Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIÊN BIÊN
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục hiện đại cho giáo viên các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên chủ nhiệm các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng được quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên chủ nhiệm các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp
Hiệu trưởng cần phải xác định nhu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, năng lực chủ nhiệm lớp cho GVCN. Đó là việc làm hết sức cần thiết từ đó để ra kế hoạch bồi dưỡng: nên bồi dưỡng thêm phần nào? cho ai? Cách thức bồi dưỡng ra sao? Kiểm tra đánh giá thế nào?...
Bước 1: Chỉ đạo lập danh mục các năng lực CN cho GVCN ở các trường PTDTBT tiểu học
Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng các năng lực CN của giáo viên (tập trung vào các GVCN). Khi kết thúc năm học trước, hiệu trưởng chỉ đạo khảo sát các kỹ năng CNL cần phải bồi dưỡng, có thể dùng bảng hỏi ghi sẵn các năng lực cần
thiết Các phiếu của GVCN sẽ được thống kê riêng, vì GVCN là người trực tiếp trong công tác này, tuy nhiên cũng có thể tham khảo ý kiến của các giáo viên khác, vì có thể họ nắm rất chắc về công tác CN, nhưng vì cơ cấu bộ môn họ không được làm CN.
Vào đầu năm học mới, căn cứ vào kết quả khảo sát GV, căn cứ vào các nhiệm vụ trong năm học, căn cứ vào các nhiệm vụ của GVCN, Hiệu trưởng lập hệ thống danh mục các kỹ năng CNL cần thiết phải bồi dưỡng cho GV trong năm học. Trên cơ sở đó lựa chọn một số kỹ năng để tiến hành bồi dưỡng tập trung, các kỹ năng còn lại giao cho GVCN tiến hành tự bồi dưỡng.
Bước 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng.
Sau khi đã lựa chọn được các kỹ năng CNL cần bồi dưỡng, hiệu trưởng tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng tập trung cho toàn thể giáo viên nhà trường.
Trong kế hoạch cần chỉ rõ thời gian bồi dưỡng, thời lượng bồi dưỡng, mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng, rà soát CSVC, các điều kiện của nhà trường để thực hiện bồi dưỡng, huy động các nguồn lực bên trong, bên ngoài đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng...
Kế hoạch cần được các tổ nghiên cứu tính khả thi, sát với thực tiễn (cần thiết có thể bổ sung)
Công khai kế hoạch bồi dưỡng tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Bước 3: Chỉ đạo phân loại giáo viên, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng.
Trên cơ sở kết quả đánh giá viên chức, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV TH, của năm học trước. Hiệu trưởng chỉ đạo Phó hiệu trưởng cùng các tổ trưởng chuyên môn phân loại giáo viên để tổ bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng.
Chỉ đạo việc xây dựng đội ngũ báo cáo viên, có thể là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, giáo viên có năng lực. Trong trường hợp không bố trí được thì phải có phương án hợp đồng với giảng viên, CBQL, giáo viên của
trường khác. Nếu hợp đồng thì cần nêu rõ yêu cầu của việc bồi dưỡng và phải xem trước chương trình bồi dưỡng, tránh tình trạng việc bồi dưỡng không đúng theo mục tiêu đề ra.
Chỉ đạo việc lựa chọn hình thức và phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với đối tượng, với thực tế nhà trường.
Bước 4: Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch
- Chỉ đạo chuẩn bị tài liệu tập huấn, tài liệu phải được chuyển cho giáo viên nghiên cứu trước khi tập huấn, chuẩn bị nội dung các câu hỏi thắc mắc, các tình huống thực tế chưa giải quyết được.
- Chỉ đạo chuẩn bị CSVC, phương tiện phục vụ công tác tập huấn.
- Hiệu trưởng yêu cầu các GV tích cực tham gia bồi dưỡng(vì ai cũng có thể phải làm công tác CNL).
- Chỉ đạo bồi dưỡng theo kế hoạch.
Bước 5: Kiểm tra đôn đốc việc bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá hiệu quả bồi dưỡng.
Trong thời gian bồi dưỡng hiệu trưởng cần theo dõi sự chuyên cần, tập trung, tích cực của giáo viên (đây là một trong những yếu tố khẳng định chất lượng hoạt động bồi dưỡng)
Sau bồi dưỡng cần kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi xử lý tình huống (theo các kỹ năng đã được tập huấn).
Nếu giáo viên không đạt, yêu cầu tự nghiên cứu và sẽ cho kiểm tra lại.
Chỉ đạo viết báo cáo kết quả hoạt động bồi dưỡng tập trung, chỉ rõ những nội dung đã làm tốt, những nội dung còn hạn chế, phương hướng bồi dưỡng tập trung cho các năm học sau.
3.1.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng phải quan tâm chỉ đạo theo các chức năng của quản lý.
Tài liệu là các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD và Đào tạo cung cấp hoặc sưu tầm hoặc có thể tự biên soạn..
Các cơ sở vật chất, máy móc khác phục vụ cho công tác tập huấn…