Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn lactic phân lập từ một số sản phẩm lên men (Trang 27 - 30)

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG TẠO ACID TRONG QUÁ TRÌNH LÊN

1. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy

Để thăm dò ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đển khả năng sản sinh acid của vi khuẩn, chúng tôi tiến hành nuôi cấy lắc vi khuẩn trong môi trường MRS dịch thể. Sau những khoảng thời gian nhất định (12 giờ), thu dịch lên men để xác

(a) (b) Hình 3.3. Hình thái của của L16 (a) và L65 (b) (a) (b)

Hình 3.2. Hình thái khuẩn lạc của chủng L16 (a) và chủng L65 (b)

định lượng acid tích luỹ trong môi trường và đo OD để xác định sinh khối tạo thành ở bước sóng 610nm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng sinh axit của vi khuẩn

Thời gian nuôi cấy

(giờ)

Chủng L16 Chủng L65

Sinh khối khô

(mg/ml) Hàm lượng acid (g/l) OD Hàm lượng acid (g/l) 12 0,698 ± 0,01 6,39 ± 0,1 0,921 ± 0,06 10,80 ± 0,1 24 2,199 ± 0,01 9,45 ± 0,1 1,254 ± 0,01 13,95 ± 0,4 36 2,366 ± 0,10 13,41 ± 0,2 1,487 ± 0,01 16,56 ± 0,4 48 2,521 ± 0,17 16,83 ± 0,4 1,495 ± 0,01 17,73 ± 0,6 60 2,579 ± 0,02 19,35 ± 0,2 1,503 ± 0,02 18,27 ± 0,2 72 2,624 ± 0,01 20,25 ± 0,15 1,566 ± 0,02 18,90 ± 0,08 84 2,666 ± 0,0 18,45 ± 0,3 1,442 ± 0,07 16,11 ± 0,4 96 1,720 ± 0,18 18,09 ± 0,1 1,350 ± 0,09 14,76 ± 0,2

Qua bảng kết quả 3.4, chúng tôi nhận thấy rằng:quá trình sinh trưởng và lượng acid sinh ra ở các thời điểm khác nhau thì không giống nhau, khi tăng thời gian nuôi cấy thì sinh khối và hàm lượng acid tạo ra của 2 chủng vi khuẩn đều tăng nhưng khi vượt qua thời điểm thích hợp thì giảm nhanh chóng.

Đối với chủng L16, trong 12 đến 24 giờ đầu của quá trình nuôi cấy, hàm lượng acid tạo ra khá thấp và có xu hướng tăng chậm từ 6,39 g/l đến 9,45 g/l. Sau 36 giờ, hàm lượng acid do chủng này tạo ra tăng nhanh và đạt cực đại sau 72 giờ nuôi cấy với 20,25 g/l. Sau thời điểm này, hàm lượng acid tạo ra có xu hướng giảm dần, chỉ còn 18,09 g/l ở 96 giờ nuôi cấy. Về tốc độ tăng trưởng, sau 12 giờ nuôi cấy sinh khối tạo ra khá thấp chỉ 0,698 mg/ml. Từ sau 24 giờ sinh khối của chủng L16 tăng rất nhanh và đạt cực đại ở 84 giờ (2,666 mg/ml) . Sau thời điểm này thì sinh khối giảm khá mạnh chỉ còn 1,720 mg/ml. Như vậy, ở chủng L16, thời điểm đạt cực đại về sinh khối và hàm lượng acid tạo ra là khác nhau.

Đối với chủng L65, trong 36 giờ đầu nuôi cấy sinh khối và hàm lượng acid tạo ra khá lớn và tăng nhanh (0,921 mg/ml đến 1,487 mg/ml và hàm lượng acid tạo ra đạt 10,08 g/l ở 12 giờ đến 16,56 g/l ở thời điểm 36 giờ). Từ 48 giờ nuối cấy, sinh khối và hàm lượng acid tăng chậm và đạt cực đại ở 72 giờ (sinh khối tích lũy được là 1,566 mg/ml và lượng acid tạo ra là 18,90 g/l). Sau thời

điểm này, cả sinh khối và hàm lượng acid đều giảm mạnh chỉ 1,350 mg/ml và 14,76 g/l ở 96 giờ nuôi cấy.

Qua đó, chúng tôi nhận thấy rằng, khoảng thời gian nuôi cấy thích hợp để tạo sinh khối và sản sinh acid của cả hai chủng L16 và L65 là 48 - 72 giờ. Tuy nhiên, trong 48 giờ đầu thì chủng L65 tạo ra lượng acid lớn hơn rất nhiều so với chủng L16 nhưng từ 60 giờ trở đi hàm lượng acid do chủng L16 tạo ra lại cao hơn chủng L65 (20,25 g/l và 18,9 g/l ở 72 giờ) và sau 72 giờ hàm lượng acid do chủng L65 tạo ra giảm mạnh hơn so với chủng L16.

Theo Mai Đàm Linh và cộng sự (2008), khoảng thời gian nuôi cấy thích hợp cho khả năng sản sinh ra acid là 48 - 72 giờ. Hàm lượng acid đạt cực đại ở 72 giờ của 10 chủng vi khuẩn lactic tuyển chọn được đều lớn hơn 22,41 g/l.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hương và Đỗ Thị Bích Thủy (2010), khi nuôi cấy chủng Lactobacillus fermentum DC1 trong 72 giờ ở 37oC, hàm lượng acid tạo ra khá cao 20,93 g/l.

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian đến sự sinh trưởng và khả năng sản sinh acid của chủng L16 và L65

Theo Nguyễn Thế Trang, Trần Đình Mấn (2008), khi nuôi cấy trong môi trường MRS với lượng glucose 15 g/l trong 48 - 60 giờ, hàm lượng acid tạo ra của chủng HN11 là 10,94 g/l, chủng HN34 là 12,76 g/l.

Như vậy, khoảng thời gian thích hợp cho việc tạo ra acid của các chủng vi khuẩn của chúng tôi là tương đương với kết của nghiên cứu của một số tác giả.

Do đó, thời gian nuôi cấy có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản sinh acid và sự tích lũy sinh khối của các chủng vi khuẩn. Chính vì vậy, để lượng acid tạo ra cao và sinh khối tích lũy mạnh nhất cần phải theo dõi yếu tố thời gian trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật nói chung và vi khuẩn nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn lactic phân lập từ một số sản phẩm lên men (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w