Cơ cấu tổ chức quản lý di tích lịch sử- văn hóa ở nước ta được thiết lập và có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ở mỗi cấp quản lý đều có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo tính thống nhất với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử- văn hóa nói riêng đạt hiệu quả cao. Việc phân cấp quản lý di tích lịch sử- văn hóa của tỉnh Thanh Hóa được quy định cụ thể tại Quyết định số 2060/2013/QĐ-UBND ngày 17/6/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là tài sản vô giá của cộng đồng các dân tộc, đặt dưới sự quản lý toàn diện của UBND tỉnh và hướng dẫn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Căn cứ quy định hiện hành của pháp luật; quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức của UBND tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hóa phân cấp cho các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm tham mưu thành lập tổ chức để quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích thuộc sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng và sở hữu của tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:
Di tích cấp quốc gia: UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện) trực tiếp quản lý. Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ vào đặc điểm, tình hình, yêu cầu về công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích ở địa phương để chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch và các ngành, đơn vị có liên quan báo cáo, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập (sáp nhập, giải thể, chia tách, tổ chức lại) tổ chức sự nghiệp quản lý di tích và quy định tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế theo quy định của pháp luật. Tổ chức sự nghiệp quản lý di tích thuộc UBND cấp huyện là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động.
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm rà soát, xác định và phê duyệt danh sách những di tích cấp tỉnh có giá trị, quy mô rộng, phức tạp, yêu cầu chuyên môn cao hiện có trên địa bàn; việc phê duyệt danh sách chỉ được thực hiện sau khi báo cáo và có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Di tích cấp Quốc gia, di tích cấp Tỉnh và di tích được kiểm kê bảo vệ thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân (nhà cổ, từ đường dòng họ, nhà thờ lưu niệm danh nhân gắn với dòng họ hoặc gia đình) giao cho chủ sở hữu di tích (tổ chức, cá nhân, dòng họ) tự quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị và chịu sự quản lý toàn diện của UBND tỉnh và UBND cấp huyện; quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các quy định của pháp luật có liên quan. Chủ sở hữu di tích có trách nhiệm xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của Ban quản lý di tích trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định ban hành nội quy, quy chế hoạt động trên cơ sở ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp quốc gia; ý kiến thẩm định của Phòng Văn hóa và Thông tin và các phòng, ban, đơn vị có liên quan của UBND cấp huyện đối với di tích cấp tỉnh, di tích được kiểm kê bảo vệ.
1.1.1. Ủy ban nhân dân các cấp
Theo quy định của Luật di sản văn hóa, UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính
phủ. Trong quyết định ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành năm 2013 đã quy định trách nhiệm của UBND là tiến hành chỉ đạo các hoạt động về quản lý di sản văn hóa như: xây dựng quy hoạch; lập kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di tích; kiểm kê, nghiên cứu đối với di tích và toàn bộ cổ vật của di tích; chỉ đạo và cấp phép cho các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di tích, tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về di tích...
UBND cấp huyện, thị xã chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong địa bàn quản lý; Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND tỉnh về tình hình quản lý di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi địa giới hành chính quản lý; Tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo thẩm quyền...
Các UBND cấp xã, phường có trách nhiệm thành lập Ban quản lý di tích cấp xã để quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tại địa phương; thu nhận và bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện trên địa bàn; phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; kiến nghị việc xếp hạng di tích; thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm theo thẩm quyền...
2.1.1.2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan quản lý di tích cấp tỉnh/ thành phố là đơn vị có chức năng trực tiếp quản lý di sản văn hóa nói chung và quản lý di tích lịch sử- văn hóa nói riêng theo sự phân công của UBND tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định trong quyết định ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành năm 2013:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn và khai thác phát huy giá trị di tích; phân loại và quản lý hồ sơ di tích trên địa bàn tỉnh.
- Soạn thảo các văn bản về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.
- Tuyên tryền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện lập hồ sơ khoa học di tích đề nghị xếp hạng. Trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt danh mục di tích được kiểm kê bảo vệ, xếp hạng di tích cấp tỉnh và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia.
- Phê duyệt chủ trương và thẩm định, thỏa thuận các quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế tu bổ di tích theo thẩm quyền.
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, sưu tầm di tích của các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam, người nước ngoài (hoặc có quốc tịch nước ngoài) vào nghiên cứu, sưu tầm di tích tại tỉnh Thanh Hóa.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, tu bổ và khai thác phát huy giá trị di tích; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về di tích.
- Phối hợp với các ngành và UBND cấp huyện tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập (sáp nhập, giải thể, chia tách, tổ chức lại) các tổ chức sự nghiệp quản lý di tích và quy định tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế theo quy định của pháp luật. Đề xuất, trình UBND tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến di tích.
Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý các di tích lịch sử- văn hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định thành lập Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tích tỉnh Thanh Hóa. Theo quyết định này, Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa có chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu và thực hiện chuyên môn về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa.
Tại các huyện, thị, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng quy định rõ: tất cả các địa phương có di tích được xếp hạng đều phải thành lập Ban quản lý di tích để trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích đó. Thanh Hóa là một trong số ít địa phương trong cả nước phân cấp quản lý di tích đến cấp xã, phường. Hiện nay, theo số liệu cung cấp của ban quản lý di tích tỉnh Thanh Hóa, 100% các di tích được xếp hạng đã thành lập Ban quản lý di tích các cấp. Thành phần của Ban quản lý di tích được thực hiện theo quy định và đảm bảo điều kiện thực tiễn của từng địa
phương. Cụ thể gồm: Trưởng Ban, Phó trưởng ban, thành viên là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND, lãnh đạo các phòng, ban và những người có chuyên môn ở các đơn vị, cũng có nơi phân công phó ban thường trực của Ban quản lý di tích là trưởng thôn, các thành viên trong ban quản lý là trưởng các tổ chức chính trị xã hội của thôn gồm: Hội trưởng hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội trưởng hội phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên...
Mô hình quản lý di tích ở địa phương đã có sự kết hợp giữa chính quyền và cộng đồng người dân. Việc chịu trách nhiệm trước các cơ quan các cấp, trước pháp luật về sự an toàn của di tích, di vật, cổ vật thuộc về các trưởng ban (là người của chính quyền). Sự tham gia của các hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên. là đại diện của cộng đồng nhân dân, những đại diện này là chủ nhân của các di tích, tham gia vào Ban quản lý di tích sẽ trao cho họ trách nhiệm bảo vệ, giám sát các di sản của địa phương.
Trách nhiệm của Ban quản lý di tích địa phương được quy định trong quyết định ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành năm 2013: bao gồm 8 nhóm trách nhiệm cụ thể như: Bảo vệ, gìn giữ toàn bộ di tích (cảnh quan, môi trường, đất đai, kiến trúc, điêu khắc, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.); chịu trách nhiệm trực tiếp khi để di tích bị xâm phạm, hủy hoại như: xâm lấn đất đai, mất mát thất lạc cổ vật của di tích, làm giả mạo cổ vật, hoạt động mê tín dị đoan trong di tích...; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm, hủy hoại đến di tích; thông báo kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa khi di tích có nguy cơ bị xâm phạm, hủy hoại, lấn chiếm, mất mát cổ vật, hoạt động mê tín dị đoan; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, du lịch, tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội hợp pháp tại di tích.
Như vậy, quan điểm quản lý di tích ở tỉnh Thanh Hóa được thực hiện theo hình thức quản lý tập trung, thống nhất, toàn bộ các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh/thành phố, các di tích chưa được xếp hạng đều được đặt dưới sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là Ban quản lý di tích tỉnh. Ban quản lý di tích tỉnh có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ cho các Ban quản lý di tích được xếp hạng, chính quyền địa phương nơi có di tích chưa được xếp hạng.
2.1.1.3. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hà Trung
Phòng Văn hoá và Thông tin chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức văn hoá xã, thị trấn, tuyên truyền phổ biến giáo dục phát luật về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hoá, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật về di sản văn hoá, dịch vụ văn hoá. Giúp đỡ các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và thường xuyên theo dõi kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch.
2.1.1.4. Ban Quản lý di tích các xã, thị trấn
Các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch hàng năm đầu tư ngân sách trùng tu, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, tổ chức bộ máy ban quản lý di tích đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển văn hoá kế hoạch đề nghị công nhận các di tích theo thứ tự ưu tiên các di tích còn tài liệu làm trước và tập trung quy hoạch toàn bộ di tích có trên địa bàn, nghiêm cấm trùng tu, tôn tạo, phục hồi khi chưa được phê duyệt về quy hoạch, kiến trúc...Khuyến khích việc huy động nguồn vốn xã hội hóa trong việc phục hồi, tu bổ, tôn tạo các di tích.
2.1.2.Nguồn nhân lực quản lý di tích lịch sử- văn hóa
Nguồn nhân lực- nguồn lực con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, một địa phương hay một lĩnh vực cụ thể. Có thể nói, nguồn nhân lực là mục tiêu và động lực chính của
sự phát triển xã hội, thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng giữa con người với sự phát triển của xã hội. Yếu tố con người phải được đặt vào vị trí quan trọng, trung tâm nhất của xã hội, đòi hỏi phải có đầu tư chính đáng cho nguồn lực mang tính chiến lược này.
Trong quản lý di tích lịch sử- văn hóa, nguồn nhân lực tham gia quản lý các di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn được phân công. Hiện nay theo sự phân cấp, nhân lực quản lý di tích ở tỉnh Thanh Hóa bao gồm: đội ngũ cán bộ của Ban quản lý di tích tỉnh, các Ban quản lý trực tiếp tại di tích, cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin ở các huyện, thị xã và một số bộ phận khác có liên quan.
- Đội ngũ cán bộ của Ban quản lý di tích tỉnh: Hiện nay có tổng số 15 cán bộ viên chức (13 biên chế và 2 hợp đồng theo Nghị định 68), 6 hợp động vụ việc. Trong đó: Ban giám đốc (3 biên chế); Phòng Hành chính tổng hợp (3 biên chế, 2 hợp đồng); Phòng Nghiệp vụ cơ sở (4 biên chế, 2 hợp đồng);
Phòng Quản lý di tích lịch sử cách mạng (2 biên chế, 2 hợp đồng); Phòng Quản lý di tích quốc gia đặc biệt (1 biên chế, 2 hợp đồng)1.
Về trình độ chuyên môn: hiện nay, Ban quản lý có 1 cán bộ có trình độ thạc sỹ chuyên ngành văn hóa học; 7 cán bộ đạt trình độ đại học, chủ yếu được đào tạo chuyên ngành Bảo tồn bảo tàng của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; 4 cán bộ tốt nghiệp các khoa chuyên ngành như Hán Nôm, Văn hóa du lịch, Quản lý văn hóa; 3 cán bộ còn lại là nhân viên hành chính được đào tạo từ các chuyên ngành khác nhau.
Độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ từ 25-40 tuổi chiếm 87%, số cán bộ trên 40 tuổi chiếm 13%. về thâm niên công tác: trên 30 năm có 1 cán bộ;
từ 10- 20 năm có 2 cán bộ; số còn lại có số năm công tác từ 2- 8 năm.
Như vậy, số lượng cán bộ được đào tạo chuyên môn chủ yếu về bảo
1
Số liệu tính đến tháng 10/2017