Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Một phần của tài liệu Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trung Tâm Học Tập Cộng Đồng (Trang 21 - 36)

Nghiên cứu tổng quan về phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ ở ngoài nước và nước ngoài giúp cho luận án có một cái nhìn tổng thể và toàn diện nhất về nội dung nghiên cứu. Các xu hướng nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu làm rõ câu hỏi TTHTCĐ ở mỗi nước ra đời như thế nào và có nhiệm vụ, chức năng gì? Đội ngũ CBQL của TT là ai và thành phần như thế nào? Cơ cấu ra sao? Họ có những nhiệm vụ gì? Họ được ĐT và bồi dưỡng nâng cao năng lực như thế nào? Luận án đã hệ thống lại các nghiên cứu về phát triển đội ngũ TTHTCĐ thành 3 nội dung lớn như sau:

1.1.1. Nghiên cứu về sự ra đời của Trung tâm học tập cộng đồng 1.1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Thuật ngữ “TTHTCĐ” (Community Learning Center – CLC) được đề xuất vào cuối những năm 1990, ban đầu tại các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nhằm cung cấp GD cơ bản cho người lớn và GD thường xuyên [22]. Các TTHTCĐ tồn tại dưới nhiều tên gọi khác nhau, nhưng cơ bản có các hoạt động giống nhau, chủ yếu là cung cấp cơ hội học tập và GD cho người lớn và đóng vai trò là trạm kết nối việc học tập của cá nhân và phát triển cộng đồng. Đặc điểm nổi bật của TTHTCĐ là gần gũi nơi cư trú và phục vụ nhu cầu học tập mang tính địa phương. Khi các TTHTCĐ được thành lập ở các nước Châu Á thì các TT này có thể được định nghĩa như là một tổ chức GD của địa phương, ngoài hệ thống GD chính quy phục vụ các thôn bản hoặc các khu vực thành thị. Các TT này thường do nhân dân địa phương thành lập và quản lý nhằm cung cấp các cơ hội học tập khác nhau để phát triển cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân [28].

Tại Nhật Bản, các TTHTCĐ được gọi là “Kominkan” và được hình thành từ sau Thế chiến thứ II. Việc ra đời của các Kominkan được dựa trên khung pháp lý của Luật GD cơ bản và Luật GD xã hội của Nhật. Vai trò của các Kominkan là: (i) cung cấp giải pháp cho công dân để giải quyết những vấn đề thường ngày trong cuộc sống;

(ii) thiết lập quan hệ hỗ trợ, tin tưởng nhau và xây dựng cộng đồng; (iii) điều phối hợp tác giữa các thiết chế GD xã hội khác trong cộng đồng; (iv) thiết lập quan hệ hợp tác với các TTHTCĐ trên thế giới. Mạng lưới Kominkan bao gồm cả các Kominkan do nhà nước thiết lập và các Kominkan “tự quản” (autonomous Kominkan) [99].

Tại Hàn Quốc thì hệ thống các cơ sở GD suốt đời (Lifelong Education Institutions) là xương sống của hệ thống học tập cộng đồng. Các cơ sở này được thành lập bởi quy định của Luật GD suốt đời ở Hàn Quốc (Lifelong Education Act) là thành lập các thiết chế học tập suốt đời ở mọi cấp (quốc gia, thành phố, tỉnh, huyện, xã). Các cơ sở này cung cấp các khóa học từ GD cơ bản đến văn hóa – nghệ thuật. Các cơ sở này cũng có liên kết chặt chẽ với hệ thống trường chính quy. Bộ GD Hàn Quốc cũng triển khai kế hoạch để sử dụng nhà trường làm TTHTCĐ, đặc biệt là vùng nông thôn [111].

Tại Indonesia, các TTHTCĐ được xem là một đơn vị GD không chính quy có chức năng tổ chức các hoạt động học tập dựa trên nhu cầu của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng. Chính phủ không quản lý trực tiếp các TTHTCĐ mà chỉ tạo điều kiện hỗ trợ và giám sát cho TT hoạt động hiệu quả và bền vững. Chỉ có một số nhỏ các TTHTCĐ do nhà nước thành lập và quản lý. Tuy nhiên, việc thành lập TTHTCĐ phải được chính quyền cấp phép. Hệ thống các TTHTCĐ của Indonesia gồm 2 loại hình: (i) PKBM: TTHTCĐ do tư nhân và NGO thành lập/ quản lý; (ii) SKB: TTHTCĐ do nhà nước quản lý [116].

Tại Thái Lan, Luật “Thúc đẩy GD không chính quy và phi chính quy” cho rằng TTHTCĐ là nơi cung cấp các hoạt động GD không chính quy để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thái Lan. Từ năm 2009, Thái Lan bắt đầu phát triển mạnh các mạng lưới TTHTCĐ. Các TTHTCĐ ở đây cung cấp các chương trình học tập đa dạng và mang tính địa phương hóa. Bộ GD Thái Lan đang triển khai đề án nâng cấp các TTHTCĐ thành các TT GD không chính quy và phi chính quy (NIE) với các chức năng là GD triết lý kinh tế vừa đủ, phát triển dân chủ xã hội, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho cộng đồng và thúc đẩy học tập suốt đời trong cộng đồng [121]

Ở Trung Quốc, dựa trên ý tưởng của UNESCO về GD phục vụ xóa đói giảm nghèo, năm 1997, các TTHTCĐ đầu tiên được thành lập ở 3 tỉnh miền Tây (Cam Túc, Vân Nam và khu tự trị Quảng Tây), gắn với hai phong trào phát động trên toàn quốc là phong trào “Hai vấn đề cơ bản” (là phổ cập GD 9 năm bắt buộc và xóa mù chữ ở người lớn và thanh thiếu niên) và phong trào GD cộng đồng. Từ đó đến nay, các TTHTCĐ liên tục mở rộng và phát triển [118]

Tại Kazakhstan, việc thành lập và phát triển các TTHTCĐ được coi như là một dự án xã hội, nhằm cung cấp cơ hội học tập suốt đời cho các nhóm đối tượng: các đình khó khăn, đông người, phụ nữ, thanh thiếu niên, các bà mẹ, quả phụ, những người hồi hương, trẻ mồ côi… có chú trọng đến những người thất nghiệp, trẻ em có nhu cầu phát triển đặc biệt. Các TTHTCĐ đầu tiên được thành lập ở các vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn về KT- XH. Mỗi TTHTCĐ ở Kazakhstan đều có phương

thức quản lý và tổ chức hoạt động khác nhau. Hoạt động chủ yếu của TTHTCĐ này gắn với các chương trình “từ nhà trường đến công việc” hay “từ nhà trường đến nghề nghiệp”, chương trình “làm giàu cho tất cả thành viên trong cộng đồng”, chương trình xóa mù chữ, học tin học, ngoại ngữ, các chương trình bồi dưỡng kỹ năng sống và các hoạt động văn hóa… của Chính phủ. Chương trình GD của TTHTCĐ được hình thành trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng địa phương [116].

Như vậy, các TTHTCĐ được ra đời đã trở thành xu thế tất yếu ở các nước Châu Á. Mô hình này hứa hẹn là một cơ sở giáo dục tạo điều kiện cho người dân ở cộng đồng được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Mô hình này đã được ứng dụng hiệu quả và phát triển trong môi trường ở Việt Nam. Góp phần nâng cao chất lượng

“giáo dục đại chúng” cũng như đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của người dân.

1.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học GD (nay là Viện Khoa học GD Việt Nam) trên cơ sở nghiên cứu và tổng thuật những bài học kinh nghiệm về việc phát triển thành công mô hình TTHTCĐ của một số nước Châu Á - Thái Bình Dương và trước đòi hỏi mở rộng nhiều hình thức GD không chính quy cho người dân để xây dựng mô hình TTHTCĐ cấp xã tại Việt Nam. TT Xóa mù chữ và GD thường xuyên thuộc Viện Khoa học GD Việt Nam đã thử nghiệm mô hình đó tại các xã Cao Sơn (Hòa Bình), Pú Nhung (Lai Châu), Việt Thuận (Thái Bình) và An Lập (Bắc Giang) [29], [84]. Từ kết quả thử nghiệm nói trên, năm 1999, Bộ GD và ĐT đã mở rộng việc xây dựng mô hình TTHTCĐ ở các tỉnh thành phố khác và được các tổ chức quốc tế hỗ trợ. Hiệp hội Quốc gia và các tổ chức UNESCO Nhật Bản (NFUAL) đã giúp 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên xây dựng 40 TTHTCĐ; giúp đỡ 8 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai và Sơn La mỗi tỉnh một TTHTCĐ. UNESCO Hà Nội giúp 5 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng) và Bình Phước mỗi tỉnh có một TTHTCĐ. Sau đó, Hội Khuyến học Việt Nam đã cùng với Bộ GD và ĐT nhân rộng và phát triển TTHTCĐ trên khắp cả nước [46].

Trên cơ sở thực tiễn phát triển của TTHTCĐ trong nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Văn Mễ (2014) đã tổng hợp thành các loại hình TTHTCĐ để có thể phát triển trong thời gian tới để phù hợp với vùng nông thôn, thành thị, đồng bằng, miền núi, hay mô hình TTHTCĐ hợp nhất với TT Văn hóa – Thể Thao xã thành TT Văn hóa – Thể thao – Học tập cộng đồng hay mô hình các TT con trực thuộc TTHTCĐ… [60]

Như vậy, việc phát triển số lượng đội ngũ CBQL TTHTCĐ được tiến hành thông qua việc xây dựng và phát triển các TTHTCĐ. Tùy thuộc vào đặc trưng và điều kiện mỗi nước mà đội ngũ ban quản lý TT sẽ được bố trí về số lượng và cơ cấu khác nhau.

1.1.2. Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với từng mô hình trung tâm học tập cộng đồng

1.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Văn phòng UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (PROAP) đã kết hợp rất chặt chẽ với các quốc gia thành viên để biên soạn các tại liệu học tập và tài liệu huấn luyện nhằm phát triển các cơ hội GD thường xuyên ngoài hệ thống GD chính quy, trong đó chương V của cuốn ATLP - CE Tập VIII - sổ tay về phát triển các TT Học tập (sau thống nhất gọi là các TTHTCĐ) đã đề cập đến số lượng và thành phần cơ cấu của đội ngũ CBQL của TT này như sau [85]:

Đội ngũ cán bộ TTHTCĐ tất nhiên sẽ khác nhau đối với các TT khác nhau, tùy thuộc vào nguồn lực và phạm vi hoạt động của các TT. Các cán bộ hưởng lương bao gồm chuyên trách và bán chuyên trách. Họ cần sự hỗ trợ của các đội ngũ tình nguyện làm việc không lương.

Ban quản lý TTHTCĐ thường bao gồm: Người đứng đầu cộng đồng/ những nhà chính trị; Những người lãnh đạo cộng đồng; Các nhà hoạt động xã hội; GV; Sinh viên; Các đại diện cho các đối tượng; Đại diện cho giới kinh doanh; Đại diện cho các cơ quan hữu quan.

Tổ chức TTHTCĐ: Mỗi TT cần ít nhất một người chuyên trách có năng lực.

Người này được trả lương sẽ do ngân sách của TT, cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ sáng lập ra TT. Nhiệm vụ của người tổ chức TT thường là: Giúp đỡ cộng đồng phát hiện ra nhu cầu học tập; Cố vấn cho ban quản lý TT về chính sách; Giúp đỡ ban quản lý trong việc thiết kế chương trình; Tổ chức các hoạt động học tập của TT; Quản lý ngân sách; Giám sát cán bộ; Tổ chức huấn luyện cán bộ, nhất là những người tình nguyện; Tổ chức thư viện và lưu trữ tài liệu; Giám sát việc biên soạn tài liệu và phân phối tài liệu; Tìm kiếm, liên hệ CTV từ các cơ quan hữu quan và các nguồn khác ở địa phương; Khuyến khích sự tham gia của những người tình nguyện địa phương như những thanh niên và phụ nữ có học vấn; Thành lập và giám sát các dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vấn và chỉ dẫn, các chức năng chung ở cộng đồng, đề án phát triển cộng đồng…; Báo cáo về các hoạt động của TT với Ban quản lý.

Đây là những cơ sở để xác định nhiệm vụ, cơ cấu và số lượng đội ngũ ban quản lý TTHTCĐ tùy theo đặc trưng của mỗi nước. Chẳng hạn: Tại Nhật Bản, nhân sự cơ

hữu của Kominkan bao gồm một giám đốc, một trưởng ban điều phối và một vài nhân viên. CBQL Kominkan phải có chứng chỉ là chuyên gia GD xã hội do nhà nước cấp.

Theo luật thì giám đốc chịu trách nhiệm thiết lập kế hoạch hoạt động và điều hành chung; trưởng ban điều phối tổ chức các hoạt động. Nhân sự cơ hữu của Kominkan bắt buộc là viên chức nhà nước thuộc địa phương sở tại. Bên cạnh nhân sự cơ hữu, Kominkan còn có nhân sự bán thời gian. Tuy không phải là tiêu chuẩn bắt buộc, cán bộ Kominkan được khuyến khích phải có bằng cấp đại học về GD xã hội [99].

Tại Hàn Quốc, đứng đầu LLC (gọi tắt là các TTHTCĐ ở cấp địa phương) là giám đốc TT, có các nhiệm vụ sau là cung cấp tư vấn cho cộng đồng; tổ chức nghiên cứu nhu cầu học của cư dân địa phương; điều hành LLC; triển khai các chương trình ĐT và xây dựng quan hệ kết nối với các tổ chức, cơ quan trong cộng đồng. Cán bộ LLC được gọi là “Nhà GD suốt đời” – LLC educator) phải trải qua ĐT từ các sở được kiểm định và có chứng chỉ hành nghề [54].

Tại Indonesia, nhân sự của TTHTCĐ bao gồm 01 chủ tịch phụ trách chung, 01 thư kí điều hành, 01 thủ quỹ, trưởng các bộ phận, GV và CTV. Ngoài việc cung cấp các khóa học kĩ năng và phát triển cộng đồng. Các TTHTCĐ được gai cả nhiệm vụ cung ứng GD thay thế, vì vậy GV và bộ phận điều hành phải đáp ứng các tiêu chuẩn như đối với GD chính quy [70].

Tuy nhiên tại Thái Lan, ngành GD phân công ít nhất một GV tham gia quản lý các chương trình GD của TTHTCĐ. Hiện nay, Bộ GD Thái Lan đã bố trí được hai GV để phục vụ quản lý cho mỗi TTHTCĐ [69], [122]. Còn ở Kazakhstan, hầu hết những người đứng đầu Ban chỉ đạo TTHTCĐ là đại diện của cơ quan chính quyền địa phương (gọi là Akim) và đại diện của các tổ chức GD, y tế, bảo vệ xã hội của huyện, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức phi Chính phủ, người về hưu, công đoàn và các thành viên khác của cộng đồng. Tham gia giảng dạy là những GV ở các trường học, người về hưu có kinh nghiệm sống phong phú, những cá nhân có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cao cùng một số tình nguyện viên khác [44].

1.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của tác giả Thái Xuân Đào (2000) có nhấn mạnh với mỗi TTHTCĐ được thành lập và hoạt động thì cần có một ban quản lý điều hành các hoạt động của TT. Tác giả đã đề xuất cơ cấu bộ máy ban quản lý bao gồm những người tình nguyện, có uy tín, có trình độ, nhiệt tình và trách nhiệm ở cộng đồng, là đại diện các ban, ngành, đoàn thể ở trong xã. Số lượng thành viên của ban quản lý tùy thuộc vào tình hình cụ thể ở từng địa phương mà UBND xã quyết định cho phù hợp [28], [29].

Các thành phần nên được đề xuất vào đội ngũ ban quản lý bao gồm: Lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền và Hội đồng nhân dân; đại diện của trường phổ thông; cán bộ phụ trách văn xã; cán bộ chuyên trách về Bổ túc văn hóa/ xóa mù chữ (nếu có); cán bộ y tế xã; cán bộ nông nghiệp, khuyến nông; đại diện của Mặt trận tổ quốc; đại diện Hội phụ nữ; đại diện Hội nông dân; đại diện Đoàn thanh niên; đại diện Hội cựu chiến binh;

đại diện Hội người cao tuổi; trưởng thôn.

Sau khi thí điểm mô hình này tại hai xã: xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nhóm đề tài đã có xem xét và điều chỉnh sau khi thí điểm liên quan đến phát triển đội ngũ CBQL của TT. Đó là vấn đề cơ cấu của đội ngũ CBQL là những ai để thực sự phù hợp? Năng lực quản lí điều hành của đội ngũ còn kém là do đâu? Cần thiết có một người chuyên trách cho một TTHTCĐ được vào biên chế Nhà nước mà không thể kiêm nhiệm hay tình nguyện được là vì sao? [30]. Nghiên cứu này đã đặt nền móng ban đầu rất quan trọng với những ý tưởng cho việc phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ ở Việt Nam những năm sau này.

Như vậy, khi các TTHTCĐ được thành lập tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương, UNESCO đã xuất bản các tài liệu nói về vấn đề quản lý TTHTCĐ và xây dựng đội ngũ CBQL cho các TT này. Tuy các nội dung về những vấn đề này mới chỉ ở mức khái quát, nhưng có thể coi những nội dung này là tiền đề cho việc quản lý và tùy từng nước mà có sự vận dụng để xây dựng số lượng và cơ cấu ban quản lý TTHTCĐ cho phù hợp.

1.1.3. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trung tâm học tập cộng đồng 1.1.3.1. Những nghiên cứu nước ngoài

Trong những năm gần đây, hệ thống các TTHTCĐ ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á như ở các nước Nepan, Trung Quốc, Thái Lan, Bangladess, Myanma, Nhật Bản…, cũng đang đặt ra bài toán làm thế nào để duy trì và phát triển bền vững các TTHTCĐ thông qua việc phát triển đội ngũ CBQL. Về bản chất của TTHTCĐ là TT của dân, do dân và vì dân; là cơ sở GD không chính quy của xã, phường, do cộng đồng thành lập và quản lý nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân ở cộng đồng [5], [22]. Trong các nghiên cứu của các tác giả về hệ thống GD thường xuyên nói chung cũng như về mô hình TTHTCĐ nói riêng, TTHTCĐ được chỉ ra là cơ sở GD thường xuyên của hệ thống GD quốc dân, là TT học tập tự chủ của cộng đồng cấp xã nhưng lại có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước. Vì thế, trước hết về mặt quản lí nhà nước, TTHTCĐ cũng chịu sự quản lí của các cấp có thẩm quyền như bất kì

Một phần của tài liệu Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trung Tâm Học Tập Cộng Đồng (Trang 21 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(220 trang)