Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ
3.3. Hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm
3.3.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn
- Hoạt động biểu diễn dân ca:
Sự tài trợ lớn nhất mà dân ca Nghệ Tĩnh đó chính là Dân ca Nghệ Tĩnh đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, từ đó chúng ta có thể phát huy nó, vươn tầm di sản ấy, vận dụng danh tiếng của ví giặm khi đƣợc công nhận của quốc tế.
Luôn nắm bắt các sự kiện trên địa bàn hoạt động, sự kiện các tỉnh và sự kiện của cả nước để đăng kí tham gia biểu diễn vừa để các diễn viên có cơ hội đƣợc cọ xát, đƣợc biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp vừa là nguồn thu để duy trì hoạt động của câu lạc bộ, của cá nhân, tổ chức và điều quan trọng là quảng bá hình ảnh dân ca ví, giặm trong nước và thế giới.
Hoạt động biểu diễn dân ca ví, giặm đang đƣợc công chúng lựa chọn là kênh truyền thông được yêu thích nhất. Bởi vậy, các chương trình dân ca cần đang dạ về các thể loại và hình thức biểu diễn. Mở rộng biểu diễn dân ca trên phạm vi toàn quốc và cộng đồng người Nghệ Tĩnh ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Tham gia các tuần sinh hoạt văn hóa, biểu diễn dân ca tại các đại sứ quán trong các dịp lễ kỷ niệm, quốc khánh nước bạn, giao lưu văn hóa,…
Để dân ca ví, giặm tồn tại và phát triển thì chúng ta cần phải tái tạo lại không gian văn hóa, môi trường diễn xướng xưa bằng cách xây dựng các kịch bản trên cơ sở tái tạo lại đời sống dân ca trước đây như vậy việc khôi phục bảo tồn lại những làn điệu dân ca ví, giặm có thể mang tính thời gian nhất định.
- Hoạt động biểu diễn sân khấu hóa dân ca:
Văn hóa cổ truyền vẫn phải bảo tồn theo phương thức cổ nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà cần phát huy nó, đƣa giá trị cổ truyền đến tầm cao mới.
Tức là với nghệ thuật luôn luôn phải sáng tạo và đổi mới thì nghệ thuật mới trường tồn và đi vào cuộc sống xã hội mới. Dân ca Nghệ Tĩnh nó xuất phát từ đời sống lao động, từ bờ tre gốc lúa của người Nghệ Tĩnh thì nó chỉ ở trong qui mô của làng xã nhƣng để nó phát triển cần có chiến lƣợc phát triển dân ca đi xa hơn đó là hình thức đƣa dân ca lên truyền hình và quan trọng nhất là sân khấu hóa dân ca Nghệ Tĩnh, đƣa lên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp. Trong các vở kịch , trong các chương trình biểu diễn thì từ đó nó có lung linh của ánh đèn sân khấu, có nhạc đệm và hiệu ứng sân khấu tốt hơn thì dân ca sẽ đi vào lòng công chúng nhiều hơn và mọi người sẽ thưởng thức một cách khoái chí và đỉnh cao nghệ thuật là sự lan tỏa, thăng hoa.
Sau khi đã biểu diễn dân ca đơn thuần một cách chuyên nghiệp, các thành viên sẽ đƣợc tiếp xúc với loại hình nghệ thuật sân khấu lồng ghép với dân ca Nghệ Tĩnh. Đây là một hình thức biểu diễn khó tuy nhiên bắt buộc phải có bởi càng đa dạng loại hình biểu diễn, câu lạc bộ sẽ có cơ hội tham gia diễn trên nhiều sân khấu, nhiều thể loại, đặc biệt với sứ mệnh phát triển và bảo tồn các giá trị của dân ca Nghệ Tĩnh thì hoạt động biểu diễn sân khấu hóa dân ca là điều bắt buộc phải làm. Công việc của ban chủ nhiệm ngoài đào tạo, hướng dẫn các thành viên, còn phải nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thị hiếu của
thị trường để biên soạn những chương trình sân khấu phù hợp đặc biệt là hướng đến cộng đồng giới trẻ. Người biểu diễn là giới trẻ người thưởng thức là công chúng trong đó có giới trẻ thì dân ca Nghệ Tĩnh sẽ lan tỏa và phát triển bền vững trên bất kì nơi nào.
Ngoài ra, xây dựng những chương trình du lịch phù hợp với những đặc thù của loại hình văn hóa dân gian này nhằm giới thiệu cho du khách những giá trị tích cực cũng nhƣ sự độc đáo, sinh động của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh. Xây dựng chương trình du lịch có kết hợp đưa dân ca ví, giặm vào chương trình, tổ chức giao lưu trực tiếp cùng bạn bè bốn phương bằng chính những điệu ví, câu giặm; tổ chức những chương trình du lịch chuyên đề về dân ca ví, giặm xứ Nghệ để giới thiệu cho du khách về nét văn hóa đặc trƣng của xứ Nghệ.
Trong hành trình về thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn-Nghệ An, du khách có thể dừng chân để thưởng thức làn điệu dân ca ví, giặm của Câu lạc bộ ví phường vải xã Kim Liên. Vẫn khung cảnh quay xa, dệt vải, vẫn áo dài, khăn đóng… những điệu ví xao xuyến, ân tình, những điệu ví, giặm đƣợc những nghệ nhân cất lên làm sống lại không gian diễn xướng của thế kỷ trước.
3.3.2.2. Trong hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dân ca
Để trở về với cội nguồn dân ca ví, giặm ngành văn hóa hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã có sáng kiến thành lập các câu lạc bộ dân ca. Hiện nay ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh có hàng trăm Câu lạc bộ dân ca đang hoạt động. Tham gia câu lạc bộ dân ca là các nghệ nhân thuộc nhiều thế hệ, trong đó nhiều nghệ nhân trẻ là diễn viên văn nghệ quần chúng.
Để hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ ngày càng phát triển cần xây dựng và tạo môi trường thật tốt để hình thành nên một phong cách sinh hoạt cho các
loại CLB. Muốn thành lập CLB phải khảo sát nắm tình hình, nhu cầu thực tế, từ nhu cầu đó mới vận động, tổ chức quần chúng tự nguyện tập hợp thành các nhóm và từ các nhóm tập hợp thành CLB. Ban chủ nhiệm phải thật sự là lực lượng nòng cốt, là những người có năng lực, trình độ, nhiệt tình và đầy tâm huyết với phong trào, phải có kỹ năng, biết quản lý, điều hành CLB nhƣ : biết lập kế hoạch tháng, quý, năm; thiết lập các tài liệu về các lĩnh vực mình phụ trách, nắm vững tư tưởng và hoàn cảnh của từng thành viên, tuyên truyền, vận động để kết nạp thành viên mới; liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo chính quyền, người phụ trách, phân công, đôn đốc và giám sát các hoạt động của CLB;
chăm lo xây dựng kinh phí, trao đổi kinh nghiệm với các thành viên; tổng kết mô hình hoạt động của CLB theo định kỳ 6 tháng, năm; đề xuất khen thưởng cho các thành viên. Phát huy khả năng sáng tạo, tính tự nguyện của các thành viên trong CLB. Thường xuyên đổi mới chủ đề sinh hoạt, gần gũi với cuộc sống của cộng đồng. Hình thức: tổ chức nói chuyện chuyên đề, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền hoặc sinh hoạt độc lập từng chủ đề của CLB; tổ chức các hoạt động biểu diễn, thi đua giữa các thành viên. Mở rộng giao lưu học hỏi, rút kinh nghiệm của các CLB khác trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lƣợng hoạt động. Chú trọng đến công tác phát triển hội viên mới, giao chỉ tiêu vận động hội viên mới cho các trưởng nhóm. Tăng cường nguồn tài chính bằng sự hỗ trợ của cấp uỷ, của chính quyền địa phương; liên kết, phối hợp với các ban ngành, đơn vị có hội viên tham gia CLB và vận động sự hỗ trợ của các mạnh thường quân trong CLB.
3.3.2.3. Trong các hoạt động giới thiệu trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện, tọa đàm, hội thảo
Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp, trực tuyến phục vụ khán giả, để cùng nhau trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc của công chúng yêu mến dân ca ví giặm một cách nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời nhất.
Tăng cường tần suất của các buổi nói chuyện, giao lưu với các nghệ sĩ, nghệ nhân nổi tiếng, là cầu nối thu hẹp khoảng cách giữa nghệ sĩ và người hâm mộ.
Tọa đàm, hội thảo cần có những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực truyền thông, văn hóa để đƣa ra những giải pháp khắc phục mặt hạn chế vẫn còn tồn đọng trong thời gian vừa qua, đẩy mạnh truyền thông đƣa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đến với bạn bè quốc tế.
3.3.2.4. Hoạt động truyền thông qua các phương tiện khác
Nâng cao chất lượng thu phát sóng các chương trình phát thanh – truyền hình, nghiên cứu đầu tư mua sắm các phương tiện làm việc hiện đại;
Tiếp tục nâng cao chất lượng các chương trình được phát sóng, nhất là các chương trình truyền hình trực tiếp, chuyên đề dân ca ví giặm; Tăng cường sử dụng tiếng Nghệ trong các chương trình; Cần phải đánh giá được những thách thức, nhu cầu của người dân để xây dựng các chương trình phù hợp.
Trong thời gian tới, các cơ quan báo chí phải thường xuyên đổi mới nội dung thông tin, tuyên truyền, quảng bá, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người xem, người nghe hình thành nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử văn hóa đối với di sản dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh. Hiện nay, đa số các bài báo thường tập trung khen là chính, những bài báo mang tính phản biện rất ít, chính vì vậy báo chí cần nhấn mạnh chức năng phản biện của mình để người đọc có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca ví, giặm. Báo chí cần tích cực trong việc phát hiện, tôn vinh những cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, giặm. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, phản ánh việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy dân ca, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan, tổ
chức và cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí để tổ chức các hoạt động dân ca ví giặm.
Xây dựng các video ca nhạc, kết hợp hình ảnh, vẻ đẹp thiên nhiên của xứ Nghệ để giới thiệu đến du khách trong nước và quốc tế khi đến với Việt Nam, đến với xứ Nghệ. Phối kết hợp với các công ty lữ hành nhƣ: Tổng công ty du lịch Hà Nội, công ty TNHH Thương Mại và Du lịch Khát Vọng Việt, công ty du lịch Bình Minh, công ty TNHH lữ hành Hạ Long, Công ty Du lịch Tầm Nhìn Viễn Á,… để vùng đất, địa danh chứa đựng dân ca ví giặm là một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Xây dựng Pano, áp phích lớn; treo tại các điểm nhƣ: sân bay, khu du lịch làng Sen; biển Cửa Lò, Bãi Lữ, Thiên Cầm,...các trung tâm văn hóa, quảng trường thành phố,... Thông tin trên pano được dịch ra các thứ tiếng cơ bản để giúp cho du khách quốc tế dễ tiếp cận, biết đến địa danh và các sản phẩm du lịch.
Xây dựng trang web với hình ảnh bắt mắt, cung cấp đầy đủ các thông tin về quá trình hình thành và phát triển dân ca ví giặm; các thể loại dân ca;
các câu lạc bộ; nghệ sĩ và nghệ nhân tiêu biểu; các hoạt động sinh hoạt và biểu diễn dân ca trong nước và quốc tế; các tin tức về dân ca; video âm nhạc, biểu diễn dân ca; các cuốn sách về dân ca ví, giặm; thông tin về du lịch;... với hai ngôn ngữ là Việt – Anh. Để người dân trong nước, bạn bè quốc tế đều tìm hiểu đƣợc các thông tin về dân ca ví giặm.
Bộ VHTT-DL phối hợp UBND và Sở VHTT-DL hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh lên kế hoạch tổ chức định kỳ 2 tháng/1 lần các chương trình triển lãm về dân ca ví giặm, tổ chức tại TTVH Nghệ An, Hà Tĩnh; tại Đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ thuộc Hội Di sản Việt Nam ở số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội có sự tham gia của các nghệ nhân dân ca, NSND, NSƢT
hát dân ca ví giặm; các CLB và hình ảnh hoạt động của dân ca trong các năm.
Tổ chức triển lãm ở cộng đồng người Việt tại Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Uzbekistan,…
3.3.2.5. Kết hợp hoạt động truyền thông trực tiếp và gián tiếp
Muốn truyền thông có hiệu quả cần kết hợp giữa truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Hai kênh truyền thông này đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng, tuy nhiên nếu nắm bắt đƣợc thị hiếu của công chúng thì sự kết hợp của hai kênh này sẽ mang lại hiệu quả cao.
Kênh truyền thông trực tiếp không cần thông qua một phương tiện trung gian nào, giao lưu trực tiếp với khán giả, mang tính chân thực nhất tuy nhiên phạm vi lại hẹp hơn truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Kênh truyền thông gián tiếp chuyển các thông điệp đi mà không cần có sự tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Truyền thông đại chúng tác động đến thái độ và hành vi cá nhân thông qua một quá trình truyền dòng thông tin hai cấp.
Thông thường dòng ý tưởng phát đi từ đài truyền thanh và các ấn phẩm đến những người hướng dẫn dư luận rồi từ những người đó được truyền đến những bộ phận dân cƣ kém tích cực hơn. Hầu hết các thông điệp gián tiếp được tải qua các phương tiện truyền thông có trả tiền dưới dạng in ấn (báo, tạp chí, thƣ gửi trực tiếp) hay truyền thông quảng bá (truyền hình, truyền thanh) hay trƣng bày (pano, bảng hiệu, áp phích...)
Mặc dù kênh truyền thông trực tiếp thường hiệu quả hơn kênh gián tiếp nhƣng kênh gián tiếp vẫn phổ biến hơn. Tuy nhiên cần phải biết khách hàng mục tiêu thường tiếp xúc kênh nào để lựa chọn kênh tiếp cận phù hợp. Sự phù hợp giữa đối tƣợng và kênh truyền là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy thông điệp truyền thông đƣợc truyền tải tốt hơn.
Tiểu kết
Như vậy, qua tìm hiểu, khảo sát và nhận định của người viết, hoạt động truyền thông phát triển dân ca ví, giặm, cụ thể thông qua hoạt động truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Ngoài các hiệu quả hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác tuyền thông và do tác động của yếu tố khách quan, chủ quan. Do vậy, người viết đã đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phát triển dân ca Nghệ Tĩnh trong thời gian tới tại. Các giải pháp về tôn vinh và hỗ trợ, khuyến khích giáo dục thế hệ trẻ và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về việc cần bảo tồn và phát triển dân ca ví giặm, để công chúng biết đến những kênh, phương tiện tiếp cận thông tin đa dạng, nhiều chiều, cập nhật thông tin nhanh chóng và đầy đủ nhất.
Việc bảo tồn, phát triển, đƣa dân ca ví giặm của mình đến với bạn bè trong và ngoài nước là một việc làm hết sức quan trọng và ý nghĩa cho việc lưu giữ những nét đẹp văn hóa của dân tộc, để làm được điều đó nhờ một phần rất lớn đến các phương tiện truyền thông.