Cảnh : trời- mây- non – nước :
1- Lác trông phong cảnh đẹp thay Bồng Lai có phải chốn này hay không ? ( Câu 40- tr 1225 –Kho tàng ca dao người Việt )
2- Mênh mông biển lúa xanh rờn Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau
Một vùng phong cảnh trước sau Bức tranh thiên cổ đượm màu giang san
( Caâu 253- tr 1352 )
Tương truyền đây là cảnh chùa Báo Aân tức chùa Liên Trì bị thực dân Pháp phá huỷ vào cuối thế kỉ XIX, hiện còn lại một ngọn tháp bên Hồ Gươm.
3- Ngày ngày em đứng em trông Trông non non ngất trông sông sông dài
Trông mây mây kéo ngang trời
Trông ánh trăng khuyết, trông người người xa ( Caâu 32- tr 1541)
Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải ( thư mục số 1, in cuối sách ) ghi dòng đầu là : Ngày ngày em đứng em trông. Ghi dòng cuối là : Trông giăng giăng khuyết trông người người xa.
4- Ngó lên trời có đám mây xanh
Ngó xuống dưới biển có chiếc đò mành đang đua ( Caâu 200- tr 1569 )
5- Trời xanh dưới nước cũng xanh Trên non gió thổi dưới gành sóng xao
( Caâu 676 –tr 2278 )
6- Ngó lên trên trời, trời cao lồng lộng Ngó xuống dưới đất, đất rộng mênh mông
Đứng bên ni sông, ngó qua bên tê sông, sông dài đằng đẵng Chân co chân thẳng, dạ nhớ dạ thương
( Caâu 203- tr 1570 )
7- Nhìn xem phong cảnh làng ta Có sơn, có thuỷ bao la hữu tình
Hòn đá trắng mây xanh Giữa cột trời cao ngất
Nom xuống dưới đất Thaỏy la lieọt treõn giang Thuyền ông lái nghênh ngang
Vạc nốc nghề đánh cá ( Caâu 159- tr1656 ) 8- Ở đây sơn thuỷ hữu tình
Có thuyền, có bến, có mình, có ta Ở đây sơn thuỷ bao la Có thuyền có bến có ta có mình
( Caâu 31- tr 1705)
9- Sáng trăng dạo cẳng đi chơi Dạo miền sơn thuỷ là nơi hữu tình
( Caâu 37- tr1821) 10- Ở đây có cảnh có tình
Có sông tắm mát, có mình với ta Đánh tranh ta lợp gian nhà Sớm ra nương biếc, chiều ra rong đình
Nhởn nhơ vui thú cảnh tình Nọ con sáo sậu trên cành líu lo
( Caâu 15- tr 1702 )
11- Ở đây phong cảnh vui thay Trên chợ dưới bến lại có gốc cây hữu tình
( Caâu 29- tr 1705)
12- Rú, rừng, núi ,động, đèo, chuông Ngàn xanh cách trở mây luồng cũng theo
Bể , hồ, khe, hói, lạch, rào Sông sâu nước lội, ước ao kết nguyền
( Caâu 259- tr 1803) 13- Thà rằng biệt tịch chi đồ
Càng trông thấy cảnh, thấy chùa càng thương ( Caâu 7- tr 1990)
14- Trên trời có đám mây cao Có đôi rồng bạch ấp vào đám mây
Nhạn nào nhạn chẳng biết bay Có người quân tử thò tay bắt rồng
( Caâu 387- tr 2214 )
15- Trên trời có đám mây mưa Dưới sông nước chảy đò đưa đi về
( Caâu 388-tr2214 )
16- Trên trời có đám mây vàng Bên sông nước chảy có nàng quay tơ
( Caâu 390- tr 2214 )
17- Trên trời có đám mây vuông Dưới sông nước chảy như chuông chùa Thầy
( Caâu 391-tr 2214 )
18- Trên trời có đám mây xanh Có bông hoa lí có nhành mẫu đơn
( Caâu 393- tr2215 )
19- Trên trời có đám mây xanh
Chính giữa mây trắng chung quanh mây vàng…
( Caâu 394- tr 2215 )
20- Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng…
( Caâu 395- tr 2216 )
21- Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng…
( Caâu 396a -tr2216 )
22- Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng …
( Caâu 396b – tr 2216 ) 23- Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng ,chung quanh mây vàng …
( Caâu 397a – tr 2216 )
24- Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng ,chung quanh mây vàng …
( Caâu 397b- tr2217 )
25- Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng ,chung quanh mây vàng …
( Caâu 398 - tr2217 )
26- Trên trời có ông Thần Nông Có con vịt nước có sông Ngân Hà
( Caâu 409- tr2221 )
27- Còn trời, còn nước, còn non Còn cô Chức Nữ hãy còn chàng Ngưu
( Caâu 806- tr 479 )
28- Còn trời, còn nước, còn non Còn trăng, còn gió, hãy còn đó đây
( Caâu 808 – tr479 )
29- Chiều chiều ra đứng gốc cây Trông chim bay liệng, trông mây lưng trời
Trông xa xa tít xa vời
Những non cùng nước, những đồi cùng cây ( Caâu 417- tr 601 )
30- Đến đây thấy cảnh thấy trời Tuy vui đạo Phật, chưa khuây lòng người
( Caâu 503- tr 811 )
-Núi , đồi, đèo,bộ, cù lao:
1- Vì mây cho núi lên trời Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng
Núi dầu cái thấp cái cao Cái nào chả cỏ cái nào chả hoa
( Caâu 171 -tr 2328 ) 2- Vì mây cho núi lên trời
Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng Vì chuôm cho cá bén đăng Vì tình nên phải đi trăng về mờ
( Caâu 172- tr 2328 )
3- Đến đây những núi cùng non Những sông cùng sá, những nguồn cùng khe
( Caâu 497 – tr 809 )
4- Ai đi qua phố Khoa Trường Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh
Dòng sông uốn khúc chảy quanh Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi
( Caâu 29 –tr 60 ) Phố Khoa Trường ở xã Tùng Lâm, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
5- Anh muoán troâng Anh lên Ba Dội anh trông
Một Dội anh trông Hai Dội anh trông ( Caâu 380 –tr 131 )
6- Bình Định có núi Vọng Phu Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh
Em veà Bỡnh ẹũnh cuứng anh Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa
( Caâu 428- tr 277 )
-Núi Vọng Phu: ở trên núi Mo-âo, gần bãi Khánh Thử, thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-Cù lao Xanh: một hòn đảo thuộc Bình Định, gần cửa biển Quy Nhơn.
7- Chiều chiều ra đứng gốc cây
Trông chim bay liệng, trông mây lưng trời Trông xa xa tít xa vời
Những non cùng nước những đồi cùng cây ( Caâu 417 –tr 601 )
8- Chim khôn bay lượn ngang trời Trông non non biếc, trông người người xa
( Caâu 497- tr 615 )
9- Dải Trường Sơn xanh rờn thăm thẳm Nghĩa nọ tình này muôn dặm chưa quên…
( Caâu 12- tr 680 )
10- Nhất sâu là Thái Bình Dương Nhất dài là dãy Trường Sơn chập chồng
( Caâu 127- tr 1648 )
11- Đèo nào cao bằng đèo Eo Gió Bộ nào rộng cho bằng bộ An Ba
( Caâu 258-tr 762 )
12- Em đố anh từ nam chí bắc Sông nào là sông sâu nhất ? Núi nào là núi cao nhất nước ta ?
Anh mà giảng được cho ra Thì em kết nghĩa giao hoà cùng anh - Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
( Caâu 64 tr – 937 ) 13- Đề Gi có núi Lam Sơn Có đầm Đạm Thuỷ nước dờn dờn xanh
( Caâu 263-tr 763) Đầm Đạm Thuỷ ở Bình Định.
14- - Đôi ta cân sắc, cân tài Sánh to Hạc Hải, sánh dài Hoành Sơn
( Caâu 746- tr 855 ) -Phá Hạc Hải ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình.
-Hoành Sơn tức Đèo Ngang – dãy núi làm phân giới giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình.
15-Đồn rằng: Núi Trạn lắm công Ao Quan lắm cá, đình Trung lắm rồng
( Caâu 880-tr 880 )
Núi Trạn, ao Quan, đình Trung đều thuộc xã Hải Nhân, Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Đình Trung chạm trổ công phu nhiều hình đầu rồng ngậm hạt ngọc.
16 - Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
( Caâu 112- tr 76 )
17- Đường lên xứ Lạng bao xa Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…
( Caâu 1048-tr 919 )
18-Đường lên xứ Lạng bao xa Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi Tam Đảo, nọ sông Tam Kì ( Nam giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải ) Thành Lạng, sông Tam Cờ ( Tam Kì ) ở tỉnh Lạng Sơn
19-Em ơi chị bảo em này Nhất mặn là muối, nhất cay là rừng
Nhất cao là núi Tam Từng Chị còn đạp đổ nữa rừng cỏ may
Nhất đẹp là núi Sơn Tây Chị còn chả tiếc nữa dây bìm bìm !
( Caâu 193-tr 969 ) 20- Nhất cao là núi Đan Nê
Nhất đông chợ Bản, nhất vui chợ Chùa…
( Caâu 112-tr 1644 )
21- -Nhất cao là núi Chóp Chài Nhất rộng là bể, nhất dài là sông
( Caâu 111-tr 1644 )
Núi Chóp Chài : một ngọn núi thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá ( không phải là núi Chóp Chài ở miền Nam trung bộ ).
22- Em về thưa với mẹ cha
Mua gỗ sông Bứa làm nhà sông Thao Nước sông Thao biết bao giờ cạn
Núi Ba Vì biết vạn nào cây Em hiền lấy được anh đây
( Caâu 291-tr 989 ) 23- Nhất cao là núi Ba Vì Chị còn vượt được kể gì cỏ may…
( Caâu 109-tr 1643 ) 24- Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn ( Caâu 110-tr 1644)
25- Gương thề nỡ để bụi nhoà Sông có Nhị Hà, núi có Tản Viên
Thề kia nỡ để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vũng sen Tây Hồ ( Caâu 158-tr 1025 )
26- Nhất cao là núi Tản Viên Anh còn vượt được lọ duyên cô mình
Nhất cao là núi ba tầng Anh còn vượt được lọ rừng cỏ may
( Caâu 113- tr 1644 ) 27- Nhất cao là núi Tản Viên Nhất lịch, nhất sắc là Tiên trên trời…
( Caâu 114-tr 1644 ) 28- Nhất cao là núi Tản Viên
Nhất sâu là vũng Thuỷ Tiên cửa Vừơng ( Caâu 115-tr 1645 )
29- Nhất cao là núi Tản Viên Thanh nhàn vô sự là Tiên trên đời
( Caâu 116-tr 1645 ) 30- Nhất cao là núi Tản Viên Thanh nhàn vô sự là Tiên trên đời
Tiếng ai như tiếng xứ Đoài Aên côm thì ít, aên khoai thì nhieàu
( Caâu 117- tr 1645 ) 31- Hà Nội năm cửa chàng ơi
Sông Lục đầu sáu ngọn chảy xuôi thuận dòng Sông Thương bên đục bên trong
Núi Tản thắt cổ bồng có đức thánh sinh Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Đền Hùng Phú Thọ nước biếc non xanh hữu tình…
( Caâu 5 -tr 1072 ) 32- Mẹ em buôn chỉ bán tơ
Buôn ngọn sông Bờ bán ngọn sông Thao Nước sông Thao biết bao giờ cạn
Núi Ba Vì biết vạn nào cây ?…
( Caâu 176- tr 1335 ) 33-Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ? Sông nào bên đục bên trong
Núi nào thắt cổ bồng mà có Thánh sinh ?…
…..- Thành Hà Nội năm cửa chàng ôi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có Thánh sinh Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây Trên trời là chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng Chùa Hương Tích mà lại có hang Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không ?
(Caâu 12-tr 1700 ) 34- Ruû nhau leân nuùi Ba Vì Lấy bốn hòn đá để kê chân giường…
( Caâu 253-tr 1802 ) 35- Ai qua núi Tản sông Đà
Ghé qua Tu Vũ mặn mà tình thương ( Caâu 130 –tr 80 )
36- Hoàng Sụn cao ngaỏt maỏy truứng Lam Giang sâu mấy trượng thì lòng mấy nhiêu
( Caâu 276- tr 1124 )
37- Non Hồng ai đắp mà cao Duyên em ai bới ai đào mà sâu.
( Caâu 171-tr 1489 )
38- Huứng Sụn, Hoàng Lúnh toỏt tửụi Thành Thiên vui vẻ sinh người cũng hoa
( Caâu 357-tr 1144 )
39- Sông Giang Đình đang còn nước Ngàn Hồng Lĩnh đang còn cây
Lèn Kim Nhan đang phẳng lặng đó xa đây sao đành ? ( Caâu 150-tr 1843 )
40- Sông Lam Giang càng ngày càng rộng Núi Hồng Lĩnh mỗi bậc mỗi cao…
( Caâu 158-tr 1845 )
-Hùng Sơn tên địa phương là núi Đụn, huyện Nam Đàn, Nghệ An.
-Hồng Sơn còn gọi là Hồng Lĩnh, Ngàn Hồng, núi Hồng – là dãy núi tiêu biểu ở Nghệ Tĩnh.
41- Huyện Nông cao nhất rừng Na Tối linh vạn cổ nhất chùa Khánh Long…
( Caâu 358- tr 1144 ) 42- -Thiếu củi đã có núi Nưa Thiếu gạch đã có chợ Chùa, cầu Quan
( Caâu 368-tr 2069 )
43- Rừng Nưa lắm nứa, lắm dang Đốn về : cây nấu, măng làm dưa chua
( Caâu 82- tr 2370 )
- Rừng Na tức Na Sơn, núi Nưa- một dãy núi cao dài, chạy dọc theo địa giới phía tây huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.
44- -Mây giăng trên ngọn non Vồng Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang
Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngược Đỉnh non Vồng mây trước mây sau
Ai về có nhớ lời nhau…?
( Caâu 111-tr 1324 )
45- Nhất cao là ngọn núi Vồng
Nhất rộng làng Quyển, nhất đông chợ Gìâu ( Caâu 118-tr 1646 )
-Non Vồng là ngọn núi cao phía bắc thị xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà. Chợ Giàu thuộc xã Tương Lĩnh- Kim Bảng- Nam Hà.
- Châu Giang: con sông lớn của tỉnh Hà Nam. Bến Châu Giang là ngã ba Đạm, thuộc xã Phù Vân, huyện Kim Bảng, nơi sông Đáy gặp sông Châu Giang.
46- -Đất Ninh Bình có chùa Non Nước Núi Phi Diên , Hồi Hạc chung quanh
Em về em chớ quên anh ( Caâu 349-tr 1367 ) -Núi Phi Diên : Núi cánh diều ở Ninh Bình.
47- Một trăm hòn núi non Bồng Gió tuôn đường gió, mây lồng đường mây
( Caâu 586- tr 1417 )
48- Đến đây nước thẳm non cao Chim đôi cá lứa lẽ nào chẳng vui
( Caâu 495 –tr809 ) 49- -Non cao ai đắp mà cao Sông kia ai bới ai đào mà sâu ?
( Caâu 165- tr 1488 )
50- Non cao ai đắp mà cao Sông kia ai bới ai đào mà sâu ?
Nước non là nước non trời Ai phân được nước ai dời được non
( Caâu 166- tr 1488 ) 51- Non cao ai đắp mà cao
Sông kia ai bới ai đào mà sâu ? Sông sâu ai đắp ai đào Non cao ai đắp đá vào mà cao?
( Caâu 167-tr 1489 ) 52- - Nuựi kia ai ủaộp neõn cao Sông kia ai đào nước chảy cùng quanh…
( Caâu 214-tr 1497 ) 53- Nuựi kia ai ủaộp neõn cao
Sông kia bể nọ ai đào nên sâu ?…
( Caâu 215-tr 1498 ) 54- Nuựi kia ai ủaộp neõn cao
Sông kia bể nọ ai đào nên sâu ?…
Soâng Ngaân ai kheùo baéc caàu Để cho ả Chức chàng Ngâu tới gần
( Caâu 216-tr 1498 ) 55- Nuựi kia ai ủaộp neõn cao
Sông kia bể nọ ai đào mà sâu ?…
Vì ai cá chẳng bén câu…
( Caâu 217 - tr 1499 ) 56- Nuựi kia ai ủaộp neõn cao
Sông kia bể nọ ai đào nên sâu ?…
( Caâu 218- tr 1499)
57- Trèo non ước những non cao Anh đi đò dọc ước ao sông dài
( Caâu 349-tr 2205 )
58- Núi sao núi chẳng có chim Để anh xách ná đi tìm non cao
( Caâu 230-tr 1503 )
59- Núi cao vòi vọi, biển lớn mênh mông Thương thay cho phận quần hồng
( Caâu 170-tr 1489 ) 60- -Núi Truồi ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu…
( Caâu 231-tr 1503 )
61- Sông Tuần một dải nông sờ Hàm Rồng một dãy lờ mờ núi cao
Vui thay nuùi thaúm noâng saâu Thuyền đi hai dãy như sao hôm rằm
( Caâu 205- tr 1853 ) -Hàm Rồng : dãy núi thuộc huyện Đông Sơn, Thanh Hoá
62- Núi Đọi ai đắp nên cao Ngã ba sông Gối ai đào nên sâu?
( Caâu 210-tr 1496 ) 63- Núi Đọi ai đắp nên cao
Ngã ba sông Lảnh ai đào nên sâu?
( Caâu 211-tr 1497 ) 64- Núi Đọi ai đắp nên cao
Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu?
( Caâu 212 -tr 1497 )
-Núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Thanh Liêm, Nam Hà. Núi này là một thắng cảnh của vuứng Thanh Lieõm.
-Sông Lệnh chảy qua xã Yên Lệnh, huyện Duy tiên, tỉnh Nam Hà. Ngã ba sông Lệnh nay đã bị lấp.
65- Nuựi Huy ai kheựo ủaộp hỡnh Có nàng Ngọc Nữ ngảnh mình về nam
( Caâu 213-tr 1497 )
66- Vọng Phu cảnh đẹp núi Nhồi Có người chinh phụ phương trời đăm đăm
( Caâu 243-tr 2339 )
-Núi Huy tức núi An Hoạch, núi Nhồi ( Sách Đại Nam nhất thống chí ).
67- Núi Mậu Sơn cao bao nhiêu trượng Soõng Leọ Thuyỷ saõu baỏy nhieõu taàm…
( Caâu 221-tr 1499 ) 68- Núi non kia hỡi núi non Núi nào lắm nước trên nguồn chảy xuôi ?
Núi nào đá đỏ mình ôi ? Núi nào lại có một nơi đá giòn ?
Núi nào đục mãi không mòn ? Núi nào lại có một cồn đá dai ?
Núi nào những trúc cùng mai ? Núi nào lại có một vài hàng thông ? - Núi non này hỡi núi non !
Núi Mật lắm nước trên nguồn chảy xuôi Núi Vực đá đỏ mình ơi !
Bước sang núi Nấp là nơi đá giòn Núi Nhồi đục mãi không mòn Bước sang núi Đống một hòn đá dai
Núi Thượng những trúc cùng mai Bước sang Sơn Viện một vài hàng thông
( Caâu 223 –tr 1500 )
69- Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình
Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh Sông bao nhiêu nước dạ em sầu tình bấy nhiêu
( Caâu 224-tr 1501 )
70- Núi Ngự Bình trước tròn sau méo Cầu Bến Ngự nước đục pha trong
Đôi ta như chỉ lộn vòng
Đẹp duyên có đẹp, tơ hồng không xe ! ( Caâu 225-tr 1501 )
71- Núi Ngự Bình trước tròn sau méo Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Bởi vì em ăn ở một dạ hai lòng
Nên chi loan không ôm đặng phượng, phượng chẳng ẵm bồng đặng loan ( Caâu 226 –tr 1501 )
72- Núi Ngự Bình trước tròn sau méo Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Em ủaõy voỏn thieọt chửa choàng
Núi cao sông rộng biết gởi lòng cùng ai ? ( Caâu 227-tr 1501 )
73- Núi Ngự Bình trước tròn sau méo Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Kìa ai lắng đục tìm trong
Chứ em đây thuỷ chung như nhất một lòng sơ giao ( Caâu 228- tr 1502 )
74- Nước trăm khe chảy xuống ngả nguồn Dinh Phu Văn Lâu làm bạn với núi Ngự Bình xứng không?
( Caâu 378- tr 1529 )
75- Đường mô vui bằng đường Thượng Tứ Cảnh mô đẹp bằng cảnh núi Ngự, sông Hương?…
( Caâu 1049- tr 919 )
-Đường Thượng Tứ thuộc thành phố Huế.
76- -Rủ nhau lên núi hái chè Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi
Xuống khe tắm mát nghỉ ngơi ( Caâu 254- tr 1802 )
77 - -Ruỷ nhau xuoỏng bieồn baột cua Lên non bắn nhạn, vô chùa nghe kinh
( Caâu 258-tr 1803 )
78- -Núi Yên Sơn không biết đời nào lở Sông Huỳnh Hồ không biết thuở nào khô…
( Caâu 232- tr 1503 ) 79- Núi Cốc có con mãng xà Cồn Bồng cá gáy, cồn Tra con rùa
Cồn Rừng con ngựa nằm co Đố ai cỡi được, ta cho là tài.
( Caâu 209- tr 1496 )
-Núi Cốc, cồn Bồng, cồn Tra, cồn Rừng : đều có hình dáng như những con vật trong bài và đều ở làng Kim Cốc, xã Mai Lâm, Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
80- Trèo lên trái núi Thiên Thai
Thấy đôi con chim loan phượng ăn xoài bên đương…
( Caâu 342- tr 2204 )
81- Trèo lên trái núi Thiên Thai Thấy đôi chim phượng ăn xoài trên cây
( Caâu 343-tr 2204 )
82- Trèo lên trái núi Thiên Thai Thấy hai con vượn nằm xoài trên non
( Caâu 344-tr 2204 ) 83 -Vui thay ba choán vui thay Kẻ câu sông Vị , người cày non Tiên
Kẻ câu sông Vị được quyền Người cày núi Lỗ non Tiên được vàng
( Caâu 308-tr 2351 )
-Sông Vị : Nơi Lã Vọng ngồi câu cá. Lã Vọng là công thần nhà Chu. Oâng họ Khương, tên Thượng, tự Tử Nha.Tổ tiên đời trước có công được phong ở đất Lã nên theo đất phong cũ gọi là Lã Thượng. Khi đã 80 tuổi, ông còn ngồi câu cá ở bờ sông Vị, chưa ra giúp đời. Vua Văn Vương đi săn gặp ông mừng rỡ rước về, lập làm quân sư, tôn làm Thái Công, làm thượng phụ (được kính trọng ngang với cha). Lã Vọng giúp Văn Vương và con là Vũ vương lập nên nhà Chu.
84- Động Bích Đào vừa cao vừa lạ