Phương hướng hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm xứ nghệ (Trang 94 - 98)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ

3.2. Phương hướng hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm

Truyền thông với dân ca ví giặm cần xác định rõ ràng các hoạt động truyền thông mang tính bao quát và hiệu quả nhất. Truyền thông mang tính hệ thống từ Bộ VHTT-DL, UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở VH và phòng văn hóa, các phòng liên quan để có sự chỉ đạo, hướng truyền thông phù

hợp với địa phương hai tỉnh, trong và ngoài nước. Truyền thông có định hướng một cách đúng đắn sẽ là cầu nối thông tin giữa cơ quan quản lý, nhà tổ chức và người tham gia hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa để hoạt động này thực sự là hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh và thu hút cộng đồng.

Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thường xuyên, có định hướng trong việc sáng tác các ca khúc dân ca, hỗ trợ về vật chất để CLB hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Tổ chức các cuộc Liên hoan dân ca các câu lạc bộ hằng tháng, hằng quý, hằng năm trong tỉnh và liên tỉnh để trau dồi kĩ năng biểu diễn, sáng tác đồng thời giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và gắn kết cộng đồng dân ca.

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và phương tiện truyền thông kỹ thuật số đã tạo ra sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu, tác động sâu sắc đến đời sống xã hội và sự phát triển của hoạt dộng truyền thông trên toàn thế giới. Số lƣợng các cơ quan, tòa soạn báo chí, cơ sở thông tin - truyền thông vì thế cũng không ngừng tăng lên đó là một thế mạnh để mở rộng phạm vi đƣa dân ca có mặt trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng. Tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông đại chúng, cập nhật nhanh chóng các hoạt động về dân ca ví giặm để phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của cộng đồng dưới mọi hình thức, mọi không gian và thời gian.

Để truyền thông phát huy đƣợc thế mạnh, đóng góp tích cực trong công tác quản lý nhà nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu, xây dựng khung chiến lƣợc truyền thông ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Truyền thông dân ca ví giặm cần lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực:

trong những năm qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã rất quan tâm, tích cực vào cuộc, phản ánh và kịp thời phát hiện những biểu hiện lệch lạc, những hành xử thiếu văn minh trong văn hóa. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên

cứu cũng cho rằng: thông tin trên các phương tiện truyền thông đang có biểu hiện một chiều, thiếu khách quan, thiếu chân thực, chƣa phản ánh đúng tinh thần, thậm chí quá tập trung xoáy vào những mặt trái, khai thác tối đa những biểu hiện tiêu cực.

Trền thực tế, trong hoạt động bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Việt Nam nói chung và dân ca Nghệ Tĩnh nói riêng có rất nhiều nội dung, nhiều cách tiếp cận để khai thác, phản ánh mặt tích cực.

Trong thời gian tới, truyền thông cần tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân hiểu về ý nghĩa truyền thống, giá trị nhân văn của di sản văn hóa Việt Nam đặc biệt là dân ca ví giặm nhằm định hướng nhận thức cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về ý nghĩa cao đẹp của loại hình di sản đặc sắc này.

Giới thiệu các chương trình biểu diễn, mô hình câu lạc bộ hiệu quả trên địa tỉnh và các thành phố lớn để đông đảo người dân được thưởng thức và hiểu hơn về dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh.

Tuyên truyền về những nỗ lực, cố gắng của các địa phương trong việc vận động cộng đồng tham gia vào hoạt động bảo tồn và phát triển dân ca, đƣa dân ca xây môi trường văn hóa sống lành mạnh.

Vai trò của mạng xã hội với dân ca ví giặm: truyền thông báo chí, qua mạng internet, mạng xã hội với một lượng người truy cập khá đông, tập hợp mọi lứa tuổi, nghề nghiệp đều biết đến loại hình dân ca đặc sắc này một cách dễ dàng. Xác định những thông tin cần thiết, thông tin quan trọng và cập nhật kịp thời để cộng đồng hưởng thụ dân ca ví giặm, biết được hoạt động của ví giặm trong thời gian ngắn nhất.

Công tác truyền thông nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan: tăng cường tổ chức các Hội nghị, hội thảo tập huấn về quyền tác giả, quyền liên quan; Biên soạn phát hành các tài

liệu về quyền tác giả; quyền liên quan; Đẩy mạnh truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; Đổi mới và đẩy mạnh truyền thông qua các phương thức khách: gameshow, cuộc thi tìm hiểu, liên hoan dân ca,...

Cân bằng giữa truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp: truyền thông đại chúng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. Truyền thông đại chúng tác động đến xã hội, làm thay đổi nhận thức, đến thay đổi hành vi (và chính hành vi của con người sẽ thúc đẩy xã hội vận động). Cần xác định đƣợc mục đích của chiến lƣợc của dân ca ví giặm là gì, làm gì, để 3- 5 năm nữa chúng ta làm đƣợc gì? Xây dựng chiến lƣợc là tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Ai làm, làm để làm gì? Làm nhƣ thế nào? Qua từng mục tiêu của từng giai đoạn, chúng ta sẽ đạt đƣợc mục đích.

Tất cả những tác động tiêu cực của truyền thông đại chúng đến văn hóa và con người đã và đang làm cho cơ quan quản lý gặp khá nhiều khó khăn thách thức. Bởi vậy, cần gấp rút xây dựng đƣợc một chiến lƣợc truyền thông đại chúng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là xây dựng một khung chiến lược truyền thông riêng cho ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để một mặt, phát huy tính tích cực của truyền thông đại chúng trong phát triển văn hóa và con người trong xã hội.

Xây dựng Chiến lược truyền thông di sản văn hóa dân ca ví giặm phải dựa trên khung Chiến lược phát triển của ngành VHTTDL: từ những mục tiêu cụ thể của Chiến lƣợc phát triển của ngành VHTTDL, chúng ta sẽ xác định đƣợc những hành động cụ thể, sau đó đƣa ra những chỉ số định lƣợng cấu thành khung cơ bản cho hoạt động truyền thông. Từ đó, chiến lƣợc truyền thông sẽ có cơ sở huy động các phương tiện, phương thức thức đẩy các hoạt động kết nối và can thiệp xã hội nhằm giải quyết các vấn đề chiến lƣợc phát triển VHTTDL Việt Nam. Bởi quá trình kết nối và can thiệp xã hội của truyền thông luôn luôn gắn với những mục tiêu và trên cơ sở các hoạt động cụ thể.

Xác định rõ mục đích và nội dung của truyền thông: một số hình thức và mô hình truyền thông tại cộng đồng đã và đang phát huy tác dụng khá tốt nhƣ: Truyền thông theo chủ đề của từng chiến dịch cao điểm, kỷ niệm các ngày lễ lớn Quốc khánh 2/9, ngày sinh nhật bác và lễ hội làng Sen 19/5, liên hoan dân ca ví giặm đƣợc tổ chức hằng năm…Lồng ghép truyền thông, kết hợp giữa cơ quan quản lý với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân thông qua các tổ chức, hội, đoàn thể; Kết hợp truyền thông tham gia sinh hoạt và bảo tồn, phát triển dân ca ví giặm, giúp đỡ các thành viên, cộng đồng tham gia hiệu quả và tích cực nhất.

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm xứ nghệ (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)