Thời gian, đối tượng, quy trình, phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học logic toán theo hướng góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học cho sinh viên sư phạm toán (Trang 144 - 148)

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Thời gian, đối tượng, quy trình, phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

+) Đợt 1: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2017. Học kỳ I năm 2017 - 2018. lớp TN và lớp ĐC đều là SVSP Toán của trường ĐH Hải phòng.

Lớp TN gồm: 25 SV. Lớp ĐC gồm 31 SV. Dạy lớp TN: Thạc sỹ Đỗ Thị Hoài. Dạy lớp ĐC; TS. Nguyễn Thị Hồng Minh.

+) Đợt 2: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2018. Học kỳ I năm 2018 - 2019, lớp TN và lớp ĐC là SVSP K 42 của trường ĐHSP Hà Nội 2.

Lớp TN gồm: 31 SV. Lớp ĐC gồm 35 SV. Dạy lớp TN:

Th sỹ. Nguyễn Thị Chung; dạy lớp ĐC; Thạc sỹ. Dương Thị Luyến.

+) Đợt 3: Vào tháng 4 năm 2018, tiến hành thực nghiệm seminar tại lớp ĐHSP Toán K17 của trường ĐH Hải Phòng.

+) Đợt 4: Tiến hành thực nghiệm hướng dẫn nghiên cứu Khoa học cho các SVSP Toán của ĐHSP Toán K17 của ĐH Hải Phòng theo hướng phát triển NL sử dung NNTH từ tháng 12/ 2017 đến tháng 5/ 2018.

3.2.2. Qui trình, cách thức triển khai nội dung TN 3.2.2.1. Về quy trình thực nghiệm cho các đợt 1 và đợt 2

Bước 1: SVSP Toán thuộc các nhóm TN và ĐC đều kiểm tra sơ bộ trước khi tiến hành TN và sau khi TN sẽ được đánh giá NL sử dụng NNTH trong vận dụng vào giải toán qua đối chiếu kết quả 2 nhóm TN và ĐC.

Bước 2: Cần chọn được các lớp làm TN và ĐC tương đương nhau về số lượng và nhận thức.

Bước 3: Tiến hành tập huấn cho GV dạy TN với các yêu cầu sau:

- GV dạy TN phải nắm vững các biện pháp trong DH Logic toán theo hướng phát triển NL sử dụng NNTH cho SVSP Toán.

- GV tham gia dạy TN được yêu cầu tìm hiểu kỹ kế hoạch DH do tác giả luận án thiết kế và cùng thảo luận về ý đồ TN, dạy theo đúng tiến trình đã đưa ra đối với các lớp TN và daỵ theo cách thông thường với các lớp dạy ĐC.

Bước 4: Tiến hành dạy các tiết TN tại các lớp học.

Bước 5: Tiến hành phỏng vấn các SVSP Toán và GV sau giờ học để kiểm chứng và rút ra những vấn đề còn chưa thể kiểm tra được qua các bài kiểm tra.

Bước 6: Cho SVSP Toán làm bài kiểm tra và trên cơ sở đó phân tích kết quả thu được.

3.2.2.2. Các hình thức tiến hành triển khai TN

Với biện pháp 1, 2: Được thực hiện trong quá trình DH chính khóa. Chúng tôi hình thành kiến thức mới, cung cấp và bổ sung vốn từ vựng,... thông qua DH các khái niệm, định lý, các công thức trong Logic toán.

Với biện pháp 3: Kiến thức được lồng ghép trong các tình huống có liên quan đến thực tiễn nhằm phát triển khả năng diễn đạt, toán học, đọc viết, trình bày toán học, biểu diễn bằng NNTN và NNTH. Trên cơ sở SVSP Toán đã có vốn từ vựng, khá đầy đủ và vững chắc, chúng tôi hướng dẫn SVSP vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề khác.

Với biện pháp 4, 5: việc thực hiện biện pháp này được lồng ghép khi tiến hành TN các biện 1 và biện pháp 2, 3.

Hướng dẫn SVSP Toán thực hành seminar, hướng dẫn SVSP nghiên cứu khoa học, hai hình thức này được chúng tôi thực hiện trong các giờ tự học.

3.2.3. Những lưu ý khi TN

Trong chương 1, chúng tôi đã đưa ra năm thành tố của NL sử dụng NNTH cho SVSP Toán và các tiêu chí của các thành tố đó. Các biện pháp đề ra trong chương 2 góp phần vào việc phát triển các thành tố NL này cho SVSP Toán. Việc chọn nội dung TN chúng tôi đã dựa vào các tiêu chí sau đây:

- Bài dạy trong TN có thể thực hiện được một biện pháp hay nhiều biện pháp nào đó đã được nêu ở chương 2.

- Thực hiện gợi động cơ cho các HĐ trong quá trình DH.

- Tích hợp liên môn trong quá trình DH trong trường ĐH.

3.2.4. Phương pháp đánh giá kết quả của các đợt TN 3.2.4.1. Nội dung đánh giá

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp DH Logic toán theo hướng góp phần phát triển NL sử dụng NNTH của SVSP toán. Chúng tôi đánh giá qua các mặt sau:

a) Khả năng tiếp thu bài của SVSP Toán với các lớp được đề xuất trong DH HP Logic toán.

b) Mức độ hiểu biết của SVSP Toán về kiến thức, lý thuyết, khả năng sử dụng NNTH vào diễn đạt, trình bày suy luận toán học, sử dụng NNTH vào giải quyết các bài toán thực tiễn.

c) Đánh giá sự tiến bộ của SVSP Toán thông qua quá trình DH Logic toán, qua bài kiểm tra cuối HP.

Sự tiến bộ của SVSP Toán trong việc tăng cường sử dụng NNTH khi DH Logic toán được thể hiện qua các bài kiểm tra đánh giá sau mỗi giáo án thực nghiệm, qua đánh giá các bài kiểm hết HP của các GV và qua tự đánh giá của bản thân SV đó.

3.2.4.2. Phương pháp đánh giá đánh giá kết quả sau TN

Các công cụ chúng tôi đã sử dụng để đánh giá các nội dung trên là:

a) Phương pháp kiểm tra

- Để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và khả năng sử dụng NNTH của SVSP qua các tiết học. Kiểm tra kiến thức của từng cá nhân của lớp TN và lớp ĐC thông qua các bài kiểm tra trước và sau TN.

- Nội dung kiểm tra dựa vào mục tiêu các tiết học trong HP Logic toán, GV cần chú trọng đến các bài tập liên quan đến thực tiễn, để đánh giá hiệu quả của việc DH Logic toán theo hướng góp phần phát triển NL sử dụng NNTH cho SVSP Toán.

- Các bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10.

- Xử lý kết quả của những bài kiểm tra này theo điểm số trung bình cộng của đợt kiểm tra đó.

b) Quan sát lớp học

Quan sát các giờ học và các buổi seminar của SVSP Toán, từ đó GV tiếp nhận được sự phản hồi của SVSP Toán về sự hứng thú trong các giờ học và sử dụng các phương pháp dữ liệu trong quan sát được phân tích cùng với các dữ liệu trong các phiếu khảo sát, phỏng vấn.

c) Sử dụng phỏng vấn

Muốn nắm thông tin rõ về tác động của việc sử dụng các biện pháp phát triển NL sử dụng NNTH của SVSP thông qua DH Logic toán chúng tôi sử dụng phương

pháp phỏng vấn ngẫu nhiên một số SVSP Toán trong lớp TN nhằm mục đích làm rõ những thông tin sau:

- Mức độ hấp dẫn của các biện pháp.

- Những vấn đề không xác định được qua quan sát lớp học.

Những phỏng vấn này được phân ra ngay tại lớp học sau các tiết dạy TN. Kết quả của buổi phỏng vấn đó được xử lý và phân tích định tính.

e) Phương pháp thống kê toán học: Sau khi chấm các bài kiểm tra của SV (điểm toàn bài làm tròn đến phần nguyên), các số liệu về điểm kiểm tra được tập hợp và xử lí theo công thức Toán thống kê. Chúng tôi sử dụng một số công thức sau:

1) Điểm trung bình: k i i

i 1

X 1 n x

n 

 

Trong đó: X là điểm trung bình, xi là điểm đạt được, ni là số bài (số SV) đạt được điểm xi tương ứng của bài kiểm tra, k là số nhóm điểm khác nhau, n là kích thước mẫu (tổng số SV được kiểm tra).

2) Phương sai được tính theo công thức: S2 k i i 2

i 1

1 n (x x)

n 1 

 

 

3) Độ lệch chuẩn: k i i 2

i 1

S 1 n x x

n 1 

 

 

Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán của tập hợp điểm số xoay quanh giá trị trung bình. Chỉ số S càng thấp thì độ phân tán quanh giá trị điểm trung bình càng ít nghĩa là độ tập trung của điểm quanh giá trị trung bình cao.

4) Kiểm định giả thiết về so sánh hai giá trị trung bình của hai mẫu độc lập (mẫu bé: ít nhất một trong hai số n n1, 2 30) khi chưa biết phương sai, tính:

Phương sai chung: 2C 1 12 2 22

1 2

(n 1)S (n 1)S

S n n 2

  

  

1 2

tn 1 2

2 C

1 2

X X a

T , t , n n 2

1 1 2

S n n

  

      

  

 

Kết luận: Nếu Ttn < t α, n1 n2 2 2

   

 

  thì chấp nhận H0, ngược lại thì bác bỏ H0

ở mức ý nghĩa .

Một phần của tài liệu Dạy học logic toán theo hướng góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học cho sinh viên sư phạm toán (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(262 trang)