Kết quả xếp hạng phân vùng chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng ứng dụng cho sông nhuệ sông đáy (Trang 152 - 159)

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

4.3. Kết quả xếp hạng phân vùng chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy theo mục đích sử dụng

Xếp hạng và PVCLNS theo MĐSD được thực hiện trên cơ sở kết quả tổng hợp xếp hạng và PVCLNS Nhuệ theo MĐSD thể hiện tại bảng 4.31. Cách xếp hạng được thực hiện trên cơ sở cho điểm theo 3 mức với 9 tiêu chí chính (thể hiện cụ thể tại bảng 4.31, hình 4.17). Kết quả PVCLNS theo MĐSD cho thấy:

Loại tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ gồm 3 tiểu vùng sông Nhuệ 1, 2 và 3

Có 3 tiểu vùng loại ““bảo tồn, bảo vệ” (do có các hạng mục bảo tồn bảo vệ sát ven sông) là tiểu vùng s.Nhuệ 1 (cống Liên Mạc – Phúc La), tiểu vùng s.Nhuệ 2 (Phúc La – cầu Chiếc) và tiểu vùng s.Nhuệ 3 (cầu Chiếc – cống Thần) với tổng mức điểm tính từ các tiêu chí của các đoạn là 19, 21 và 23 điểm). Mặc dù các tiểu vùng này không có các giá trị bảo tồn, bảo vệ trực tiếp ngay trên dòng sông (như:

Loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu sinh sống) nhưng lại có giá trị gián tiếp đối với các hạng mục bảo tồn, bảo vệ do nằm cạnh sát bờ sông. Cả 3 tiểu vùng đều xếp hạng lại mức phân vùng 3 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước xấu theo mục đích sử dụng). Nguyên nhân chính là do tiểu vùng 3 tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch đổ vào có mức ô nhiễm cao nên đã kéo theo ảnh hưởng gây hạn chế tới KNTLS của tiểu vùng.

Loại tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép (Tiểu vùng hạn chế phát triển) có 1 tiểu vùng s.Nhuệ 4 “ (cống Thần – cầu Hồng Phú). (với tổng 21 điểm tính từ các tiêu chí). Do vị trí, tiểu vùng 4 ở phía trên của nguồn cấp nước sông Đáy cho nhà máy nước của Tp.Hà Nam. Mặc dù mức độ xếp hạng không cao như tiểu vùng 3, song tiểu vùng 4 vẫn thuộc nhóm 3 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước xấu theo mục đích sử dụng). Đây là vấn đề cần quan tâm trong quản lý, kiểm soát chất lượng nước sông các tiểu vùng hạ lưu sông Nhuệ để hạn chế các tác động xấu tới chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt tại sông Đáy. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng phần nào thể hiện là vấn đề quy hoạch nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt tại lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy hiện có những vấn đề bất cập cần giải quyết.

Sông Đáy có 4 loại tiểu vùng:

Loại tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ, hệ sinh thái ven biển: Tiểu vùng s.Đáy 8 (Thượng Kiệm - Cửa Đáy với tổng 16 điểm (tính từ các tiêu chí) có chất lượng nước đáp ứng tốt với mức phân vùng nhóm 2 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước trung bình theo mục đích sử dụng). Đoạn sông cần quan tâm quản lý hệ sinh thái đặc thù do vị trí là cửa sông, nước lợ.

Loại tiểu vùng ưu tiên phát triển theo hướng thân thiện môi trường gồm 3 tiểu vùng s. Đáy 5, 6 và 7 (cầu Quế - cầu Gián Khẩu), cầu Gián Khẩu - Yên Trị và Yên Trị – Thượng Kiệm). Đây cũng là 3 đoạn sông thuộc phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông. (với tổng mức điểm tính từ các tiêu chí của các đoạn sông là 12, 11 và 10 điểm) có chất lượng nước đáp ứng tốt với nhóm 1 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng cần chất lượng nước tốt theo mục đích sử dụng), phù hợp để cung cấp nước cho các mục đích yêu cầu chất lượng cao: Cấp nước sinh hoạt, bảo tồn hệ động thực vật thủy sinh và các giá trị văn hóa khác (Đặc điểm cần lưu ý ở đây là: Các khu vực có yêu tố nhạy cảm về môi trường cao. Trong tiểu vùng nhạy cảm môi trường, chất lượng môi trường nước phải được duy trì ở mức tối đa có thể phù hợp với điều kiện cung cấp nước sinh hoạt. Trong đó, mục tiêu phát triển có thể dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo không ảnh hưởng tiêu cực đến các mục tiêu cung cấp nước sinh hoạt.

Danh sách các nhà máy nước sử dụng nguồn nước từ sông Đáy được thể hiện tại bảng 4.30 và hình 4.16 cho thấy:

Không có nhà máy nước nào lấy nguồn nước cấp từ sông Nhuệ

Tại sông Đáy các đoạn 5, 6 và 7 có các nhà máy nước cho 3 tỉnh Hà Nam (5 nhà máy), Ninh Bình và Nam Định mỗi tỉnh 2 nhà máy nước.

Bảng 4.30. Các nhà máy nước sử dụng nguồn nước từ sông Đáy

Đoạn Điểm Kí hiệu Tỉnh Tên nhà máy/ Cty sản xuất nước sông quan tại hình/

sạch Đáy trắc bản đồ

Hà Nam

Nam Định

Ninh Bình

- Nhà máy Thanh Phong, Khả Phong 5 Đ6, Đ7 TCN1

(huyện Kim Bảng) TCN2

- Nhà máy nước sạch, xã Phù Văn, TpPhủ Lý

- Nhà máy nước số 1, Tp Phủ Lý, 5 Đ8, Đ9 TCN3,

Phường Quang Trung và Đ10 4,5,6

- Nhà máy nước số 2, Tp Phủ Lý, TT Quế;

KCN Châu Sơn

- NMN Đông Hà + NMN Tây Hà (Thị trấn Kiện Khê), NMN Thanh Nghị (huyện Thanh Liêm)

- Xã Yên Phú, huyện Ý Yên 6 Đ13 TCN7, 8

- Xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng

- Công ty CP cấp thoát nước Ninh Bình, 7 Đ17 TCN9,

Tp.Ninh Bình (20.000 m3/ngày - đêm). 10

- Thành Nam (Xã Khánh Phú, Huyện Yên Khánh) (20.000 m3/ngày - đêm).

Loại tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép (Tiểu vùng hạn chế phát triển) có tiểu vùng sông Đáy 4 (cầu Tế Tiêu, huyện Mỹ Đức – cầu Quế, huyện Kim Bảng) với tổng mức điểm tính từ các tiêu chí của đoạn sông là 20 điểm) có chất lượng nước đáp ứng tốt với nhóm 3 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước xấu theo mục đích sử dụng), phù hợp để cung cấp nước cho các mục đích yêu cầu chất lượng kém. Đặc điểm cần lưu ý ở đây là: Tiểu vùng/đoạn sông ở vị trí có ảnh hưởng tới chất lượng nước cần đáp ứng với MĐSD cấp nước sinh hoạt tại các tiểu vùng ở hạ lưu. Ở đây, nếu phát triển kinh tế, xã hội hơn nữa so với hiện tại sẽ có nguy cơ gây rủi ro về môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người) (Bảng 4.31).

Hình 4.16. Các nhà máy nước sử dụng nguồn nước từ sông Đáy

Loại tiểu vùng phục hồi có 2 tiểu vùng s. Đáy 2 và 3 (cầu Mai Lĩnh - Ba Thá) và tiểu vùng s.Đáy 3 (Ba Thá - cầu Tế Tiêu) với tổng mức điểm tính từ các tiêu chí của các đoạn là 21 và 20 điểm, có chất lượng nước đáp ứng tốt với nhóm 3 (Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước xấu theo mục đích sử dụng) (Bảng 4.31). Đặc điểm cần lưu ý ở đây là: Đoạn sông có chất lượng môi trường nước xấu, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Ưu tiên trên hết cho mục tiêu ở đây là khôi phục chất lượng nước về ngưỡng an toàn).

Bảng 4.31. Tổng kết các tiểu vùng chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy theo mục đích sử dụng

Loại tiểu vùng Mức phân vùng

1 2 3

1. Tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ

Sông Nhuệ N1, N2, N3

Sông Đáy Đ8

2. Tiểu vùng ưu tiên phát triển theo hướng thân thiện môi trường Sông Nhuệ

Sông Đáy Đ5, Đ6, Đ7

3. Tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép (Tiểu vùng hạn chế phát triển)

Sông Nhuệ N4

Sông Đáy Đ4

4. Tiểu vùng phục hồi Sông Nhuệ

Sông Đáy Đ2, Đ3

Ghi chú: N - Đoạn sông Nhuệ; Đ – Đoạn sông Đáy

Việc phân 3 nhóm không những biết được chất lượng nước xếp hạng theo mục đích sử dụng theo QCVN mà còn thể hiện được chất lượng nước tại tiểu vùng/đoạn sông đó phù hợp xếp vào nhóm quy hoạch nào/ đối tượng nào làm cơ sở xem xét chất lượng nước (Theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT) liên kết chặt với các yếu tốt nội và ngoại vi có ảnh hưởng tới chất lượng nước.

Bảng 4.32. Xếp hạng và phân vùng chất lượng nước sông Nhuệ theo mục đích sử dụng

Hiện Nhu cầu CLN

trạng sử dụng CLN

Giá trị chất Dự kiến Hiện nước Khả sau theo

Đoạnsông Vị trí bảo tồn,bảo vệ (CLN)lượngnước CLN NCSDNtrạng tươngtronglai năngTLS hợplưu QHTNXLNT, Tổngcộng

1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3

1 x x x x x x x x x 19

2 x x x x x x x x x 21

3 x x x x x x x x x 23

4 x x x x x x x x 21

Ghi chú: CLN: Chất lượng nước; NCSDN: Nhu cầu sử dụng nước; TLS: Tự làm sạch; QHTN: Quy hoạch tài nguyên; XLNT: Xử lý nước thải

Bảng 4.33. Xếp hạng và phân vùng chất lượng nước sông Đáy theo mục đích sử dụng

Nhu cầu

Giá trị Hiện Hiện sử dụng Khả CLN CLN

Vị trí Dự kiến nước theo

Đoạnsông (*) bảo tồn,bảo vệ trạngCLN CLN NCSDNtrạng tươngtrong năngTLS sau hợplưu QHTN,XLNT Tổngcộng

lai

1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3

2 x x x x x x x x x 21

3 x x x x x x x x x 20

4 x x x x x x x x x 20

5 x x x x x x x x x 12

6 x x x x x x x x x 11

7 x x x x x x x x x 10

8 x x x x x x x x x 16

Ghi chú: CLN: Chất lượng nước; NCSDN: Nhu cầu sử dụng nước; TLS: Tự làm sạch; QHTN: Quy hoạch tài nguyên; XLNT: Xử lý nước thải

(*)Mức 1 điểm được xác định với điều kiện ít nhất đoạn sông đó ở vị trí thượng lưu hoặc trong phạm vi về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt đều có mức điểm quan trọng cao nhất.

≤ 13 điểm : Nhóm 1 – Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước tốt theo MĐSD (≤ mức 50% so với tổng số điểm).

13 – <19 điểm : Nhóm 2 – Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước trung bình theo MĐSD (> 50% - <70% so với tổng số điểm).

≥ 19 điểm : Nhóm 3 – Thích hợp để phân thành tiểu vùng có chất lượng nước xấu theo MĐSD (> 70% so với tổng số điểm).

Ghi chú:

Tiểu vùng/đoạn bảo tồn, bảo vệ, hệ sinh thái của sông- nhóm 1 Tiểu vùng/đoạn ưu tiên phát triển theo hướng thân thiện môi trường - nhóm 2

Tiểu vùng/đoạn phát triển theo mức độ cho phép (Tiểu vùng hạn chế phát triển)- nhóm 3

Tiểu vùng phục hồi/đoạn– nhóm 4

Đoạn Đ2

Đoạn N2

Đoạn N3 Đoạn Đ3

Sông Nhuệ

Đoạn N4 Đoạn Đ4

Sông Đáy

Đoạn Đ5

Đoạn Đ6

Đoạn Đ7

Đoạn Đ8

Hình 4.17. Bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Nhuệ, sông Đáy theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng ứng dụng cho sông nhuệ sông đáy (Trang 152 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w