1.2. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ CHỨC NĂNG KIỂM SÁT VIỆC TUÂN
1.2.3. Kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau phiên tòa bao gồm: Kiểm sát việc giao gửi bản án, quyết định và kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án.
Đối với việc kiểm sát việc giao, gửi bản án, quyết định: KSV tham gia phiên tòa kiểm sát thời hạn TAND gửi bản án, quyết định cho VKSND cùng cấp (trong thời hạn 10 ngày đối với bản án kể từ ngày tuyên án, 03 ngày làm việc đối với quyết định, kể từ ngày ban hành quyết định). Trường hợp quá thời hạn gửi bản án, quyết định theo quy định của BLTTDS năm 2015 mà Tòa án không gửi cho Viện kiểm sát thì KSV báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án gửi để bảo đảm quyền kháng nghị phúc thẩm của VKSND. Trường hợp Tòa án không gửi thì tổng hợp để kiến nghị với Tòa án.
Đối với việc kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án: KSV kiểm sát bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định tại các điều 4, 5 và 6 Quyết định 399/QĐ-VKSNDTC; Điều 39 Quyết định số 458/QĐ-VKSTC.
Khi thực hiện việc kiểm sát, VKSND lập phiếu kiểm sát, chú trọng kiểm sát các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án và theo dõi thời gian, lý do TAND có các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ. Tài liệu trong quá trình thu thập chứng cứ của TAND và tự thu thập chứng cứ của VKSND là căn cứ quan trọng để VKSND kháng nghị.
Trong trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị của VKSND cùng cấp, VKSND cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền. Trong
trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì KSV, KTV đề xuất với lãnh đạo VKSND để báo cáo lãnh đạo VKSND có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. VKSND ở cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho VKSND ở cấp phúc thẩm. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, VKSND ở cấp sơ thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho VKSND cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, VKSND tối cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật, tác giả đã rút ra khái niệm của TCKDTM và thẩm quyền giải quyết các vụ án KDTM theo thông qua con đường tòa án. Nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án KDTM công bằng đúng pháp luật, tác giả tiếp tục đi sâu phân tích nhằm làm rõ khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật từ quy định pháp luật hiện hành: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án KDTM là hoạt động tố tụng của VKSND trong việc kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi của người THTT và những người tham gia tố tụng; các quyết định áp dụng pháp luật của của TAND, đương sự và các chủ thể tham giam tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án KDTM tại TAND. Từ đó, tác giả vừa nêu lên mục đích và ý nghĩa của việc tham gia tố tụng của VKSND trong giải quyết vụ án KDTM vừa đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền. Cùng với đó, tác giả đưa ra một số nội dung kiểm sát giải quyết vụ án KDTM theo quy định của pháp luật.
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án KDTM của VKSND là cơ sở để tác giả nghiên cứu thực tiễn kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử sơ thẩm vụ án KDTM của VKSND tỉnh tây ninh tại chương II.
CHƯƠNG 2