Các hiệu chỉnh cơ sở khoa học, bộ tiêu chí, quy trình PVCNS theo MĐSD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng ứng dụng cho sông nhuệ sông đáy (Trang 160 - 166)

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

4.4. Nhận xét về tính phù hợp giữa kết quả PVCLNS theo MĐSD do luận án đề xuất với quy hoạch phát triển KTXH và các hiệu chỉnh cơ sở khoa học, bộ tiêu chí,

4.4.2. Các hiệu chỉnh cơ sở khoa học, bộ tiêu chí, quy trình PVCNS theo MĐSD

Sau khi ứng dụng cơ sở khoa học phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng cho sông Nhuệ, sông Đáy, luận án đã có một số hiệu chỉnh đối với các cơ sở cơ sở khoa học, bộ tiêu chí, quy trình PVCNS theo MĐSD như sau:

Luận án đã làm rõ hơn về cơ sở để đưa ra nhận định phân hạng PVCLNS theo MĐSD thuộc quy hoạch CNMT:

Các đặc điểm chính về mục tiêu và đối tượng nghiên cứu để nhận dạng 4 loại phân vùng môi trường (Phân vùng cảnh quan, phân vùng chức năng, phân vùng hiện trạng chất lượng và phân vùng theo mục đích sử dụng).

Sự gắn kết, lồng ghép với nhau ở mức độ nhất định của các loại quy hoạch. Phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng là một dạng của quy hoạch vùng chức năng môi trường.

Luận án đã bổ sung 3/5 nguyên tắc về PVCLN theo MĐSD, cụ thể là:

PCLNS theo MĐSD gắn kết song không phải phụ thuộc hoàn toàn vào quy hoạch phát triển KTXH, các loại quy hoạch khác có liên quan (Quy hoạch cấp nước, quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải, quy hoạch tài nguyên nước…) của 1 tỉnh/ các tỉnh trong lưu vực.

Phân vùng CLN theo MĐSD sử dụng công cụ đánh giá đa tiêu chí để áp dụng, điều chỉnh, có thể tích hợp nhiều chỉ số khác nhau.

Cơ sở quan trọng PVCLS nước theo MĐSD của luận án là tuân thủ QCVN 08- MT:2015 BTNMT và phối hợp các công cụ hỗ trợ khác để thực hiện PVCL nước theo MĐSD (Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa theo chỉ số tổng hợp chất lượng nước WQI, Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa theo chỉ số “sức khỏe dòng sông”, xác định khả năng tự làm sạch của nguồn nước).

Luận án đã bổ sung xem xét đến yếu tố xác định đoạn sông thuộc phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước mặt trên sông theo thông tư 24/2016/ TT-BTNMT – Quy định phạm vi về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt [50] tại bước 2 của quy trình PVCLNS theo MĐSD khi xem xét đến vị trí đoạn sông.

(iv) Luận án đã bổ sung 3 bước thực hiện trong quy trình PVCLS nước theo MĐSD, cụ thể là:

Bước 10: Đề xuất các giải pháp thực hiện PVCLNS theo MĐSD Bước 11: Xin ý kiến về kết quả PVCLNS theo MĐSD

Bước 12: Xem xét và chỉnh sửa theo góp ý PVCLNS theo MĐSD (Cụ thể các hiệu đính này đã được bổ sung tại chương 3)

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở ứng dụng cơ sở khoa học, quy trình PVCLNS theo MĐSD do luận án đề xuất để ứng dụng cho sông Nhuệ, sông Đáy với các nội dung chính như: Xác định 9 tiêu chí về đặc điểm tự nhiên, xã hội, môi trường và sử dụng các công cụ đánh giá chất lượng nước QCVN 08-MT:2015 BTNMTđối chiếu với giá trị các chỉ số chất lượng nước (WQI, WQIaq, WQIhi, Dro), mô hình xác định khả năng tự làm sạch WAPS, phân chia chất lượng nước theo thang 3 mức độ phân vùng cho sông Nhuệ, sông Đáy để thực hiện theo quy trình.

Kết quả xác định PVCLNS theo MĐSD cho sông Nhuệ, sông Đáy cho thấy:

Đối với sông Nhuệ: 3 tiểu vùng loại - Tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ; 1 tiểu vùng loại - Tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép.

Đối với sông Đáy: 3 tiểu vùng loại – Tiểu vùng ưu tiên phát triển theo hướng thân thiện môi trường; 1 tiểu vùng loại - Tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ, nhiễm mặn; 2 tiểu vùng loại - Tiểu vùng phục hồi và 1 tiểu vùng loại - Tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép (Tiểu vùng hạn chế phát triển).

Nhận xét về tính phù hợp giữa kết quả PVCLNS theo MĐSD do luận án đề xuất với quy hoạch phát triển KTXH và các hiệu chỉnh cơ sở khoa học, bộ tiêu chí, quy trình PVCNS theo MĐSD sau khi áp dụng đối với sông Nhuệ, sông Đáy cũng được thực hiện tại chương 4.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Cơ sở khoa học cho việc phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng được xây dựng dựa trên các quan điểm và nội dung chính sau:

Cách tiếp cận PVCLNS theo MĐSD là tiếp cận quản lý tổng hợp, tiếp cận hệ thống và tiếp cận hệ sinh thái.

Đã đề xuất 9 tiêu chí về PVCLNS theo MĐSD bao gồm: 3 tiêu chí về đặc điểm tự nhiên: (i) Giá trị bảo tồn, bảo vệ của đoạn sông, (ii) vị trí đoạn sông, (iii) khả năng tự làm sạch của đoạn sông; 2 tiêu chí về đặc điểm xã hội: (i) Nhu cầu chất lượng nước sử dụng hiện tại, (ii) nhu cầu chất lượng nước sử dụng trong tương lai và 4 tiêu chí về môi trường: (i) Hiện trạng chất lượng nước của đoạn sông, (ii) dự kiến chất lượng nước của đoạn sông, (iii) chất lượng nước đoạn sông sau hợp lưu , (iv) chất lượng nước đoạn sông theo quy hoạch thoát nước và xử lý nước thải.

Đánh giá chất lượng nước trong PVCLNS theo MĐSD được thực hiện tổng hợp từ các công cụ xác định giá trị chỉ số WQI, WQIaq ,WQIhi, DRo, mô hình WAPS xác định khả năng tự làm sạch của dòng sông, phân chia chất lượng nước theo thang 3 mức độ phân vùng để đối chiếu với QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Đã đề xuất quy trình PVCLNS theo MĐSD với 12 bước thực hiện là: (i) Thu thập thông tin, số liệu, các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các kế hoạch bảo vệ môi trường có liên quan đến chất lượng nước tại lưu vực; (ii) Thực hiện khảo sát dòng sông; (iii) Xác định phạm vi tiểu vùng; (iv) Đánh giá hiện trạng và xu hướng nhu cầu sử dụng nước tại sông; (v) Xác định hiện trạng và xu hướng lượng nước thải tại lưu vực; (vi) Xác định hiện trạng và xu hướng chất lượng nước sông; (vii) Xác định giá trị bảo tồn, bảo vệ tại sông; (viii) Xác định khả năng tự làm sạch của sông; (ix) Xác định mức độ ưu tiên sử dụng, xếp hạng và phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng.

Trên cơ sở quy trình PVCLNS theo MĐSD được đề xuất luận án đã xác định 4 tiểu vùng cho sông Nhuệ và 7 tiểu vùng cho sông Đáy.

Tại sông Nhuệ: 3 tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ do có các hạng mục bảo tồn bảo vệ sát ven sông là cống Liên Mạc – Phúc La, Phúc La – cầu Chiếc, cầu Chiếc – cống

Thần và 1 tiểu vùng phát triển với mức độ cho phép hay còn gọi là tiểu vùng hạn chế phát triển là cống Thần – cầu Hồng Phú.

Tại sông Đáy: 3 tiểu vùng ưu tiên phát triển theo hướng thân thiện môi trường là cầu Quế - cầu Gián Khẩu, cầu Gián Khẩu - Yên Trị, Yên Trị – Thượng Kiệm. 1 tiểu vùng bảo tồn, bảo vệ, nhiễm mặn do cần quan tâm quản lý hệ sinh thái đặc thù do vị trí là cửa sông, nước bị nhiễm mặn là Thượng Kiệm - Cửa Đáy, 2 tiểu vùng phục hồi cầu Mai Lĩnh - Ba Thá, Ba Thá - cầu Tế Tiêu và 1 tiểu vùng phát triển theo mức độ cho phép hay còn gọi là tiểu vùng hạn chế phát triển là cầu Tế

Tiêu – cầu Quế.

KIẾN NGHỊ

Luận án đề xuất các kiến nghị sau:

Các công cụ WQIaq , WQIhi , DRo được luận án sử dụng để xác đinh chất lượng nước đã thể hiện được hiệu quả chính xác nhất định. Tuy nhiên vẫn cần có những nghiên cứu sâu và hệ thống hơn để kiểm nghiệm, đối chiếu tiếp tục với

QCVN 08-MT:2015 BTNMT với các hạng mục khác nhau về mục đích sử dụng sử dụng nước sông.

Phương pháp mô hình hóa WASP là phần mềm miễn phí thể hiện có hiệu quả khi áp dung trong PVCLNS theo MĐSD, do vậy mô hình nên khuyến khích sử dụng và kiểm chứng thêm tại các dòng sông khác nhau.

Nên có những nghiên cứu chuyên sâu để đưa ra bộ trọng số cho các tiêu chí trong PVCLN theo MĐSD.

Quy trình phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng cũng nên được áp dụng với các dòng sông, các lưu vực khác để có thể kiểm chứng tốt hơn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Cái Anh Tú (2015), Xác định hiện trạng nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy , Tạp chí Khí tượng thủy văn,

ISSN 0866 – 8744, số 655, 2015, trang 52 – 56.

Trịnh Thị Thanh, Cái Anh Tú (2015), Một số đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả tính toán chỉ số chất lượng nước sông, Tạp chí Môi trường, ISSN 1859 – 042X, số 8, 2015, trang 63 – 66.

Cái Anh Tú (2015), Đánh giá tải lượng đổ thải của một số nguồn thải không điểm tại lưu vực Sông Nhuệ - Đáy, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. ISSN 0866 – 8612, Tập 31, Số 2S, 2015, trang 323 – 327.

Dương Hồng Sơn, Cái Anh Tú (2015), Xác định chỉ số “sức khỏe dòng sông“ thể hiện mức độ ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh vật (WQIaq), mức độ ảnh hưởng của con người đến dòng sông (WQIhi) và mức độ chế của dòng sông (DRo) (Áp dụng đối với sông Nhuệ và sông Đáy), Tạp chí Khí tượng thủy văn,

ISSN 0866 – 8744, số 650, 2015, trang 16 – 21.

Dương Hồng Sơn, Lê Ngọc Cầu, Cái Anh Tú, Vũ Thị Khánh Huyền (2016), Để xác định phân đoạn sơ bộ chất lượng nước sông theo mục tiêu sử dụng cho sông Nhuệ, sông Đáy, Tạp chí Khí tượng thủy văn, ISSN 2525 – 2208, số 669, 2016, trang 41 – 49.

Cái Anh Tú (2017), Xác định khả năng tự làm sạch Sông Nhuệ, Sông Đáy, Tạp chí Khí tượng thủy văn, ISSN 2525 – 2208, số 675, 2017, trang 52 – 59.

Cái Anh Tú (2018), Áp dụng mô hình WASP xác định khả năng tự làm sạch sông Nhuệ, sông Đáy, Tạp chí Khí tượng thủy văn, ISSN 2525 – 2208, số 690,

2018, trang 52 – 57.

Cái Anh Tú (2018), Đề xuất cơ sở khoa học và quy trình phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng, Tạp chí Môi trường, ISSN 1859 – 042X, chuyên đề III, 2018, trang 37 – 43.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học về phân vùng chất lượng nước sông theo mục đích sử dụng ứng dụng cho sông nhuệ sông đáy (Trang 160 - 166)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w