CẢM NHẬN VỀ VẺ ĐẸP CON NGƯỜI
3.1.1. NHỮNG NÉT ĐƯỢC ƯA THÍCH
* ĐỐI VỚI ĐÀN ÔNG: Vẻ đẹp hình thể ít được nhắc tới trong ca dao (chỉ có 34 lời). Trước tiên, người đàn ông được để ý bởi thần sắc vì thần sắc thể hiện toàn bộ vẻ bề ngoài, vẻ
bên trong của con người. “Thần sắc tinh anh” biểu hiện một người đàn ông khoẻ mạnh, minh maãn, nam tính :
- Mừng chàng thần sắc tinh anh Như bông hoa bụt, như ngành mẫu tiên
(Caâu 771- tr.1451)
Hình thể người đàn ông được chú ý qua các chi tiết: da, tóc, râu, mắt, má, miệng, răng, lưng, chân đi, ngón chân ngón tay, ăn nói, tổng thể chung bề ngoài. Mọi người nói chung thích vẻ đẹp của đàn ông qua các mặt sau: con mắt bồ câu (1lần), ngón chân ngón tay như gióng trúc (1 lần), miệng rộng (2 lần), da trắng (3 lần), chân đi đáng nén (4 lần), tốt râu (5 lần), răng đen (6 lần) , vẻ đẹp tổng thể (6 lần), miệng cười (15 lần).
* Hình ảnh “da trắng” gắn với hình thể đàn ông chỉ xuất hiện với tần số ít nhưng điều đó cũng chứng tỏ mọi người thích đàn ông có da trắng. Sở dĩ người xưa thích đàn ông da trắng là vì : “Người Việt thuộc nòi giống da vàng. Nhưng nước da của họ thẫm hơn người Trung Quốc….Tuỳ theo giai tầng xã hội của con người, nước da họ có thể biến đổi từ màu thuốc lá sáng đến màu trắng xỉn. Màu da hay gặp nhất là vàng nhợt, màu đất, hay màu da bò. Ở người thôn quê, ta thường thấy một màu vàng thẫm hơn, có thể thẫm đến như màu vàng nâu của dân Mã Lai. Trong các gia đình giàu có hay quyền quý, ta thấy những thanh niên, và chủ yếu các thiếu nữ, có nước da trắng khả dĩ so sánh được với màu trắng của những kiểu da được ưa chuộng của phương Tây” [49, tr.556]. Chỉ thấy dáng vẻ bên ngoài “da trắng tóc dài” của chàng trai mà cô gái trong bài ca dao sau đã đưa ra lời chung thuyû :
- Hỡi chàng da trắng tóc dài Em đã chờ đợi một hai năm trời…
(Caâu 333-tr.1138)
Với đàn ông, râu thể hiện nam tính, càng rậm râu càng thể hiện tính cách trượng phu.
Văn học viết thể hiện rõ điều này, ví dụ như trong “Truyện Kiều” nhân vật Từ Hải hiện ra với vẻ đẹp của một đấng anh hào: “Râu hùm hàm én mày ngài”. Còn đối với mọi người nói chung trong xã hội ,“ruộng cả ao sâu” cũng không thích bằng “anh Tú rậm raâu”:
-…Chẳng tham ruộng cả ao sâu Tham về một nỗi rậm râu mà hiền
(Caâu 207-tr.563)
GS. Nguyễn Văn Huyên nghiên cứu rất kĩ về hình thể người Việt, đã viết: “Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má”[49, tr.555].
Trong khuôn mặt, người ta chú ý nhất ở đàn ông là má.“Má” của người đàn ông trong ca dao được thể hiện đa dạng: má lúm đồng tiền (1 lần), má “như tày hoa mai” (1 lần), má hồng (1 lần), má đỏ (1 lần)-những nét đẹp giống như con gái–đó là những biểu tượng của cái đẹp, nét đẹp con người
-- …Thấy chàng đẹp nết tốt tươi Tươi quần, tươi áo, tươi đôi má hồng
Ví dù chàng hãy còn không Để em xin tới vườn hồng hái hoa
(Caâu 32- tr.1628)
Thông thường, sau khi miêu tả vẻ đẹp hình thể của chàng trai thì luôn là sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ hay yêu thương của cô gái đối với chàng. Đó là cách thể hiện thị hiếu của người Việt. Trên đầu người đàn ông thì tóc rất được quan tâm, người xưa luôn quan niệm :
- Đàn ông tốt tóc là Tiên Đàn bà tốt tóc nằm liền vơí ma
(Caâu 86-tr.728)
Đàn ông Việt xưa kia thích để tóc dài, búi tó ra phía sau và đúng như GS. Nguyễn Văn Huyên viết: “Tóc thì đen tuyền, rậm rất dài và hơi cứng…Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng thì ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quãng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa” [49, tr.555]. Đối với người Việt Nam thì “mái tóc tượng trưng cho sự sở hữu, là gia tài của cha mẹ để lại cho…. Có nhiều người giữ lại một mái tóc, chiếc răng sữa làm kỷ vật. Họ muốn làm sống lại tâm hồn của người mang nó…. Ở Việt Nam, tóc cắt đi hoặc chải ra khỏi lược được giữ lại vì nó có sự gắn bó huyền bí với chủ của nó. Sự cắt
tóc được coi như là một sự hy sinh, quy thuận hoặc hoà nhập. Mái tóc được coi như là bản doanh của linh hồn, số phận ước mong và tình yêu…. Người Séc và Xlôvakia liệt tóc vào cùng họ hàng với lông và râu” [10, tr.479]. Tóc của đàn ông trong ca dao thể hiện qua hình ảnh: tóc xanh tươi tốt, rậm rà (3 lần). Tóc của người đàn ông phải dài, rậm như “tóc mây” mới hấp dẫn phụ nữ :
- Ở nhà em mới ra đây
Gặp chàng quân tử tóc mây rậm rà…
(Caâu 52- tr.1709)
Trong các bộ phận của thân thể, người xưa thích nhất ở đàn ông cái miệng, nhất là miệng cười. Họ đã dùng nhiều hình ảnh để thể hiện điều này: miệng cười đáng trăm, như
“cánh hoa nhài, như chùm hoa nở, như tai hoa hồng”, miệng cười nở hoa,…:
- Người bao nhiêu tuổi, hỡi người ! Người bao nhiêu tuổi miệng cười nở hoa
Tóc xanh tươi tốt rậm rà
Răng đen nhanh nhánh tưởng là hạt na…
(Caâu 373- tr.1604)
Miệng tươi cười thể hiện là người vui tính, phóng khoáng, rộng lượng, dễ gần, dễ thương,… Người có “miệng cười” luôn được mọi người yêu mến, mong được làm quen huống chi các cô gái. Đối với đàn ông, ngoài “miệng cười” họ được ưa thích bởi “miệng rộng”. Đàn ông có “miệng rộng” thể hiện vẻ đẹp nam tính và người xưa quan niệm:
“Đàn ông rọâng miệng thì sang”,“Đàn ông thì tài”.
Răng đen là yếu tố mà người ta thích thứ hai sau miệng cười đối với đàn ông. Răng đen được miêu tả sinh động qua các hình ảnh: đen nhưng nhức, nhanh nhánh, lấp lánh,…:
- Nhác trông anh khóa có duyên Má lúm đồng tiền, da trắng phau phau
Nhác trông anh khóa có màu
Răng đen nhưng nhức như màu hạt dưa…
(Caâu 71-tr.1636)
Cách miêu tả trong ca dao thật khéo léo, tế nhị. Chỉ mới nhìn thoáng qua: “nhác trông”
mà cô gái đã cảm nhận được tất cả vẻ đẹp hình thức của chàng trai. Ngoài các chi tiết
trên, người đàn ông được ưa thích bởi: mắt bồ câu, “ngón chân ngón tay như gióng trúc”, họ còn được ưa thích cả dáng chân đi :
- Chả tham nhà ngói rung rinh Tham về một nỗi anh xinh miệng cười
Miệng cười anh đáng mâý mươi Chân đi đáng nén, miệng cười đáng trăm…
(Caâu 70 b-tr.2308)
Vẻ đẹp tổng thể được miêu tả sinh động qua các từ: mĩ mạo, nết na dịu dàng, xinh, nhan sắc, như “cái tấm lụa điều”, cho đáng hình dong, có duyên, chồng giòn, nhan sắc đáng lạng vàng,….:
- Thiếp nay thi lễ con nhà Thấy chàng mĩ mạo nết na diụ dàng
Cho nên lòng muốn đa mang Biết rằng quân tử có màng hay không ?
(Caâu 330-tr. 2061)
Để so sánh với hình thể đàn ông trong thực tế, chúng tôi xin dẫn lời GS. Nguyễn Văn Huyên: “Vai rộng, thân mình gầy gò và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân.
Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài” [49, tr.555]. Tuy ít lời ca viết về vẻ đẹp hình thể của đàn ông nhưng chúng ta cũng cảm nhận được thị hiếu của người xưa khi họ mong muốn bất cứ người nào không phân biệt giới tính cũng đều phải có vẻ đẹp hình thức.
Điều này làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm sinh động, vui tươi.
* ĐỐI VỚI PHỤ NỮ: Vẻ đẹp hình thể của phụ nữ xuất hiện rất nhiều trong ca dao: 171 lời trong khi ca dao viết về vẻ đẹp hình thể của đàn ông chỉ có 34 lời. Điều này chứng tỏ rằng đối với người phụ nữ vẻ đẹp hình thể rất được coi trọng. Họ được quan tâm nhiều đến hình thể. Họ thường bị đánh giá qua hình thể. Quan niệm về cái đẹp hình thể của người phụ nữ được thể hiện chi tiết hơn so với hình thể của đàn ông. Hình thể của phụ nữ
được miêu tả qua các chi tiết: Da, chân mày, tóc, mắt, má, miệng, răng, cổ tay, dáng hình.
* Da: Trước tiên, người phụ nữ được chú ý ở da. Người xưa quan niệm phụ nữ có da đẹp phải là: da đỏ hồng hào, da trắng (7 lần). Da trắng được so sánh với “trứng gà bóc”, da tuyeát, da traéng phau phau:
- Mẹ em khéo đẻ, khéo nuôi
Như trứng gà bóc, như người trong tranh (Caâu 183-tr.1337)
Tuy nhiên, cũng có trường hợp da “lấm tấm rỗ hoa” hay “mặt rỗ hoa mè” (6 lần) cũng được yêu thích:
- Chò Boán thì laám taám roã hoa Rỗ năm ba nốt, thật là rỗ xinh
(Caâu 328-tr. 587)
Sở dĩ những người con gái mặt rỗ được ưa thích vì người xưa quan niệm “Mặt rỗ hoa mè ăn nói có duyên” và họ là những người lao đọâng giỏi “Trồng đậu đậu tốt, trồng cà cà sai”. Tuy thể hiện ý thích qua dáng vẻ bề ngoài nhưng những lời ca dao này đều ngầm ca ngợi nết ăn nói của cô gái.
* Chân mày, tóc: Chân mày xuất hiện 7 lần, tóc xuất hiện 20 lần trong ca dao. Đối với mọi người nói chung, những hình ảnh biểu tượng cho dáng lông mày của phụ nữ đẹp là:
vòng nguyệt, mày ngài (2 lần), lá liễu (4 lần). Những hình ảnh này xuất hiện nhiều trong tự nhiên, con người rất thích gắn nó với dáng hình chân mày của cô gái :
-- Chân mày vòng nguyệt có duyên Tóc mây dợn sóng đẹp duyên tơ hồng
(Caâu 238-tr. 569)
Viết về mái tóc, TS. Lâm Vinh đã cho rằng: “Phong thái dung nhan của mỗi người được thể hiện một phần quan trọng ở mái tóc” và “cũng như mọi bộ phận khác của cơ thể, mái tóc cũng tham dự vào sự hài hoà của cái đẹp toàn diện của con người” [112, tr.146-147].
Tóc người phụ nữ được coi là đẹp trong ca dao phải là: tóc chưa đến mái tai, tóc xanh non seo gà, tóc dày, tóc đầu xanh xanh, tóc mây xanh, tóc vấn, tóc mây dợn sóng, tóc mây
rườm rà, tóc đến lưng, tóc tốt (2 lần), tóc đuôi gà (2 lần), tóc chấm ngang vai (3 lần), tóc dài (5 lần). Như vậy là tóc dài ở phụ nữ được ưa thích nhất. Theo GS. Nguyễn Văn Huyên thì : “Phụ nữ Bắc Kì để tóc rất dài, bó lại trong một vành khăn tròn, ngắn, quấn quanh đầu như một vòng hào quang, sao cho đủ một vòng rưỡi. Vành khăn này để lộ ra ở cuối một món tóc phủ xuống gáy thành tóc đuôi gà. Phụ nữ Trung Trung Kỳ và Nam Kỳ để một búi tóc sau đầu cố ý tạo ra được những mớ tóc bồng, được bôi dầu dừa cho cứng tóc…) [49, tr.467]. Mái tóc thường thể hiện tính tình con người, theo TS.Lâm Vinh: “Mái tóc dài của người phụ nữ Việt Nam mang vẻ đẹp hiền dịu, tha thướt” [112, tr147]. Tác giả Lý Khắc Cung thì cho rằng: “Tóc là vũ khí của người phụ nữ. Chải tóc cho một người là một cử chỉ thân mật lắm, là mê say nhau lắm” [10, tr.479]. Ngoài việc yêu thích các loại tóc, người Việt còn thích “đường tóc ngay”-thể hiện người con gái đoan trang, ngay thẳng mà dịu dàng. Tóc dài là một trong những yếu tố được chồng yêu vì tóc dài biểu tượng cho người con gái thuỳ mị, hiền dịu:
-Chồng yêu cái tóc nên dài Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn
( Caâu 650-tr. 646 )
Lý Khắc Cung cũng đã viết về tóc của phụ nữ thời xưa như sau: “xuất hiện nhiều kiểu tóc khác nhau như: Tóc búi tó, rẽ đường ngôi giữa, rẽ đường ngôi cạnh, tóc bỏ đuôi gà (tha thướt duyên dáng, đó là một trong mười tiêu chuẩn đáng yêu của cô gái Việt Nam), vấn khăn, tóc vấn trần có đính cái lược (đẹp tự nhiên có vẻ phong tình)… Nó còn che giấu được những nhược điểm trên khuôn mặt của người phụ nữ. Ngược lại, nếu không có kiểu tóc phù hợp sẽ làm giảm vẻ đẹp của khuôn mặt… Chuyện về cái tóc cũng là chuyện về tình yêu, nó vừa là hiện thực cũng vừa là huyền thoại” [10, tr.481].
* Mắt: Đối với mọi người nói chung, đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”. Mắt đẹp của người phụ nữ được miêu tả sinh động qua các hình ảnh: mắt phượng, mắt bồ câu, mắt trong như ngọc, mắt lúng liếng, con mắt long lanh, xinh con mắt, mắt xanh, con mắt có tình, con mắt liếc, cặp mắt lanh, mắt đen lay láy, con mắt đáng trăm, con mắt ưa nhìn (2 lần), mắt
lá dăm (2 lần). Các lời ca viết về mắt đẹp của phụ nữ (16 lần) đều giống nhau ở chỗ:
người đàn ông say đắm trước vẻ đẹp của những đôi mắt:
- Thấy em mắt phượng môi son Mày ngài da tuyết đào non trên cành
Vậy nên anh muốn tự tình…
(Caâu 248-tr.2046)
Giống như những câu ca viết về vẻ đẹp hình thể của đàn ông, ở lời ca trên, sau lời ngợi ca vẻ đẹp của cô gái là những lời tỏ tình dễ thương của các chàng trai. TS. Lâm Vinh đã nhận xét đúng như sau: “Con mắt phát tín hiệu bằng thứ ngôn ngữ yên lặng nhưng rất dễ hiểu, nó là hiện thân của sự thống nhất của vẻ đẹp bên trong và bên ngoài của con người” [112, tr.143].
* Má, miệng: Trong các bộ phận của cơ thể phụ nữ, má được quan tâm nhiều nhất (xuất hiện 84 lần). Má cô gái được coi là đẹp được ca dao miêu tả qua các hình ảnh: Má trắng ngần, má trắng phau phau, má núng đồng tiền (4 lần), má phấn (4 lần); Đặc biệt là “má hồng” được ưa thích nhất (74 lần), được miêu tả qua nhiều hình ảnh: má đỏ, má đỏ hây hây, má đào, má hồng đỏ thắm, má đỏ hồng hồng, má đỏ hồng, má hồng đào,… Trong ca dao, má hồng biểu tượng cho người phụ nữ, vẻ đẹp của phụ nữ và biểu tượng cho tuổi trẻ.
Má đẹp của người con gái khiến các chàng trai nhớ nhung, mong đợi, say mê đến mức
“ai chẳng muốn hôn”,“chưa trông đã thèm”,“dạ nào chẳng thương”, “anh đà muốn hôn”:
- -Nước trong ai chẳng rửa chân Cái má trắng ngần ai chẳng muốn hôn
(Caâu 385-tr.1530)
Các cô gái có má hồng thường là đối tượng để các chàng trai buông lời tán tỉnh “Cô chưa lấy chồng còn chờ đợi ai?”, “Anh đứng anh trông má hồng đỏ thắm”, “Anh có vợ rồi chẳng lẽ anh theo”... Các chàng không quản ngại khó khăn, hiểm nguy để đến gặp “vượt biển vượt sông sá gì”. Người đàn ông thay lòng đổi dạ cũng bởi “đôi má đào”: “Anh thay lòng đổi dạ cũng bởi vì đôi má đào”. Không chỉ quan tâm đến màu “má”, người ta còn quan tâm đến hình dáng “má” của người con gái. Họ cho rằng dáng “ má” tròn thì đẹp :
- Có con thì mặc có con
Cái má em tròn đường tóc em ngay (Caâu 382-tr.1949)
* Miệng của người con gái được miêu tả qua các hình ảnh: môi trầu, miệng hoa (2 lần), miệng có đôi đồng tiền (2 lần), môi son (4 lần). Trong các hình ảnh đó, hình ảnh miệng
“có đôi đồng tiền” là lạ nhất. Phải có sự quan sát tinh đời kết hợp với tình yêu sâu đậm chàng trai mới có thể nhận ra nét duyên ở miệng cô gái:
- Lỗ miệng em nói có đôi đồng tiền Như cánh hoa sen giữa ngày mới nở…
(Caâu 656-tr. 449)
* Miệng cười: Đàn ông được ưa thích nhất ở “miệng cười”, còn ở phụ nữ “miệng cười”
không phải là yếu tố được chú ý nhất, chỉ đứng thứ hai (xuất hiện 30 lần). Hình ảnh
“miệng cười” ở phụ nữ được miêu tả sinh động qua các hình ảnh: miệng cười như hoa, miệng cười lúng liếng, miệng cười đáng chục, nụ cười đáng trăm, miệng cười lúm má, miệng cười tủm tỉm, miệng cười như cánh hoa nhài nở nang, đẹp nói đẹp cười (2 lần), miệng cười như thể hoa ngâu (3 lần),... Ca dao đã miêu tả hình ảnh các cô gái cười ở những tư thế, góc cạnh khác nhau. Hình ảnh “miệng cười” của các cô gái khiến không chỉ các chàng trai xao xuyến mà cả thiên nhiên cũng vậy:
-Hoa xàu vì bởi mất sương
Xanh xao vì bởi quá thương miệng cười (Caâu 156-tr.1099)
Với nụ cười trên môi, các cô gái trở nên đáng yêu, duyên dáng hơn bội phần. Vì thế, trong mười điều khiến người con trai nhớ đến người con gái thì hình ảnh cô gái luôn cười được xếp thứ năm: “năm nhớ người buông nụ cười”.
* Răng: Đối với người Việt xưa,“răng đen” là răng đẹp. Theo tác giả Trần Ngọc Thêm:
“Tục nhuộm răng ngoài tác dụng bảo vệ răng còn có tác dụng trang điểm”[94, tr.394]. Vì thế, khi nói về vẻ đẹp hình thể của phụ nữ, hình ảnh “răng đen” chiếm số lần xuất hiện nhiều (27 lần)- đứng thứ ba trong số các chi tiết được yêu thích, chú ý. Răng đen được miêu tả tỉ mỉ qua nhiều hình ảnh: đen nhưng nhức, đen rưng rức, đen nhay nháy, đen nhanh nhánh, răng lánh hạt huyền. Tất cả những sắc thái đẹp của màu đen được đưa ra