Căn cứ của việc đề xuất phương hướng và giải pháp

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm xứ nghệ (Trang 91 - 94)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ

3.1. Căn cứ của việc đề xuất phương hướng và giải pháp

3.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của Việt Nam

Nhằm bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc từ nhiều năm nay Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, động thái tích cực trong việc thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam. Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ đã có những quyết sách cụ thể để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhƣ việc xếp hạng các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ di sản.

Nhà nước cũng đã chú ý hoàn thiện dần bộ máy tổ chức quản lý di tích từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia, nhân viên, nghệ nhân cũng đã đƣợc tập trung đào tạo, số lƣợng ngày càng đông đảo. Tuy nhiên, chúng ta còn phải cố gắng trong nhiều năm nữa mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc luôn đƣợc Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi trọng: Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ trong cơ chế thị trường trong đó có nội dung về xây dựng và phát triển “Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đến Đại hội X, Đảng xác định tiếp tục phát triển sâu rộng, nâng cao chất lƣợng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

gắn kết chặt chẽ hơn với phát triển kinh tế xã hội; làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội; xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam; bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dƣỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, sinh viên, học sinh, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33- NQ/TW) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Bảo tồn di sản văn hóa là phải gắn kết giữa bảo tồn văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể: Không ai có thể phủ nhận đƣợc sự phức tạp trong việc phân chia ranh giới giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

Giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, đôi lúc khó phân biệt một cách rạch ròi. Việc phân chia văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Bảo tồn di sản văn hóa gắn với công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng: Công tác bảo tồn di sản văn hóa không thể tách rời công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng. Nếu bảo tồn di sản văn hóa mà không có những công trình nghiên cứu đi trước làm cơ sở khoa học thì việc bảo tồn sẽ đi chệch hướng, dễ dàng đánh mất tính chuẩn xác của di sản.

Nếu bảo tồn di sản văn hóa mà không giáo dục cộng đồng để cộng đồng không nhận diện được giá trị của di sản thì chính cộng đồng sẽ là người đánh mất di sản. Vì vậy, hai vấn đề này đều gắn kết hữu cơ với nhau.

Bảo tồn di sản văn hóa trước hết phải chú ý đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng: Bảo tồn di sản văn hóa phải gắn với sự nỗ lực chung của cả cộng đồng về mọi mặt bao gồm ý thức, tài lực, vật lực,… Từng chủ di tích phải biết bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích, không đƣợc phép thờ ơ, vô trách nhiệm hoặc ỷ lại, dựa dẫm vào nhà nước, tập thể thì công tác bảo vệ và gìn giữ di sản của cha ông để lại mới thành công. Nhƣng để thực hiện đƣợc điều này thì công tác bảo tồn di sản văn hóa phải quan tâm đến việc đáp ứng nhu

cầu bao gồm nhu cầu vật chất và tinh thần cho cộng đồng và cộng đồng phải được hưởng lợi từ di sản. Những sinh hoạt văn hóa, phong tục, lễ nghi, tín ngƣỡng của cộng đồng cũng phải đƣợc đầu tƣ, quan tâm và gắn kết thật sự với cộng đồng để cộng đồng cảm thụ đƣợc những giá trị văn hóa, sống cùng với những giá trị văn hóa đó. Từ đó họ thấy thêm yêu di sản của mình và ra sức chung tay bảo tồn di sản văn hóa.

Phát huy các giá trị di sản văn hóa phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của đời trước để lại, làm cho các giá trị của di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội.

Di sản văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Vì vậy bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển của địa phương, của đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.

3.1.2. Chủ trương Uỷ ban Nhân dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển dân ca ví giặm xứ Nghệ

Ngày, 28/11/2014 tại Paris (Pháp) đã chính thức công nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” để phát huy bền vững giá trị của dân ca ví giặm UBND tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh phát động chương trình hành động nhằm phát huy và bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể với những nội dung sau:

Tăng cường giới thiệu, quảng bá giá trị dân ca ví giặm ở trong và ngoài nước, luân phiên định kì 3 năm một lần tổ chức liên hoan dân ca ví giặm tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ ở Nghệ An và Hà

Tĩnh đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh.

Chính quyền và tổ chức các đoàn thể các cấp ở Nghệ An, Hà Tĩnh tăng cường trách nhiệm, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc hỗ trợ cộng đồng, các câu lạc bộ và nghệ nhân tổ chức truyền dạy, trình diễn, quảng bá dân ca ví giặm, phục hồi, lưu truyền các bài hát và hình thức diễn xướng truyền thống đã bị mai một, các tập quán xã hội, tín ngƣỡng và lễ hội liên quan đến dân ca ví giặm. Mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca ví giặm trong cuộc sống đương đại gắn với phát triển du lịch của các địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt công tác kiểm kê tƣ liệu hóa dân ca ví giặm.

Đƣa dân ca ví giặm vào nội dung đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về nghệ thuật dân tộc ở trung ƣơng và hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Nghiên cứu xây dựng chương trình nội dung giảng dạy thích hợp về dân ca ví giặm tại các trường học ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Đài phát thanh truyền hình Nghệ An và Hà Tĩnh duy trì, phát triển chương trình dạy hát và chuyên mục dân ca ví giặm trên sóng phát thanh truyền hình.

UBND hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh kịp thời hoàn thiện hồ sơ phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ƣu tú, đồng thời thực hiện tốt chính sách đãi ngộ khen thương cho các nghệ nhân dân ca ví giặm có nhiều đóng góp xuất sắc trong việc bảo vệ và phát huy giá trị dân ca ví giặm.

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm xứ nghệ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)