Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội …
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
4.2.3. Xây dựng và cải tiến hệ thống thông tin tra cứu phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân
Trong thời kỳ hiện nay công nghệ phát triển như hiện nay, thông tin đã trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết trong mọi hoạt động kinh tế, bao gồm cả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn thông tin như thế nào lại là một vấn đề đặt ra, đòi hỏi người sử dụng thông tin phải biết chọn lọc, thẩm định nguồn thông tin một cách cẩn thận. Kinh doanh ngân hàng làm một lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro, trong đó rủi ro đến từ những thông tin không minh bạch là một rủi ro khó kiểm soát. Do đó,vấn đề thông tin tín dụng được đặt ra như là một trong những yếu tố hàng đầu cần phải quan tâm. Trong quá trình thẩm định tín dụng KHCN, một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng thẩm định không đảm bảo đó là thiếu thông tin tín dụng về khách hàng trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay.
Đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng khó khăn như hiện nay, việc giả mạo thông tin khách hàng là khá phổ biến, mục đích là để rút vốn ngân hàng, sử dụng vốn không đúng mục đích đã vay vốn, do đó nhu cầu thông tin tín dụng đáng tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng.
Như đã phân tích, đặc điểm của tín dụng Khách hàng cá nhân đó là chất lượng nguồn thông tin không đảm bảo, dễ dàng giả mạo hồ sơ, tuy nhiên, CVTĐ lại bị hạn chế về các kênh tra cứu thông tin (chủ yếu cóp nhặt trên mạng Internet), do đó thiếu cơ sở để đánh giá tính xác thực của nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Trong quá trình thẩm định, công tác tìm kiếm và xác thực thông tin chiếm nhiều thời gian nhất. Chính vì vậy, việc xây dựng và cải tiến hệ thống thông tin tra cứu phục vụ cho công tác thẩm định KHCN là rất cần thiết, cụ thể:
- Về phía các cơ quan ban ngành:
+Giữa hệ thống Ngân hàng và các cơ quan hành chính, pháp luật của Nhà nước cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin nhân thân KHCN xuyên suốt, đảm bảo hệ thống được cập nhật liên tục. Hệ thống này có thể do các cơ quan Nhà nước quản
lý, các TCTD sẽ thực hiện mua thông tin khi có nhu cầu (tương tự hệ thống Cổng thông tin tín dụng CIC hiện tại). Hệ thống này sẽ giúp quản lý được nhân thân Khách hàng, giảm thiểu tình trạng một cá nhân có nhiều giấy tờ tùy thân, từ đó giảm được tình trạng giả mạo hồ sơ..
+ Nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của hộ gia đình tại Việt Nam, thay vì mới chỉ nghiên cứu những ngành lớn như hiện tại, từ đó đưa ra các chỉ số bình quân ngành một cách chi tiết nhất, giúp CVTĐ hình dung được rõ hơn về đặc thù kinh doanh của từng ngành, từng vùng miền, góp phần đánh giá tốt hơn hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Về phía Ngân hàng:
+ Thiết lập hệ thống thông tin tín dụng đối với toàn bộ các Khách hàng đang có giao dịch tại MB, quản lý theo số Chứng minh nhân dân hoặc code Khách hàng được cấp tại MB. Người dùng chỉ cần nhập Chứng minh nhân dân hoặc code Khách hàng, toàn bộ thông tin bao gồm thông tin khoản vay, tình trạng nhân thân, lịch sử giao dịch, … của Khách hàng sẽ được hiển thị, giúp rút ngắn thời gian tìm hiểu Khách hàng, đặc biệt với những Khách hàng đã có giao dịch thường xuyên với Ngân hàng.
+ Xây dựng kho dữ liệu thị trường trong nội bộ ngân hàng, trong đó có đầy đủ thông tin về thị trường, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, mạng lưới thông tin những doanh nghiệp tại Việt Nam, những biến động kinh tế có thể ảnh hưởng tới khả năng cho vay… và được thường xuyên cập nhật update.
Việc xây dựng được các hệ thống thông tin như trên sẽ giúp kiểm soát được chất lượng thông tin đầu vào, từ đó từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định, rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng.
4.2.4. Nâng cao chất lượng thu thập hồ sơ và sàng lọc thông tin ban đầu Ngoài những thông tin CVTĐ phải tra cứu để phục vụ cho công tác thẩm định hồ sơ, thì thông tin ban đầu từ phía Chuyên viên quan hệ khách hàng (người tiếp xúc trực tiếp với Khách hàng) có một vai trò hết sức quan trọng. Nếu Chuyên viên quan hệ khách hàng có tư cách tốt, trung thực thì thông tin đầu vào sẽ đảm bảo và
ngược lại, từ đó giúp CVTĐ đưa ra được quyết định tài trợ hợp lý. Như vậy, chất lượng thông tin đầu vào phụ thuộc phần lớn vào ý thức của Chuyên viên quan hệ khách hàng.Để giảm thiểu được rủi ro thông tin đầu vào và nâng cao được chất lượng thông tin thu nhập của chuyên viên quan hệ khách hàng cần phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ gồm:
- Chuẩn hóa lại danh mục hồ sơ Khách hàng cần cung cấp, đảm bảo tinh giản tối đa số lượng hồ sơ cần thiết nhưng vẫn đầy đủ thông tin để CVTĐ thực hiện thẩm định và cấp phê duyệt ra quyết định cho vay/từ chối.
- Cải tiến Bộ mẫu biểu báo cáo đề xuất tín dụng của Chuyên viên quan hệ khách hàng chi tiết theo từng sản phẩm, quy định những trường thông tin bắt buộc phải cung cấp, nhằm đảm bảo bổ sung những thông tin còn thiếu so với hồ sơ cung cấp.
- Tổ chức các buổi đào tạo chuyên sâu, toàn hệ thống cho chuyên viên quan hệ khách hàng nhằm nâng cao nghiệp vụ tín dụng của chuyên viên quan hệ khách hàng, tạo ra một đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng thiện chiến, đồng đều về kỹ năng kiến thức bán hàng.
- Tuyên truyền văn hóa MB đến từng chuyên viên quan hệ khách hàng, đảm bảo từng chuyên viên đều thấm nhuần tư tưởng văn hóa và đạo đức tín dụng MB. Nâng cao ý thức đạo đức từng chuyên viên khi đề xuất cấp tín dụng KHCN.
- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi, chia sẻ giữa thẩm định và kinh doanh, thông qua những buổi hội thảo này để hòa đồng tư tưởng tín dụng giữa thẩm định và kinh doanh, giúp thẩm định và kinh doanh tìm được tiếng nói chung trong việc phục vụ nhu cầu tín dụng của KHCN.
- Thực hiện các biện pháp nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật trong việc áp dụng các quy trình, quy định tín dụng của chuyên viên quan hệ Khách hàng cá nhân.
4.2.5. Cải tiến sản phẩm tín dụng Khách hàng cá nhân
MB chưa quy định về thời gian cải tiến sản phẩm, do đó nhiều sản phẩm tín dụng KHCN hiện nay đã quá cũ, không đáp ứng được nhu cầu phát triển tín dụng hiện tại. Khối KHCN cần phải chỉ đạo đơn vị phát triển sản phẩm KHCN rà soát lại danh mục sản phẩm, quy định tín dụng, cập nhật bổ sung những điều kiện mới, loại
bỏ những điểm không còn phù hợp với thực tế; đồng thời triển khai thêm nhiều sản phẩm tín dụng mới đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng, tạo cơ sở tín dụng để chuyên viên thẩm định đánh giá phương án vay vốn của khách hàng.
Đơn vị phát triển sản phẩm cần nghiên cứu cải tiến một số sản phẩm cơ bản, sản phẩm chính của tín dụng KHCN tại MB trở thành những sản phẩm đục lỗ, áp dụng đối với những khoản vay có giá trị nhỏ, Khách hàng uy tín về nhân thân, năng lực tài chính, từ đó giảm thiểu thời gian thẩm định tín dụng.
4.2.6. Tăng cường cải tiến công nghệ Ngân hàng
Công nghệ Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các Tổ chức tín dụng. Để đảm bảo công nghệ Ngân hàng luôn đáp ứng được nhu cầu của người dùng, MB cần thiết phải:
- Thường xuyên kiểm tra, nâng cấp phần mềm công nghệ Ngân hàng đảm bảo đáp ứng được tốc độ tăng trưởng các giao dịch của Ngân hàng theo định kỳ hàng quý.
- Tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin của Ngân hàng nhằm phát triển được những phần mềm tín dụng hiện đại phục vụ tốt cho công tác thẩm định nói chung và thẩm định tín dụng nói riêng.
- Khối công nghệ thông tin ngân hàng cần chủ động phối hợp với các khối nghiệp vụ để tìm hiểu về nhu cầu phát triển công nghệ phục vụ cho hoạt động của riêng từng khối, từ đó xây dựng định biên nhân sự nhằm đáp ứng kịp thời khi triển khai dự án mới.
4.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
4.3.1. Khuyến nghị đối các cơ quan ban ngành
Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cần thực hiện quản lý thông tin pháp lý cá nhân và cung cấp giấy tờ pháp lý theo đúng quy định của nhà nước. Đồng thời, các cơ quan hành chính cần lên kế hoạch xây dựng hệ thống thông tin pháp lý cá nhân, đảm bảo tất cả các cơ quan hành chính các cấp có thể tra cứu thông tin cá nhân một cách dễ dàng và thuận tiện, thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất.
Các cơ quan hành chính cũng cần thực hiện phân quyền tra cứu thông tin, đảm bảo
thông tin cá nhân được quản lý chặt chẽ; các đơn vị kinh doanh khi muốn khai thác thông tin cá nhân từ cơ quan hành chính phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và phải mất phí. Có như vậy thông tin mới được sử dụng hiệu quả và mang tính bảo mật cao.
Đối với giao dịch Ngân hàng, các văn phòng công chứng có một vai trò hết sức quan trọng. Các phòng công chứng thực hiện ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm của KHCN và công chứng văn bản dân sự của cá nhân. Do đó, các công chứng viên phải đảm bảo nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, không vì lợi ích cá nhân mà làm việc tắc trách. Do đó, việc cải tổ lại quy chế hoạt động của các phòng công chứng đặc biệt là công chứng tư nhân là hết sức cần thiết.
Các sở ban ngành cần có các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với người dân/ hộ gia đình sản xuất kinh doanh, đứng ra là cầu nối tín dụng uy tín và đảm bảo giữa hộ kinh doanh và ngân hàng.
Quả trình xử lý tài sản bảo đảm rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành khác có liên quan như: Tòa án, viện kiểm soát, cơ quan thi hành án, phòng công chứng, cơ quan thuế, hải quan…. Vì vậy, đề nghị các cơ quan trên có sự phối hợp và hỗ trợ ngân hàng để công tác thu hồi nợ được nhanh chóng, giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí và công sức, đảm bảo nguồn vốn vay.
Tòa án, Viện kiểm soát, cơ quan thi hành án nâng cao tinh thần trách nhiệm, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc xử lý các khoản nợ xấu phát sinh tại ngân hàng trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa người đi vay và ngân hàng, trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ngân hàng trước pháp luật, giúp ngân hàng nhanh chóng xử lý được tài sản bảo đảm và thu hồi tiền vay.
Ủy ban nhân dân các cấp cần xây dựng khung giá đất chuẩn, sát với tình hình biến động giá đất trên địa bàn để ngân hàng rút ngắn được thời gian thẩm định giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng vay vốn.
4.3.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Cần chỉnh sửa, bổ sung và ban hành một số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay.
- Cần có những chính sách cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ và giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh cá thể giải quyết tốt nhu cầu về vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh của các hộ này.
- Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
- Phối hợp với các cơ quan hành chính Nhà nước xây dựng hệ thông quản lý thông tin Khách hàng, làm cơ sở tra cứu cho các ngân hàng thương mại trong quá trình cấp tín dụng đối với Khách hàng.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế của một quốc gia không thể phát triển nếu không có một thị trường tiền tệ bền vững. Trong thị trường tiền tệ đó, các Ngân hàng thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó, chất lượng của những khoản tín dụng được cung ứng bởi các Ngân hàng thương mại luôn được quan tâm và chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước. Đối với các Ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng luôn đi liền với công tác nâng cao chất lượng của khâu thẩm định tín dụng bởi thẩm định tín dụng là một khâu trung gian kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả tại các ngân hàng TMCP hiện nay.
Hoạt động cho vay tại các TCTD hiện chiếm tới hơn 80% hoạt động của toàn ngân hàng, do đó nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng luôn là yếu tố trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lượng tín dụng nói riêng cũng như hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng nói chung. Hiện nay, công tác thẩm định cho vay Khách hàng cá nhânđang được Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân Đội rất quan tâm bởi Ngân hàng đang hướng tới mục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại.Để thực hiện được mục tiêu này, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng quy mô tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng KHCN là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã kết hợp giữa lý luận và khảo sát thực tế hoạt động thẩm định tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) KHCN tại Ngân hàng TMCP Quân đội với mục đích đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại ngân hàng. Nội dung của luận văn tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý luậnchất lượng thẩm định tín dụng tín dụng Khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại.
-Luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhântại Ngân hàng Quân đội, từ đó nêu ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
- Trên cơ sở thực tế chất lượng thẩm định tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội, kết hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Quân đội, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Quân đội đối với Khách hàng cá nhân. Các giải pháp đều có tính khoa học và thực tiễn, có tính khả thi đối với Ngân hàng Quân đội.
Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các đồng nghiệp và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thu Giang, 2016. Vai trò của việc phát triển dịch vụ bán lẻ đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 8 (157), trang 52-53.
2. Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2014. Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
4. Phạm Thị Thanh Loan, 2013. Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
5. Bùi Ngọc Mai, 2016.Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2017. Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Tạp chí Ngân hàng,số 6, trang 9-14.
7. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, 2015. Cam kết chất lượng dịch vụ nội bộ.
8. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, 2016. Báo cáo kinh doanh nội bộ.
9. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, 2017. Báo cáo thường niên 2016.
10.Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2015. Báo cáo thường niên năm 2014.
11.Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2016. Báo cáo thường niên năm 2015.
12.Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2017. Báo cáo thường niên năm 2016.
13.Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2014, 2015, 2016. Báo cáo kinh doanh nội bộ Khối Khách hàng cá nhân.
14.Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2014, 2015, 2016. Báo cáo nội bộ Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng.
15.Ngân hàng TMCP Quân Đội, 2014, 2015, 2016. Báo cáo chất lượng tín dụng nội