trưởng dự án nên chị là người phân tích các yếu tố bên trong để đưa ra chiến lược thích hợp nhất. Về cơ sở vật chất, nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính, văn hóa công ty, xác định điểm mạnh của công ty… chị đều thực hiện phân tích. Tuy nhiên chị chỉ phân tích để đưa ra quyết định là nên thực hiện hoạt động kinh doanh như thế nào dựa trên lợi thế cạnh tranh của công ty, chứ không có văn bản để trình lên cấp trên hay gửi cho ai hết. Việc trao đổi giữa chị và ban giám đốc đều thông qua các buổi họp và nói miệng trực tiếp. Về việc sử dụng công cụ để phân tích thì thực tế chưa có công cụ nào được sử dụng để đưa vào phân tích cả.”.
Điểm mạnh của ILIAT là công ty có nguồn nhân lực trẻ, năng động, nhiều tài năng, thường nhân sự của công ty là sinh viên trường đại học Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, FPT, Bưu chính viễn thông. Công ty thường tổ chức các cuộc thi để thu hút các bạn trẻ tài năng, điển hình nhất gần đầy là cuộc thi “young project manager”…
điều này đã mang đến một đội ngũ nhân lực rất tiềm năng cho ILIAT, điều quan trọng nhất của ILIAT lúc này là đào tạo và phát triển, giúp các tài năng trẻ này phát huy được hết khả năng của mình cho ILIAT.
Văn hóa của ILIAT được đánh giá rất tốt, mọi cán bộ nhân viên đều đoàn kết, giúp đỡ , hỗ trợ lẫn nhau trong vông việc. Ngoài ra ban lãnh đạo cũng có sự quan tâm, gần gũi với nhân viên và thường tổ chức các buổi chia sẻ, tâm sự, là nơi để tất cả mọi người đều được trình bày những ý kiến, những khó khăn, trong quá trình làm việc của mình thông qua các buổi họp toàn công ty vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần.
Nhà quản trị là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình, từng có những năm sống và làm việc tại Mỹ, Đức và Singapore, CEO của ILIAT có nhiều cơ hội tiếp xúc và học hỏi những tiến bộ của nước ngoài, vì thế đây được coi là một trong những điểm mạnh của công ty.
Hơn 4 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, ILIAT đã từng là công ty hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục lập trình. Công ty đã xây dựng được uy tín cũng như sự hài lòng của khách hàng.
Theo sự đánh giá cá nhân của các nhà quản trị, hai điểm yếu lớn nhất mà công ty đang gặp phải hiện nay đó là hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng và hoạch định chiến lược chưa được đánh giá cao. Bởi việc đánh giá thị trường và đưa ra các ý kiến đều dựa trên ý kiến của giám đốc đưa ra, bộ phận nghiên cứu thị trường chưa được thành lập cộng thêm đó là việc lấy ý kiến được thực hiện từ các bộ phận không có nhiều chuyên môn.
Chi phí vận hành của các dự án còn lớn. Công ty đầu tư khá nhiều cho các dự án mới, dự án con. Tuy nhiên chưa đánh giá hết những rủi ro từ các dự án, dẫn đến dự án chưa được ra mắt, hoặc ra mắt không lâu đã bị phá sản.
Công ty chưa đầu tư nhiều cho hoạt động marketing, hoạt động này chưa được công ty trú trọng và nó thể hiện phần nào ở hoạt động quảng cáo xúc tiến của công ty, hoạt động quảng cáo chỉ được diễn ra khi có dự án mới được ra mắt chứ không có kế hoạch cụ thể theo tháng hay theo năm. Hơn nữa các dự án cũng tiến hành hoạt đông marketing độc lập, không hỗ trợ cho nhau.
Nhận xét: Công ty đã có thực hiện phân tích môi trường nội bộ bên trong doanh nghiệp và phân tích khá đầy đủ. Các nhà quản trị nắm rõ được các điều kiện hiện tại của công ty và xác định được lợi thế cạnh tranh mà công ty sẽ theo đuổi. Tuy nhiên, rõ ràng công ty chưa xây dựng mô hình IFAS để đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố, để thấy rõ đâu là là những điểm mạnh cần tiếp tục phát huy, đâu là những điểm yếu cần nỗ lực khắc phục, điều này có thể dẫn đến công ty sẽ đánh giá sai các yếu tố và mức độ quan trọng của nó, hoặc có thể bỏ sót một số yếu tố quan trọng mà lẽ ra nếu sử dụng công cụ thì có thể kiểm soát được đầy đủ.