Ảnh hưởng của nguồn carbon

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn lactic phân lập từ một số sản phẩm lên men (Trang 32 - 35)

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG TẠO ACID TRONG QUÁ TRÌNH LÊN

3. Ảnh hưởng của nguồn carbon

Để thăm dò ảnh hưởng của nguồn carbon đển khả năng sản sinh acid của vi khuẩn, chúng tôi tiến hành nuôi cấy lắc vi khuẩn trong môi trường MRS dịch thể với các nguồn carbon khác nhaulà: glucose, fructose, lactose, saccharose, tinh bột, CMC, rỉ đường. Sau khoảng thời gian nuôi cấy tối ưu và pH tối ưu, thu dịch lên men để xác định lượng acid tích luỹ trong môi trường và đo OD để xác định sinh khối tạo thành ở bước sóng 610nm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.6, hình 3.7.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nguồn carbon đến sự sinh trưởng và khả năng sinh acit của vi khuẩn

Nguồn carbon

Chủng L16 Chủng L65

Sinh khối khô

(mg/ml) Hàm lượng acid (g/l) OD Hàm lượng acid (g/l) Hình 3.5. Ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng và khả năng sản sinh acid

của chủng L16 và L65.

Glucose 3,063 ± 0,2 21,42 ± 0,2 1,527 ± 0,02 19,80 ± 0,3 Fructose 2,213 ± 0,02 16,29 ± 0,3 1,677 ± 0,07 17,73 ± 0,1 Lactose 3,531 ± 0,02 18,90 ± 0,1 1,741 ± 0,03 18,72 ± 0,2 Saccharos

e 3,542 ± 0,2 22,05 ± 0,5 1,702 ± 0,012 20,16 ± 0,1 Tinh bột 1,687 ± 0,08 3,69 ± 0,4 0,924± 0,02 0,90 ± 0,3 Rỉ đường 1,383 ± 0,04 1,98 ± 0,2 0,661 ± 0,09 0,27 ± 0,4 CMC 1,694 ± 0,02 2,25 ± 0,1 0,679 ± 0,02 2,43 ± 0,2

Từ kết quả ở bảng 3.6, chúng tôi nhận thấy, các nguồn carbon nuôi cấy có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng vi khuẩn. Khả năng sản sinh acid cũng như tích lũy sinh khối của các chủng vi khuẩn đối với mỗi nguồn carbon khác nhau thể hiện khác nhau. Nhìn chung, các chủng vi khuẩn đều thể hiện khả năng sản sinh acid và tích lũy sinh khối cao khi môi trường chứa các nguồn carbon đơn giản (glucose, fructose, lactose, saccharose).

Đối với các nguồn carbon phức tạp, mặc dù vẫn có thể sinh trưởng được nhưng khả năng sản sinh acid của các chủng vi khuẩn là rất kém.

Đối với chủng L16, sự sinh trưởng và sản sinh acid thể hiện tốt nhất khi nuôi cấy trên môi trường có nguồn carbon là saccharose (sinh khối đạt 3,542 mg/ml và hàm lượng acid tạo ra là 22,05 g/l). Với nguồn carbon là rỉ đường thì khả năng tạo ra acid và tích lũy sinh khối của chủng L16 là kém nhất chỉ 1,98 g/l và sinh khối đạt 1,383 mg/ml.

Đối với chủng L65, nguồn carbon thích hợp nhất cho khả năng sản sinh acid cũng là saccharose (hàm lượng acid tạo ra ra 20,16 g/l). Tuy nhiên, sự sinh trưởng và tích lũy sinh khối của chủng này đạt hiệu quả tốt nhất là khi nuôi cấy với môi trường có nguồn carbon là lactose (1,741 mg/ml). Sự tích lũy sinh khối và sản sinh acid của chủng này khi nuôi cấy trong môi trường có nguồn carbon là rỉ đưỡng cũng thấp nhất.

Hình 3.7. Ảnh hưởng của nguồn carbon đến sự tích lũy sinh khối của chủng L16 và L65

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nguồn carbon đển khả nắng sản sinh acid của chủng L16 và L65

Tùy thuộc vào đặc tính của hợp chất carbon và đặc điểm sinh lý của vi khuẩn mà mỗi loại vi khuẩn thích nghi với một nguồn carbon khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Dư Lý Thùy Dương (2000) chủng L. acidophilus và chủng C6 cho hàm lượng acid lớn nhất khi nuôi cấy trong môi trường có nguồn carbon là glucose; chủng C2, C4, C8 thích hợp với nguồn carbon là saccharose.

Theo Lưu Thị Lệ Thủy (2002), nguồn carbon thích hợp cho sự sản sinh acid lactic của hai chủng Streptococcus thermophilusLactobacillus bulgaricus là glucose

Theo Bùi Thị Thu Huyền và cộng sự, khi môi trường nuôi cấy các chủng 2-9, 2-10, 3-5, 4-14, 8-10, 9-17, L10, L19 có chứa glucose thì sự sản sinh acid là cao nhất (18,8 - 22,8 g/l) và có sự đồng đều giữa các chủng; thấp hơn là trên môi trường nuôi cấy có nguồn lactose và saccharose. Khi môi trường chứa các nguồn tinh bột khác nhau thì lượng acid cũng như khả năng sinh trưởng của các chủng đều kém.

Như vậy, trong quá trình nuôi cấy cần phải lựa chọn nguồn carbon thích hợp cho sự sinh trường và phát triển của vi sinh vật. Đối với hai chủng vi khuẩn của chúng tôi, nguồn saccharose là thích hợp cho sự tích lũy sinh khối và tạo ra lượng acid lớn. Đây là nguồn carbon tương đối rẻ tiền hơn có thể thay cho nguồn glucose trong môi trường khi nuôi cấy các chủng nghiên cứu ở quy mô lớn hơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn lactic phân lập từ một số sản phẩm lên men (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w