Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIÊN BIÊN
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp trong môi trường giáo dục hiện đại cho giáo viên các trường PTDTBT tiểu học huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên
3.2.5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện
Thông qua đánh giá kết quả bồi dưỡng, CBQL tư vấn thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng năng lực CNL cho GVCN, cũng qua kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng các năng lực vào thực tế công tác CN.
3.2.5.2. Nội dung, cách thức tiến hành biện pháp
Hoạt động bồi dưỡng năng lực CN nhằm mục đích là để GVCN làm tốt công tác CN của mình. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực CN thì cần phải xem GVCN đã vận dụng các năng lực đó vào thực tế công tác CNL như thế nào, hiệu quả ra sao. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực CNL, hiệu trưởng cần chỉ đạo bộ phận chuyên môn nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá các sản phẩm của công tác CNL, đó là học sinh lớp chủ nhiệm và hồ sơ công tác CN.
a. Kiểm tra lớp chủ nhiệm
* Kiểm tra học sinh
Để đánh giá năng lực CNL của GVCN, hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra các học sinh của lớp đó, so sánh với kết quả đầu năm để đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, qua đó đánh giá hiệu quả của công tác CN. Kiểm tra học sinh được thực hiện như sau:
Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra trình độ văn hóa - khoa học - kỹ thuật của học sinh bao gồm:
ý thức học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, năng lực thực hành, kết quả học tập
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử; biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật
- Kiểm tra khả năng tự quản, tự học của học sinh trong học tập và sinh hoạt.
Phương pháp kiểm tra:
Sử dụng các đề kiểm tra (trắc nghiệm, tự luận) kết quả giáo dục về trí, đức, thể, mỹ. Đồng thời kết hợp quan sát hoạt động của học sinh, trao đổi với học sinh, tổng phụ trách đội, giáo viên bộ môn.
* Kiểm tra tập thể lớp học sinh.
Để đánh giá năng lực CN của GVCN, hiệu trưởng phải chỉ đạo kiểm tra tập thể lớp học sinh toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà hiệu
trưởng nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp so với các lớp trong khối cũng như toàn trường và qua đó đánh giá được tác động của GVCN trong giảng dạy, giáo dục học sinh. Kiểm tra tập thể lớp học sinh được tiến hành như sau:
Nội dung kiểm tra tập thể lớp học sinh bao gồm:
- Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khỏe - vệ sinh, biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật...
- Kiểm tra hoạt động, sinh hoạt tập thể lớp
- Kiểm tra việc thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động trong ngành
- Kiểm tra việc xây dựng các tổ, nhóm, cá nhân điển hình.
Phương pháp kiểm tra:
Sử dụng các đề kiểm tra (trắc nghiệm, tự luận) kết quả dạy học, so sánh chất lượng học sinh giữa đầu vào khi nhận lớp với thời điểm kiểm tra. Kết hợp quan sát các hoạt động của lớp, hỏi ý kiến tổng phụ trách đội, giáo viên bộ môn.
Khi tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh, hiệu trưởng chỉ đạo kết hợp kiểm tra kết quả các hoạt động với việc tham khảo ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác; nhận xét của tổ chức đội thiếu niên; việc tự kiểm tra của đội ngũ cán bộ lớp, của các học sinh.
b. Kiểm tra hồ sơ công tác CN
Nội dung kiểm tra:Hồ sơ công tác CN bao gồm:
- Kế hoạch tự bồi dưỡng về công tác CN.
- Sổ chủ nhiệm: đã bao gồm: Sơ yếu lý lịch HS, danh sách tổ, cán bộ lớp, sõ đồ chỗ ngồi, các chỉ tiêu, kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, tuần...
- Sổ ghi đầu bài.
- Sổ liên lạc.
- Sổ điểm lớp.
- Sổ theo dõi học HS “cá biệt”, HS “có nguy cơ cao”.
- Sổ theo dõi tài chính và các nhu cầu của lớp.
- Sổ theo dõi nghỉ học, lao động, tình trạng sức khỏe, trạng thái tâm lý HS.
- Hồ sõ thực hiện các cuộc họp, trao đổi với PHHS.
- Phối hợp hoạt động các lực lượng trong nhà trường.
- Phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường.
Phương pháp kiểm tra.
- Nghiên cứu sự logic, khoa học, thực tế giữa các hồ sơ. Các chỉ tiêu có bám sát kế hoạch của nhà trường không. Hồ sơ có thể hiện được những công việc đã thực hiện không...
- Đối chiếu với kết quả kiểm tra HS, tập thể lớp HS.
- Trao đổi với GVCN.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp.
CBQL phải nắm chắc các văn bản chỉ đạo, được trang bị kỹ năng kiểm tra nôi bộ, xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ.
CBQL phải xây dựng được hệ thống văn bản quy tắc trong nhà trường.