Định hướng hoạt động thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 83 - 86)

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội …

4.1. Định hướng hoạt động thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

4.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội đến năm 2020

4.1.1.1. Định hướng chung

Tiếp nối thành công đã đạt được của giai đoạn chiến lược 2010- 2015, MB tiếp tục kiên định tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2020 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Namvề hiệu quả kinh doanh. Các giải pháp chiến lược của MB tập trung trên 3 trụ cột gồm: Ngân hàng Cộng đồng, Ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành và Ngân hàng số, và 02 nền tảng chiến lược là: Quản trị rủi ro vượt trội và Năng lực thực thi nhanh. Để thực hiện được mục tiêu này, MB sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm:

Nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện về công nghệ và quản trị điều hành:

- Tiếp tục tăng vốn điều lệ theo lộ trình cần thiết để đáp ứng nhu cầu vốn tối thiểu theo quy định, chỉ có tăng vốn điều lệ thì mới có thể phát triển tăng dư nợ tín dụng.

- Duy trì tốc độ tăng trường vốn huy động, mở rộng các hình thức huy động vốn qua thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững.

- Duy trì tỷ trọng tài sản sinh lời cao, khống chế dư nợ cho vay trong phạm vi cho phép của Ngân hàng nhà nước, đồng thời tăng hạng mục đầu tư trên tổng tài sản đảm bảo đa dạng danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro.

- Mở rộng và tăng cường sự phát triển của các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao thu nhập của ngân hàng.

- Đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại

hối để có thể đảm bảo cân đối nguồn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán hiệu quả và ổn định hiệu quả, phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoán đổi lãi suất.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoán đổi lãi suất.

Đẩy mạnh các hoạt động của các Công ty trực thuộc:

Các công ty con/công ty trực thuộc đã thành lập nhiều năm như công ty chứng khoán MBS, công ty Quản lý và Khai thác tài sản – MBAMC, công ty bất động sản MB Land sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị phần. Các công ty thành viên mới thành lập như Công ty bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life, Công ty tài chính tiêu dùng Mcredit sẽ hoàn thiện mô hình tổ chức và bước đầu mở rộng kinh doanh để góp phần giúp MB thực hiện mục tiêu phát triển sang những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, đa dạng hóa nguồn thu, tăng năng lực quản trị và gia tăng giá trị vốn góp của cổ đông. Phấn đấu đến năm 2020, hoạt động của các công tysẽ đóng góp từ 20 – 25% thu nhập của Ngân hàng, giúp MB trở thành tập đoàn tài chính đa năng và hiện đại.

Phát triển mạng lưới hoạt động:

- Tích cực mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. Ưu tiên mở rộng các điểm giao dịch tại các thành phố lớn, các khu vực kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế, các khu đô thị mới, khu đông dân cư và có mức thu nhập khá.

- Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phục vụ nhu cầu khách hàng ngày càng cao.

Duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp:

Duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức <2% theo đúng mục tiêu chất lượng tín dụng của MB, đồng thời chú trọng ưu tiên nghiên cứu các giải pháp phòng chống tổn thất từ tác động của thị trường trong nước và quốc tế.

4.1.1.2. Định hướng phát triển tín dụng Khách hàng cá nhân

- Tiếp tục tăng trưởng quy mô dư nợ tín dụng KHCN nhanh, bền vững, hướng tới mục tiêu lợi ích mang lại từ tín dụng KHCN chiếm 45% lợi nhuận chung của

toàn ngân hàng, đồng thời luôn duy trì chất lượng tín dụng ở mức an toàn đã đặt ra (tỷ lệ nợ xấu < 2%).

- Thực hiện chiến lược Ngân hàng số với việc phát triển mạnh các sản phẩm ngân hàng điện tử mới, độc đáo, tiện ích với người tiêu dùng KHCN. Đồng thời, nghiên cứu và triển khai áp dụng các chính sách sản phẩm kết hợp giữa tín dụng KHCN và sản phẩm ngân hàng điện tử, đảm bảo bán chéo sản phẩm, mang lại lợi ích tối đa cho Ngân hàng.

- Mở rộng thị trường bán hàng với đối tượng Khách hàng Private (Khách hàng có khả năng tài chính cao), đưa ra chính sách chăm sóc đặc biệt đối với nhóm Khách hàng này, đảm bảo sức cạnh tranh so với các TCTD bán lẻ khác trong ngành ngân hàng, đồng thời khai thác tối đa lợi ích có thể mang lại từ KHCN Private (tiền gửi, dư nợ, sản phẩm ngân hàng điện tử, mối quan hệ,…).

- Nghiên cứu đổi mới quy trình tín dụng Khách hàng cá nhân, điều chỉnh và phát triển thêm những sản phẩm tín dụng KHCN mới nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu tín dụng của KHCN hiện nay.

- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, tích cực phát triển các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, phát triển hệ thống ATM trên cơ sở đầu tư của ngân hàng, đã gia nhập tổ chức thẻ tín dụng Visa. Xác định việc đầu tư trang thiết bị hiện đại là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu dư nợ KHCN theo mục đích vay vốn theo hướng tăng tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh, giảm tỷ trọng cho vay tiêu dùng.

- Đưa ra các gói tín dụng ưu đãi lãi suất thấp, tặng quà đi kèm để kích thích phát triển tín dụng KHCN: Sản xuất kinh doanh và tiêu dùng (ô tô, chung cư đất dự án, sửa chữa nhà cửa, mua nhà đất).

- Thúc đẩy các chương trình hợp tác đối tác với các đơn vị cung cấp sản phẩm đến KHCN gồm: Chủ đầu tư dự án chung cư, show room ô tô,…

- Phát triển đội ngũ quan hệ Khách hàng cá nhân đông đảo, thiện chiến, chuyên môn kỹ năng nghiệp vụ được đào tạo bài bản, tác phong làm việc chuyên nghiệp có văn hóa MB.

4.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân

- Không ngừng nâng cao chất lượng của Báo cáo thẩm định tín dụng KHCN theo hướng phân tích ngắn gọn, súc tích, đề xuất các biện pháp rào chắn rủi ro, đảm bảo đưa ra một kết quả thẩm định có chất lượng làm cơ sở tư vấn cho Cấp phê duyệt ra quyết định tín dụng.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thẩm định tín dụng KHCN theo line sản phẩm, đảm bảo mỗi CVTĐ là một chuyên gia trong lĩnh vực mình phụ trách và đáp ứng nhanh nhất nhu cầu của Đơn vị kinh doanh.

- Rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng đối với KHCN tối thiểu 30%-50% so với hiện tại, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các TCTD bán lẻ khác trong ngành ngân hàng như: VPBank, Techcombank, Sacombank,…

- Điều chỉnh quy trình thẩm định tín dụng theo hướng lồng ghép các bước quy trình thẩm định với cẩm nang thẩm định và quy định sản phẩm nhằm tạo ra một tài liệu tổng quát nhất làm cơ sở tham chiếu cho CVTĐ. Điều chỉnh danh mục hồ sơ tín dụng bắt buộc khi thẩm định tín dụng KHCN, nhằm mục tiêu giảm về số lượng nhưng đảm bảo về chất lượng thẩm định, đảm bảo rủi ro danh mục tín dụng KHCN và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Phát triển không ngừng đội ngũ chuyên viên thẩm định tín dụng KHCN đông đảo về số lượng và tinh nhuệ về kỹ năng phân tích đánh giá.

- Tăng cường công tác đào tạo đối với chức danh Kiểm soát viên thẩm định và Chuyên viên thẩm định toàn hệ thống, đảm bảo quan điểm thẩm định thống nhất chung toàn đơn vị và kiểm soát rủi ro tín dụng đồng đều.

- Thay đổi chính sách đãi ngộ đối với CVTĐ tín dụng KHCN theo hướng: trả lương theo năng suất lao động, thúc đẩy tinh thần làm việc trách nhiệm và cống hiến hết mình của chuyên viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w