Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu luan van quản lý di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 105)

Đến nay, việc phân cấp quản lý di tích tại huyện Hà Trung, tỉnh Hà Trung được quy định rõ trong văn bản quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của UBND tỉnh Thanh Hóa, Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 03 của Ban thường vụ Huyện ủy về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch năm 2016-2020, định hướng đến năm 2025 của UBND tỉnh Thanh Hóa, Kế hoạch quản lý Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của Phòng Văn hóa và Thông tin. Nội dung của việc phân cấp này đã được áp dụng vào thực tế tại toàn bộ các di tích lịch sử- văn hóa đã được nhà nước xếp hạng. Huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là một trong số địa phương áp dụng phân cấp quản lý đến cấp xã, đảm bảo sự thống nhất trong quản lý di tích. Tuy nhiên, như kết quả nghiên cứu tại Chương 2, chúng ta thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình quản lý cũng như sự phối

hợp trong hoạt động của các cấp. Do đó, vấn đề đặt ra cho huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là phải kiện toàn bộ máy quản lý di tích:

- Đối với Ban quản lý di tích tỉnh: cần mở rộng chức năng, nhiệm vụ về bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, mô hình hoạt động của Ban quản lý đã, đang giải quyết kịp thời, có hiệu quả đối với các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh, còn đối với các di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội, tín ngưỡng... thực sự ban quản lý di tích chưa với tới được. Trong khi đó, việc bảo tồn, phát huy di tích lịch sử- văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với các di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội, tín ngưỡng. Do vậy, theo tác giả cần nâng ban quản lý di tích tỉnh thành Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trung tâm có trách nhiệm quản lý toàn bộ các lĩnh vực của di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm sẽ gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc và các phòng, ban như: ban quản lý di sản văn hóa vật thể; ban quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Để đảm bảo cho Trung tâm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ cần tăng cường số lượng cán bộ được đào tạo theo đúng các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Đồng thời, thành lập Quỹ bảo tồn di sản do Trung tâm quản lý, giám sát. Quỹ có nhiệm vụ kêu gọi, huy động, tìm nguồn tài trợ từ cộng đồng để phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn và khai thác giá trị di sản văn hóa cả về vật thể lẫn phi vật thể.

- Đối với Ban quản lý di tích địa phương: Cần nâng cao vai trò của các bên tham gia, trong đó chú ý tới vai trò tự quản của cộng đồng. Sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương (Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch phường, xã) là rất quan trọng nhưng với một địa bàn có nhiều điểm di tích thì khả năng bao quát được hết các di tích là điều khó khăn. Chẳng hạn, tại xã Hà Long có tổng số 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia (di tích Lăng miếu Triệu Tường, đình Gia Miêu và nhà thờ họ Nguyễn), nên vai trò tự quản của cộng đồng đối với từng

di tích là rất quan trọng. Xác định rõ nhiệm vụ của ban quản lý địa phương là tổ chức trông nom, bảo vệ, giới thiệu giá trị của di tích.. .còn những vấn đề liên quan đến chuyên môn như bảo quản tu bổ, phục hồi di tích, nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể cần có sự quản lý, giám sát và phê duyệt của cơ quan chuyên môn là ban quản lý di tích tỉnh. Để phòng tránh tình trạng xâm hại di tích, tu bổ di tích sai nguyên tắc, trộm cắp cổ vật cần thiết phải thiết lập đường dây nóng với số điện thoại của ông/bà trưởng ban hoặc cán bộ phụ trách thường trực 24/24h, tổ chức đặt các hòm thư tố giác sai phạm tại các điểm di tích, địa phương nhằm đón nhận mọi thông tin phản hồi từ cộng đồng.

Mọi thông tin cần phải được phúc đáp trong vòng từ 1 đến 5 ngày. Theo chúng tôi, đây là một trong những việc thực hiện cơ chế hai chiều giữa cơ quan quản lý và cộng đồng.

Cần xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện bảo vệ di tích giữa ban quản lý di tích địa phương với các thủ nhang, thủ từ và cộng đồng địa phương. Các thành viên trong Ban quản lý di tích và các thủ nhang, thủ từ, sư trụ trì, người trông coi di tích phải phối hợp với các cấp chính quyền và tổ chức xã hội ở địa phương thảo luận với cộng đồng xung quanh di tích để xây dựng ý thức tự quản; Chủ động thường xuyên tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về giá trị của di tích, lễ hội và nếp sống văn minh tại di tích để khi tham gia vào hoạt động lễ hội và tín ngưỡng tại di tích, các đệ tử và khách thập phương sẽ nghiêm túc thực hiện.

Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với các Ban quản lý di tích hoạt động kém hiệu quả. Nếu các cấp chính quyền này không hoàn thành nhiệm vụ đề nghị cần xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ được giao trách nhiệm.

- Cần có nghiên cứu, khảo sát để xây dựng chính sách, hướng dẫn cụ thể về về hình thức sở hữu, về mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và chủ thể sở hữu di tích. Về cơ bản, về quyền sở hữu và quản lý di tích được quy định cụ

thể theo Luật di sản văn hóa và các quy định của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tế thì vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, nhiều di tích khảo cổ học hiện nay có chủ thể quản lý nhưng chủ thể sở hữu thì không rõ thuộc về cộng đồng hay cá nhân. Điều này dẫn đến hệ quả đó là nhiều di tích bị hoang phế, bị lấn chiếm đất đai, xâm hại di tích trong nhiều năm. Do vậy, cần rà soát, xây dựng chính sách cụ thể về phân cấp quản lý, quyền sở hữu đối với các di tích thuộc dạng này.

3.2.2. Tăng cường, đẩy mạnh việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về di tích lịch sử- văn hóa

Muốn bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử- văn hóa, cần nâng cao nhận thức hiểu biết của con người về lĩnh vực này, từ đó có cơ sở để điều chỉnh hành vi xã hội của mỗi cá nhân con người và toàn thể cộng đồng. Cần nâng cao nhận thức cho người dân về mối quan hệ biện chứng giữa bảo tồn, phát huy di sản với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mối quan hệ hai chiều nói trên, thực hiện tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội mà vẫn bảo tồn, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức của của người dân, của cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa đóng vai trò quan trọng, khi có nhận thức đúng đắn thì cộng đồng sẽ có hành động đúng.

Tuy nhiên, những năm qua, chúng ta mới chủ yếu tập trung việc tuyên truyền, tập huấn về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích cho các cán bộ làm công tác này, còn người dân thì chưa được chú ý. Do vậy, cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền về di tích cho người dân, bởi lẽ sự ủng hộ của cộng đồng, vai trò của quần chúng nhân dân là một trong những yếu tố quan trọng, bởi vì chính cộng đồng tạo ra di tích và cũng chính cộng đồng là người sử dụng di tích, bây giờ cộng đồng phải là người quản lý, bảo vệ di tích.

Các cơ quan quản lý các cấp cần khai thác thế mạnh của các phương

tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài, internet...) làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về vai trò, giá trị của di sản văn hóa cấp quốc gia ở các xã... Nhận thức quyết định hành động của con người. Vì vậy, trong hoạt động quản lý di tích, cần nỗ lực tạo điều kiện cho cộng đồng nhận diện đúng giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử- văn hóa nói riêng, được tiếp cận và thụ hưởng lợi ích tinh thần và vật chất thông qua hoạt động giữ gìn, bảo vệ di tích. Qua đó, lòng tự hào, tình yêu di sản văn hóa luôn được "hâm nóng"

giữ lửa trong cộng đồng, tạo ra động lực tinh thần cho họ đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của cho các dự án tu bổ, tôn tạo di tích.

Trong việc giáo dục, tuyên truyền về di tích cũng cần chú ý tới thế hệ trẻ, định hướng để cho thế hệ này có sự nhìn nhận đúng về truyền thống văn hóa của dân tộc. Vì vậy, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến giá trị di tích trong các trường học, lồng ghép với các chương trình giảng dạy hoặc thông qua các lớp bồi dưỡng, học ngoại khóa, tổ chức tham quan di tích, các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, di tích của địa phương. Thông qua các hoạt động này giúp cho học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương một cách chân thực, sinh động. Từ đó góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức, biết trân trọng di sản của địa phương, của dân tộc.

3.2.3. Xây dựng quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích cấp quốc gia

Cho đến nay, ở cấp độ quốc gia đã ban hành Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 là cơ sở để tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các di tích. Tuy nhiên, ở các địa phương, trong đó có huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chưa xây dựng được quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích (quy hoạch hệ thống di tích) cho toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh. Với số lượng 08 di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia đã được nhà nước công nhận xếp hạng, trong đó nhiều di tích đang trong

tình trạng xuống cấp trầm trọng (như trong phân tích tại chương 2). Do vậy việc quy hoạch hệ thống cho toàn bộ các di tích đã được xếp hạng là một yêu cầu cần thiết hiện nay, cần tiến hành và sớm hoàn thành trong thời gian ngắn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như làm giảm thiểu những bất cập hiện nay đối với các di tích trước những tác động của con người cũng như môi trường thiên nhiên.

Bản quy hoạch hệ thống là cơ sở pháp lý và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Theo chiều ngược lại thì trong việc quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các ngành và của toàn tỉnh cũng căn cứ vào bản quy hoạch hệ thống di tích để có những phương án hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa nói chung, các di tích lịch sử- văn hóa nói riêng.

Hiện nay, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành xây dựng và đã đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với một số di tích tiêu biểu hoặc một số di tích trong tình trạng xuống cấp. Trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng các quy hoạch này, cơ quan quản lý có cái nhìn tổng quát về hiện trạng và giá trị của từng di tích, từ đó có những định hướng cơ bản, kế hoạch, giải pháp cụ thể để bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trong mối quan hệ với quy hoạch phát triển của địa phương. Trong thời gian tới, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cần mở rộng việc quy hoạch tổng thể đối với các loại hình di tích khác nhau trên toàn bộ địa bàn của tỉnh. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cho các di tích cần chú ý tạo sự liên kết giữa các di tích, chú ý khai thác những đặc điểm riêng của mỗi loại hình di tích. Điều quan trọng của việc liên kết này là trong quá trình khai thác, phát huy giá trị cần có sự phối hợp giữa các địa phương để hình thành, xây dựng các

tua/tuyến du lịch chuyên về những loại hình di tích, giúp du khách hiểu được giá trị của từng di tích và của cả hệ thống các di tích đó.

3.2.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Chính sách là biện pháp can thiệp của nhà nước vào một lĩnh vực cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, một chính sách phải luôn phục vụ cho một mục tiêu nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Chính sách và mục tiêu có mối quan hệ khăng khít, gắn bó hữu cơ với nhau. Trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích là hoạt động mang tính đặc trưng bởi đối tượng là các sản phẩm văn hóa vật chất được sáng tạo trong lịch sử, được truyền lại cho đến ngày nay, gắn bó chặt chẽ và có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống cộng đồng. Những chính sách phù hợp sẽ là những giải pháp quan trọng mang tính khuyến khích, động viên và tạo hành lang thông thoáng cho việc hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Qua nghiên cứu thực trạng, chính quyền huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cần:

- Có chính sách tăng cường đầu tư cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa.

Trong những năm qua, chính quyền huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã dành một nguồn kinh phí lớn từ ngân sách để đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc đầu tư này thực sự đem lại hiệu quả chưa cao, còn mang tính chia đều cho một số nhóm di tích. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu, việc chia đều này giống hiện tượng “mắc bệnh nhưng chưa uống thuốc đủ liều”. Kinh phí trùng tu, tu bổ chia đều cho nhiều di tích khiến các di tích có được đầu tư nhưng không đủ kinh phí để xử lý chấm dứt những phần xuống cấp. Vì vậy, theo tác giả luận văn cho rằng, cần có sự nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về thực trạng của các di tích (trên cơ sở bản quy hoạch hệ thống di tích), tiến hành phân các di tích thành các loại khác nhau theo tình trạng xuống cấp, hư hỏng, trên cơ sở đó tiến hành đầu tư khẩn cấp cho các di tích thuộc các diện sau:

+ Đang bị xuống cấp trầm trọng do thiên tai, môi trường gây ra;

+ Các di tích không có nguồn thu, cộng đồng địa phương lại quá nghèo không có khả năng đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo di tích;

+ Các di tích thuộc loại hình khảo cổ học, di tích lịch sử, lịch sử cách mạng. Ngoài ba nhóm di tích trên, đối với các di tích tiêu biểu vẫn cần ưu tiên đầu tư, kinh phí để tu bổ, tôn tạo như trường hợp Ly Cung, lăng miếu Triệu Tường, đình Gia Miêu... Bởi lẽ, đây là những di tích có thể được coi là đại diện, là bản sắc, hình ảnh biểu tượng của cộng đồng, của người Hà Trung.

Việc đầu tư ngân sách để bảo vệ các di tích này chính là làm tăng niềm tự hào cho cộng đồng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách, từ đó thu hút được du khách đến di tích, từ đó có những nguồn lợi thu được từ kinh doanh dịch vụ cho cộng đồng địa phương.

Bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo các di tích về công trình kiến trúc, di vật, cổ và không gian cảnh quan của di tích, cần chú ý tới việc phục hồi, bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể gắn với các di tích đó. Bản thân di tích và những giá trị văn hóa phi vật thể gắn với các di tích đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các di tích chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể rất sinh động như phong cách xây dựng, quan niệm phong thủy, kỹ thuật, ý nghĩa của các đề tài trang trí kiến trác... Đặc biệt tại nhiều di tích còn có những lễ hội và những hoạt động văn hóa dân gian, những giá trị văn hóa tâm linh rất tiêu biểu, đặc sắc. Hiện nay, người dân khi đến các di tích nhất là di tích tôn giáo tín ngưỡng, người ta chú ý, quan tâm nhiều đến giá trị văn hóa phi vật thể của di tích đó. Do vậy, cần tăng cường công tác kiểm kê, phân loại các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tại di tích, xác định các hình thức biểu đạt dân gian truyền thống và các không gian diễn ra các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống. Bên cạnh đó cần vận động và tạo điều kiện để nhân dân tổ chức sưu tầm, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương

Một phần của tài liệu luan van quản lý di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ở huyện hà trung, tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)