CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
3.4. Lựa chọn tiêu chuẩn/quy chuẩn, thông số môi trường nước trong phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng
Lựa chọn tiêu chuẩn/quy chuẩn
Hiện Việt Nam có một số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan là cơ sở để đánh giá chất lượng nước sông là:
QCVN 08-MT:2015 BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt [6].
QCVN 01-80-2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước nuôi trồng thủy sản [3].
TCVN 6774:2000 (quy định chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh) [55].
Thực tế cho thấy, khi áp dụng QCVN vẫn gặp một số khó khăn sau:
So sánh giữa QCVN 08-MT:2015 BTNMT và QCVN 01-80-2011:
Mặc dù QCVN 08-MT:2015 BTNMT là cơ sở để đánh giá chất lượng nước lục địa, trong đó có nước sông. Song quy chuẩn này có hạn chế khi áp dụng đối với hạng A1: Nước sử dụng mục đích “Bảo tồn động, thực vật thủy sinh” cụ thể là do không rõ nghĩa về khái niệm “Bảo tồn động, thực vật thủy sinh”. Cụ thể là: Động thực vật cần bảo tồn là các loại sinh vật quý hiếm, đặc hữu hay bao gồm cả các loại sinh vật thông thường khác nên dẫn tới khó khăn khi áp dụng, nhất là khi đánh giá chất lượng nước sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
So sánh giữa QCVN 08-MT:2015 BTNMT và TCVN 6774:2000
TCVN 6774:2000 (quy định chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh) có quy định 3 số thông số chất lượng nước về cơ bản có giá trị tương ứng với hạng A2 QCVN 08-MT:2015 BTNMT.
Từ các phân tích nêu trên, luận án đề xuất lựa chọn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ở hạng A2 theo QCVN 08-MT:2015 BTNMT với các lý do:
Thực tế cho thấy, việc so sánh và kết hợp giữa QCVN 08-MT:2015 BTNMT và QCVN 01-80-2011/BNNPTNT (về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - điều kiện vệ sinh thú y) là khó thực hiện vì các thông số đưa ra không đồng nhất.
QCVN 08-MT:2015 BTNMT chưa quy định rõ chất lượng nước nuôi trồng thủy sản (Mới chỉ quy định để bảo tồn động thực vật thủy sinh ở hạng A1).
So sánh với MĐSD nguồn nước có chất lượng tương đương trong TCVN 6774:2000 (quy định chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh) Tại TCVN 6774:2000 có quy định một số thông số chất lượng nước, trong đó có 2 thông số
chính là DO và BOD có giá trị tương ứng với hạng A2 QCVN 08-MT:2015 BTNMT.
Trên cơ sở các phân tích nêu trên, luận án đề xuất cụ thể hóa các MĐSD nước trong PVCLNS dựa theo QCVN 08-MT:2015 BTNMT. Đề xuất cụ thể ở đây là:
Hạng A1: Mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh (đề cập tại hạng A1- QCVN 08-MT:2015 BTNMT) được hiểu là chỉ được áp dụng trong những trường hợp gìn giữ bảo tồn động vật quý hiếm. Thực tế cho thấy chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy không ở hạng A1- QCVN 08-MT:2015 BTNMT.
Hạng A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, nuôi trồng thủy sản và các mục đích như hạng B1, B2. Điều đáng lưu ý ở đây là luận án xếp mục đích “nuôi trồng thủy sản” vào hạng này (Dựa trên các kết quả phân tích nêu trên về chất lượng nước). Đây chính là MĐSD chưa thể hiện rõ trong QCVN 08-MT:2015 BTNMTsong lại là vấn đề thực tế đặt ra cần giải quyết- Hạng B1 và B2 như quy định tại QCVN 08-MT:2015 BTNMT.
Lựa chọn thông số môi trường nước
- Áp dụng QCVN để so sánh giá trị WQIaq và WQIhi
Giá trị chỉ số WQIaq và WQIhi được xác định trên cơ sở QCVN 08-MT:2015 BTNMT(Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
Riêng thông số TDS không có trong QCVN 08-MT:2015 BTNMT và QCVN 38/:2011/BTNMT, luận án áp dụng QCVN 02:2009/BYT với giá trị TDS = 1000 mg/l để sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản.
Các thông số còn lại, áp dụng theo QCVN 08-MT:2015 BTNMT, hạng A2 (Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng công nghệ xử lý phù hợp), nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác như hạng B1 và B2). Riêng DRo áp dụng cho thông số DO < 2 mg/l (Bảng 3.1).
Như đã nêu, WQIaq tương ứng với hạng A2, QCVN 08-MT:2015 BTNM. Tuy nhiên, trong QCVN 08-MT:2015 BTNMT không đưa ra quy định cụ thể này.
Bảng 3.1. Quy chuẩn và mức độ đánh giá giá trị chỉ số WQIaq, WQIhi và DRo [83], [84]
Chỉ số WQIaq WQIhi DRo
QCVN 08- QCVN 08- Thông
TT Thông số MT:2015 BTNMT, Thông số MT:2015 BTNMT,
A2 A2 số
1 pH 6–8,5 BOD 6 DO
2 DO ≥ 5 COD 15 <2
3 NH4+ 0,3 NH4+ 0,3
4 TDS (*) 1000 Ecoli 50
5 PO43- 0,2
6 NO3- 5
7 Coliform 5.000
Ghi chú: (*) QCVN 02:2009/BYT
Các thông số được sử dụng để xác định WQI bao gồm 10 thông số: pH, nhiệt độ, TSS, TDS, DO, BOD , COD, NH4+, PO43-, coliform, fecal coliform.
Như vậy, nếu so với Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011, luận án bỏ bớt thông số độ đục khi xác định WQI do TSS là tổng đo lượng chất rắn trong mỗi lượng nước. TSS là một thước đo cụ thể của tất cả các chất rắn lơ lửng, hữu cơ và vô cơ theo khối lượng trong khí đó độ đục chỉ thể hiện tính quang học của nguồn nước, ảnh hưởng đến cái nhìn vật lý của nước. Chất rắn lơ lửng và vật chất có màu hòa tan làm giảm độ trong của nước
Giá trị chỉ số “sức khỏe dòng sông” thông qua giá trị chất lượng nước của một số thông số lý, hóa, sinh đặc trưng được lựa chọn.
Các chất độc hại gây hại cho môi trường và cho cơ thể sinh vật thường có các tính chất sau: Chậm phân hủy, khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật và độc tính cao. Kim loại nặng (Pb, Cd, As, Cr …), các chất hữu cơ bền vững... Tuy nhiên, những chất này (nếu có) không đặc trưng cho nước sông do hàm lượng thường rất thấp [40], [43], [44], [62], [64]. Điều này có thể phần nào nhận thấy qua kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc môi trường, tổng cục MT [44] thực hiện cho thấy, các KLN tại 10 điểm quan trắc sông Nhuệ, 19 điểm quan trắc sông Đáy, 2014 (mỗi năm 4 đợt quan trắc) đều ở mức độ rất thấp (phụ lục 11).
Nghiên cứu không xem xét đến các thông số kim loại nặng As, Cu, Pb, Cd, Cr, Hg vì các lý do sau: (i) Thông thường giá trị các thông số trên trong nước sông thường không cao và ở mức trong tiêu chuẩn cho phép. (ii) Trong một số trường hợp, nước sông ngay sau điểm tiếp nhận các nguồn ô nhiễm (hệ thống cống từ KCN) có thể bị ô nhiễm kim loại nặng (cao hơn tiêu chuẩn cho phép). Tuy nhiên, điểm lấy mẫu nước tại sông được quy định là điểm đã được hòa trộn tốt (Theo quy định là 1.000 m sau điểm xả thải) nên nếu không có nguồn thải nhiễm kim loại nặng đổ vào tiếp theo thì lượng các kim loại nặng trong nước sông được giảm nhiều so với đầu nguồn nơi tiếp nhận nguồn xả thải đổ vào (iii) Mục đích của luận án là lựa chọn các thông số đại diện (chỉ thị) cho chất lượng nước sông, trong khi kim loại nặng là những thông số không mang tính đại diện thể hiện chất lượng cho nước sông nói chung.
Trên cơ sở đó đã tổng hợp được các thông số cần quan trắc cho 4 chỉ số đánh giá chất lượng nước (WQI, WQIaq, WQIhi và DRo) gồm 12 thông số: nhiệt độ, pH, TSS, TDS, DO, BOD , COD, NH4+, PO43-, NO3-, Coliform, Fecal Coliform.