* Tìm ý sơ lược:
Ý 1: Giải thích ngắn gọn giá trị nhân đạo
+ Nhân đạo: Là yêu thương con người. Đây là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học chân chính.
+ Biểu hiện của giá trị nhân đạo:
- Niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn truớc nỗi đau, nỗi khổ của những con người.
- Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã gây bao đau khổ cho con người.
- Phát hiện, trân trọng và ngợi ca những vẻ đẹp của con người.
- Bày tỏ niềm tin tưởng ở khả năng vươn lên của con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
-Mơ ước về một xã hội công bằng để mang lại hạnh phúc cho những người bất hạnh.
Ý 2: Chứng minh giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Luận điểm 1: Niềm cảm thương sâu sắc trước nỗi khổ lầm than của nhân dân Biểu hiện:
- Lo lắng trước tình thế của con đê
Thấy Đê nguy cấp -> Lo lắng: Dồn nén giọng điệu, chi tiết
đê không còn cách cứu vãn -> Lo lắng tột độ: Thốt lên thành lời - Đồng cảm, chia sẻ trước nỗi khổ lầm than cơ cực của dân phụ hộ để
Thấy: dân phu khổ cực lầm than -> đồng cảm, chia sẻ Dồn nén giọng điệu, chi tiết Thốt lên thành lời
- Đau đớn bàng hoàng trước thảm cảnh đê vỡ:
Thấy: cảnh đê vỡ -> đau đớn, bàng hoàng Dồn nén giọng điệu, chi tiết Thốt lên thành lời
Luận điểm 2: Lên án, tố cáo bọn quan lại cầm quyền vô trách nhiệm
- Niềm căm phẫn được dồn nén trong những chi tiết nghệ thuật ghi lại cuộc sống xa hoa vương giả.
- Đặc biệt, thái độ căm ghét phẫn nộ được thể hiện ở ngòi bút trò phúng đặc sắc
- Thái độ tố cáo mạnh mẽ nhất được dồn nén trong những chi tiết miêu tả niềm sung sướng cực độ của quan.
* ý chi tiết:
Luận điểm 1: Niềm cảm thương sâu sắc trước nỗi khổcưc, lầm than của nhân dân Luận cứ 1: Lo lắng trước tình thế của con đê
- Truyện ngắn được mở đầu”Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá…”. Đó là những câu văn ngắn thông báo cho người đọc tình thế hiểm nghèo của con đê trong thời gian đêm hôm khuya khoắt, không gian mưa kéo dài không ngớt. Khúc đê xung yếu tại làng X, Nước đã thấm vào tận ruộng. Trước tình thế đó, bao nỗi lo âu của tác giả không thể nào giấu nổi “Khúc đê…xem chừng núng thế lắm, không khéo thì vỡ mất”. Giờ phút này, dường như tác giả đang cùng những người dân nơi đây hồi hộp đến nín thở dõi theo diễn biến của con đê.
- Tình hình vô cùng căng thẳng, thế đê không còn cách cứu vãn “Trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Nghệ thuật tăng cấp dược sử dụng ngay ở phần đầu truyện. Thiên nhiên mỗi lúc một giữ dằn bạo liệt. Mưa càng lúc càng to dai dẳng giữ dội. Trời nước mênh mông đồng nghĩa với thế đê suy yếu nghiêm trọng. Tác giả thốt lên như tai hoạ của chính mình:
“Lo thay! Nguy Thay! Khúc đê này hỏng mất ”. Nỗi lo lắng không thể nào nén nổi, tác giả đã kêu lên một cách đau đớn. Bởi đê có làm sao thì người dân nơi đay cũng không còn đường sống. Hàng ngàn sinh mệnh đồng bào huyết mạch đang hoàn toàn phụ thuộc vào khúc đê này.
Luận cứ 2: Đồng cảm chia sẻ trước nỗi khổ cực lầm than của dân phu hộ đê
- Trước tình thế hiểm nghèo của con đê, bao nỗi vất vả, khổ cực, lầm than của dân phu được tác giả ghi lại bằng giọng văn tả thực với giọng điệu thiết tha, dồn nén bao nỗi xúc độngs trong lòng. “Dân phu kể hàng trăm nghìn người … bì bõm dưới bùn lầy … ướt lướt thướt như chuột lột” . Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ ngữ giàu sức gợi đã dựng lên trước mắt người đọc cảnh tưọng người người kiệt sức tring mưa gió, đói rét giữa dêm hôm khuya khoắt cùng bao nỗi thương cảm đến nghẹn lòng của tác giả. Tác giả như đang đứng trong từng cảnh ngộ của từng người dân, thấm thía bao nỗi vất vả mà họ phải chịu đựng “xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”, thấu hiểu trạng thái tinh thần lo lắng đến cực độ của từng người dân trong hoàn cảnh ấy “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ”. Bao đời nay, cảnh lũ lụtn, đê vỡ đã trở thành nỗi đe doạ khủng khiếp đối với người dân quê. Bằng ngòi bút nhân đạo thắm thiết, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình thế hết sức hiểm nghèo.
- Chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của đồng bào huyếtmạch, nỗi thương cảm không thể nào nén nổi, nghẹn ngào trên từng rang viết: “tình cảnh thật là thảm!” “Than ôi! sức người khó lòng địch nổi với sức người”. Tác giả dường như đang nín thở theo dõi tình thế nguy cấp của con đê còng hàng ngàn sinh mệnh người dân dang bị đe doạ. Bởi thế đê thì không còn cách cứu vãn mà hậu quả xảy ra thì đau thương, tan tóc đến khôn lường.
Luận cứ 3: Đau đớn bàng hoàng trước cảnh đê vỡ
- Nỗi đau đó được dồn nén trong giọng văn miêu tả gián tiếp tai hoạ khủng khiếp “Bỗng một tiếng kêu vang trời dậy đất”, lời văn miêu tả âm thanh kinh hãi: tiếng người kêu cứu rầm rì, thảm thiết vang lên trong đêm, “Tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà chó trâu bò kêu vang tứ phía”. Nỗi dau thương vỡ ào trên trang sách “Khắp nơi nước trâu lênh láng...tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”. Một cảnh tượng hãi hùng, nước cuốn trôi nhà cửa, rựôn vườn cùng hàng ngàn sinh mạng ngườ dân. Giọng văn đau đớn thắt nghẹn, lời văn biểu cảm trực tiếp. Đó tột cùng của niềm đau khi tác giả phải chứng kiến thảm cảnh này.
=> Khái quát luận điểm: bao nhiêu yêu thương đồng cảm, sẻ chia mà tác giả dành cho dân phu hộ đê , đó chính là những biểu hiện sâu sắc của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
Luận điểm 2: Càng xót thương “đồng bào huyết mạch” bao nhiêu, tác giả càng căm phấn bọn quan lại cầm quyền bấy nhiêu.
Luận cứ 1: Giải thích:Yêu thương và căm giận là hai cung bậc của một nguồn mảch cảm xúc thống nhất. Vì yêu thương sâu sắc, mãnh liệt nên căm giận mới dữ dội, trào sôi. Càng yêu thương đồng bào bao nhiêu, tác giả càng bày tỏ thái độ lên án, tố cáo bọn quan lại cầm quyền vô trách nhiệm bấy nhiêu Luận cứ 2:Chứng minh: Niềm căm phấn trước hết được dồn nén trong những chi tiết ghi lại (miêu tả) cuộc sống xa hoa, vương giả của bè lũ quan lại đi giúp dân hộ đê. Nghệ thuật liệt kê được sử dụng tài tình qua hàng loạt chi tiết “Trên sập, một người quan phụ mẫu uy nghi, chiễm chệ ngồi”. Quanh ngài bao bọc đủ thứ xa hoa đắt tiền: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rẽ tía…Xung quanh có kẻ hầu người hạ, nào lính lệ hầu quạt, hầu điếu đóm, nào người nhà quỳ gãi, bốn góc có bốn kẻ hầu bài. Đoạn văn tả thực sắc sảo đã thể hiện được thái độ tố cáo gay gắt của tác giả đối với tên quan phụ mẫu đầy quyền uy, hưởng thụ vật chất xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình
Luận cứ 3: chứng minh: Đặc biệt thái độ căm uất, phấn nộ của tác giả được thể hiện ở ngòi bút trào phúng đặc sắc, những lời lẽ mỉa mai cay độc trước sự đam mê cờ bạc qua đáng của tên quan phủ, thờ ơ trước sinh mệnh của bao nhiêu người dân đang bị đe doạ. Những lời bình thật thấm thía “Thật là tôn kính xứng đáng là một vị phúc tinh”. Những lời mỉa mai châm biếm thật sâu cay “Ngài mà còn giở cán bài, …ngài cũng thây bộ” “Ôi trăm hai mươi lá bài…Mà quan mê đến thế”. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo kết hợp với những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, tác giả đã bày tỏ niềm căm giận tột độ đối với những kẻ nhân danh cha mẹ dan, vô trách nhiện qua đáng, coi mạng sống của người dân như cỏ rác. Dường như càng bất bình, phẫn nộ trước thái độ sống chết mặc bây của tên quan phủ bao nhiêu thì nỗi thương cảm, xót xa cho đồng bào huyết mạch càng dâng lên nghẹn ngào bấy nhiêu. Cùng với những lời lẽ mỉa mai cay độc là nỗi đau đớn, xót thương ngập tràn lên từng trang viết.
Luận cứ 4: Chứng minh : T hái độ tố cáo mạnh mẽ, danh thép nhất được dồn nén trong những chi tiết miêu tả sung sướng cực độ của quan trước cán bài “Ù! Thông tôm …chi chi nảy”. Trong khi bên ngoài đang xảy ra thảm cảnh đe vỡ, tộ cùng của nỗi đau thương, thì bên trong tên quan phủ vỗ tay cười nói, kêu to “ù! Thông tôm…chi chi nảy”. Đó là niềm sung sướng phi nhân tính bộc lộ bản chất thú tính của tên quan mất hết nhân tính, nhân tình. Ở đây, tác giả không có một lời bình nào dành cho hắn, ;lời nói, hành động của hắn là lời tố cáo danh thép nhất hơn bất kì một lời văn biểu cảm này.
* Khái quát và đánh giá.
Khái quát:(chốt luận điểm):Tác phẩm “Sống chết mặc bay” không chỉ có giá trị hiện thực mà còn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Đằng sau hai bức tranh đối lập được phản ánh trong tác phẩm là cả tấm lòng yêu thương mà tác giả dành cho người dân thời bấy giờ
Đánh giá: - Tác giả:
* Tài năng: - Ngòi bút trào phúng trào phúng sắc sảo, xây dựng tình huống đặc sắc - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bước đầu có những thành công.
- Vấn đề cách mạng: Tác phẩm đã thể hiện được niềm cảm thương sâu sắc cuat tác giả trước nỗi thống khổ của nhân dân.
=> Với tài năng và tấm lòng của nhà văn, tác phẩm đã đạt được những thành tựu đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật, xứng đáng là “Bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn hiện đại.
4. Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công hai bức tranh đời tương phản. Em hãy làm sáng tỏ.
Gợi ý cách làm:
a. Mở bài gián tiếp:
- Dẫn dắt: + Tác giả + Tác phẩm
- Giới thiệu vấn đền cần chứng minh: Hai bức tranh đời tương phản trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.
Ví dụ: Phạm Duy Tốn là một trong những người có công đầu trong sự hình thành và phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nước ta. Truyện ngắn của ông thường thiên về phản ánh xã hội theo cảm hứng hiện thực chủ nghĩa. Trong số đó, phải kể đến tác phẩm “Sống chết mặc bay”.
Trong tác phẩm này, tác giả đã xây dựng hai bức tranh đời đối lập, tương phản gay gắt, khiến người đọc phải suy ngẫm.
b. Thân bài:
Đoạn 1: Khái quát về hai bức tranh đời sống tương phản
Hai bức tranh đời tương phản được nói đến trong tác phẩm này: tình cảnh khốn khổ cùng cực của người dân hộ đê và cảnh ăn chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm của bọn quan lại.
Luận điểm 1: Sự đối lập giữa địa thế quan ở với thế đê bảo vệ dân làng.
+ Người dân phải đối diện với thế đê vô cùng nguy khốn: Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X, phủ ích xem chừng núng thế lắm, vài ban đoạn nước đã thấm vào tận ruộng. Con đê đang đứng trước nguy cơ bị vỡ, sinh mạng của hàng ngàn người dân đang bị đe doạ nghiêm trọng.
+ Cảnh quan trong đình, nơi địa thế cao, vững chãi, đê vỡ cũng không sao
Luận điểm 2: Người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập còn tên quan phủ thì lo ăn chơi xa hoa, vô trách nhiệm.
- Người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập , tình thế hết sức hiểm nghèo.
+ Truyện ngắn được mở đầu với thời gian ”Gần một giờ đêm”. Đó là thời gian khuya khắt, khi mà bình thường mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian ấy, nhà văn muốn nói: , cuộc hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày, đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi. Họ đã vô cùng mệt mỏi, đuối sức vì đói rét quần quật kéo dài + Trong khi đó: “Trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”.
Thiên nhiên mỗi lúc một giữ dằn bạo liệt. Mưa càng lúc càng to dai dẳng giữ dội. Trời nước mênh mông đồng nghĩa với thế đê suy yếu nghiêm trọng. Tác giả thốt lên như tai hoạ của chính mình: “Lo thay!
Nguy Thay! Khúc đê này hỏng mất ”. Nỗi lo lắng không sao dồn nén nổi, tác giả đã kêu lên một cách đau đớn. Bởi đê có làm sao thì người dân nơi đây cũng không còn đường sống. Hàng ngàn sinh mệnh đồng bào huyết mạch đang hoàn toàn phụ thuộc vào khúc đê này.
+ Trước tình thế hiểm nghèo của con đê, “Dân phu kể hàng trăm nghìn người … bì bõm dưới bùn lầy
…” . Giọng văn: gấp gáp, những câu văn ngắn nghe ngắn gọn như những bản tin thời tiết nhưng dồn dập đã thể hiện tất cả sự khẩn cấp, nguy cấp của con đê và bao lo âu, hốt hoảng của dân phu hộ đê. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ ngữ giàu sức gợi cho thấy dân chúng đã huy động hết sức người, sức của để hộ đê, hàng trăm, nghìn người đem thân hèn yếu chống chọi với đê, không ai lùi bước. Những động từ, tính từ dồn dập nối nhau kết hợp với thủ pháp so sánh: “người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột” đã dựng lên trước mắt cảnh tượng hối hả, chèo chống, người người kiệt sức trong đói rét, mưa gió.
Đó chính là tình cảnh khốn khổ, khốn cùng, vô cùng thảm hại của người dân quê. Tác giả như đang đứng trong từng cảnh ngộ của từng người dân, thấm thía bao nỗi vất vả mà họ phải chịu đựng “xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”, thấu hiểu trạng thái tinh thần lo lắng đến cực độ của từng người dân trong hoàn cảnh ấy “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ”. Bao đời nay, cảnh lũ lụt, đê vỡ đã trở thành nỗi đe doạ khủng khiếp đối với người dân quê. Bằng ngòi bút nhân đạo thắm thiết, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình việc giúp dân hộ đê.
- Còn tên quan phủ cùng bè lũ quan lại thì ăn chơi xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình.
+ Nghệ thuật liệt kê được sử dụng tài tình qua hàng loạt chi tiết “Trên sập, một người quan phụ mẫu uy nghi, chiễm chệ ngồi”. Quanh ngài bao bọc đủ thứ xa hoa đắt tiền: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rẽ tía…Xung quanh có kẻ hầu người hạ, nào lính lệ hầu quạt, hầu điếu đóm, nào người nhà quỳ gãi, bốn góc có bốn kẻ hầu bài. Đoạn văn tả thực sắc sảo đã thể hiện được thái độ tố cáo gay gắt của tác giả đối với tên quan phụ mẫu đầy quyền uy, hưởng thụ vật chất xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình.
+ Đặc biệt hắn còn là một kẻ đam mê cờ bạc một cách quá đáng, thờ ơ trước sinh mệnh của bao nhiêu người dân đang bị đe doạ. Những lời bình thật thấm thía “Thật là tôn kính xứng đáng là một vị phúc tinh”. Những lời mỉa mai châm biếm thật sâu cay “Ngài mà còn giở cán bài, …ngài cũng thây bộ” “Ôi trăm hai mươi lá bài…mà quan mê đến thế”. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo kết hợp với những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, tác giả đã bày tỏ niềm căm giận tột độ đối với những kẻ nhân danh cha mẹ dân, vô trách nhiện qua đáng, coi mạng sống của người dân như cỏ rác.
+ Thỉnh thoảng có người nhắc khẽ: “Bẩm qua, dễ có khi đê vỡ” thì hắn gắt: “Mặc kệ”. Đây là câu nói đầu tiên của quan về việc hộ đê, mặc dù lúc này đây quan là người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm chính. Câu nói ấy đã lột trần bản chất của quan: vô trách nhiệm, táng tận lương tâm, sống chết mặc bay, tàn nhẫn, độc ác, không mảy may một chút tình người.
Luận điểm 3: Nhân dân lâm vào thảm cảnh đê vỡ còn tên quan phủ thì ở cực điểm của sự sung sướng, hả hê.