Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đánh giá chức năng tiểu cầu như: đo thời gian máu chảy, đo sức bền mao mạch, đếm số lượng tiểu cầu, co cục máu đông, đo độ dính tiểu cầu, đo độ ngưng tập tiểu cầu...
1.3.1. Thời gian máu chảy
Nguyên lý là khi mạch máu bị tổn thương, máu sẽ thoát ra ngoài, đồng thời hệ thống cầm máu bắt đầu hoạt động. Hoạt động cầm máu gồm vai trò của thành mạch và của tiểu cầu. Chất lượng của hoạt động này không tốt sẽ làm cho thời gian để cầm được máu dài hơn. Xét nghiệm thời gian máu chảy là tạo ra tổn thương mạch máu và đo thời gian từ lúc máu chảy đến khi máu ngừng chảy [16].
Nguyên lý của phương pháp Duke là dùng kim chủng tạo một vết thương nằm ngang ở vùng giữa dái tai và đo thời gian máu chảy [12]. Trị số bình thường từ 2 – 4 phút [12, 23].
Nguyên lý của phương pháp Ivy là đo thời gian máu chảy của các vết thương ở mặt duỗi cẳng tay, dưới 1 áp suất đã định [12]. Trị số bình thường: 4-8 phút [12, 23].
Phương pháp Borchgrevink có trị số bình thường từ 7-10 phút [23]
1.3.2. Đo sức bền mao mạch
Có 2 phương pháp, nhưng phương pháp giảm áp ít dùng hơn phương pháp tăng áp: dùng huyết áp kế, duy trì lực bằng trung bình cộng giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong vòng 10 phút sau đó tháo hơi nhanh. Đếm số nốt xuất huyết ngay dưới vùng dưới da nếp khuỷu. Nếu trên 7 nốt xuất huyết là dương tính. Sức bền
Copyright © School of Medicine and Pharmacy, VNU
mao mạch giảm gặp trong một số bệnh lý: Giảm tiểu cầu, viêm thành mạch dị ứng, viêm thành mạch do độc tố. Trong bệnh von-Willebrand, bệnh rối loạn chức năng tiểu cầu. Ngoài ra còn có thể gặp ở người già, thiếu vitamin C, do thể tạng hoặc có tính gia đình [16, 23].
1.3.3. Đếm số lượng tiểu cầu
Có rất nhiều phương pháp đếm tiểu cầu, nhưng phổ biến nhất hiện nay ở các bệnh viện là đếm tiểu cầu bằng máy dựa trên nguyên lý trở kháng hoặc laser. Trị số bình thường của tiểu cầu là 150.000 - 300.000/mm3. Số lượng tiểu cầu giảm gặp trong: xuất huyết do giảm tiểu cầu có nguyên nhân miễn dịch, suy tuỷ xương, leucemie cấp, sốt xuất huyết. Số lượng tiểu cầu tăng gặp trong: tăng tiểu cầu tiên phát, leucemie kinh dòng hạt, đa hồng cầu tiên phát [16, 23].
1.3.4. Quan sát hình thái và độ tập trung của tiểu cầu trên tiêu bản nhuộm Giêmsa
Rất cần thiết phải làm đặc biệt ở các trường hợp nghi ngờ bệnh lý tiểu cầu.
Bình thường tiểu cầu bắt màu đỏ tím, không có nhân nhưng có các hạt màu đỏ và đứng thành cụm nếu máu chưa qua chống đông. Độ tập trung tiểu cầu tăng trong:
tăng tiểu cầu tiên phát, leucemie kinh dòng hạt, đa hồng cầu tiên phát. Độ tập trung tiểu cầu giảm gặp trong: Suy tuỷ xương, leucemie cấp [16, 23].
1.3.5. Co cục máu đông
Có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên trong lâm sàng thường dùng kỹ thuật của Budtz-Olzen. Đây là xét nghiệm đơn giản nhưng khá đặc hiệu. Đánh giá sự co cục máu bằng cách quan sát cục máu đông sau 2 giờ. Nguyên lý của phương pháp: máu ra khỏi thành mạch sẽ bị đông, máu đông là máu chuyển thành dạng rắn nhờ hình thành các sợi fibrin. Mạng lưới sợi fibrin ôm lấy các thành phần hữu hình rồi co rút lại tạo nên cục máu đông tách rời khỏi phần huyết thanh. Cục máu đông co được là nhờ vai trò của tiểu cầu và của fibrin [16, 23]. Cục máu co hoàn toàn:
phản ảnh tình trạng bình thường của fibrrinogen và tiểu cầu (cả số lượng và chất lượng). Cục máu không co (không tạo thành cục máu tách riêng rõ ràng với huyết thanh) hay cục máu co không hoàn toàn (phần huyết thanh tách ra ít dưới 30% máu) hoặc co cục máu nhưng còn nhiều hồng cầu tự do trong huyết thanh) là thể hiện bất thường của tiểu cầu (số lượng hoặc chất lượng) và/hoặc các fibrrinogen. Mức độ bất thường càng nặng thì cục máu càng không co.
Copyright © School of Medicine and Pharmacy, VNU
Xét nghiệm co cục máu phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tiểu cầu, lượng fibrinogen, yếu tố VIII và hematocrit [16, 23].
1.3.6. Đo độ dính tiểu cầu
Trên in vivo sử dụng phương pháp Borchrevink. Nguyên lý là đo độ dính tiểu cầu qua việc lấy máu để đếm tiểu cầu trực tiếp tại vết thương vào các thời điểm cách đều nhau. Trị số bình thường: 20-40 %. Trên in vitro có 3 phương pháp (phương pháp Salzman, Bowie, Hellem). Nguyên lý là đo độ dính tiểu cầu sau khi cho máu hoặc huyết tương qua cột bi thủy tinh [23]. Độ dính tiểu cầu giảm trong:
bệnh Von – Willebrand, trong một số bệnh lý rối loạn chức năng tiểu cầu, dùng một số thuốc giảm đau, sau truyền Dextran. Độ dính tiểu cầu tăng trong: bệnh lý huyết khối, tiểu đường, hút thuốc lá, cũng có thể gặp trong những trường hợp sau mỗ, sau sinh, sau một sang chấn nào đó (đặc biệt sau cắt lách, …) [23].
1.3.7. Đo độ ngưng tập tiểu cầu
Có rất nhiều kỹ thuật để đo độ ngưng tập tiểu cầu nhưng chủ yếu dựa trên nguyên lý sau: Mật độ quang của huyết tương giàu tiểu cầu tỷ lệ thuận với nồng độ của tiểu cầu có trong huyết tương đó. Bởi vậy khi cho thêm một chất gây ngưng tập tiểu cầu nào đó (ADP, adrenalin) vào dung dịch huyết tương giàu tiểu cầu, hiện tượng ngưng tập tiểu cầu sẽ xãy ra. Nồng độ tiểu cầu dưới dạng những phân tử riêng biệt sẽ giảm dẫn đến mật độ quang học tăng. Ghi nhận một số hình ảnh của quá trình thay đổi của mật độ quang sẽ biết được đặc điểm của quá trình ngưng tập tiểu cầu [2, 3, 23, 50].
Hình 1.7. Nguyên lí của xét nghiệm đo độ ngưng tập tiểu cầu (PPP: huyết tương nghèo tiểu cầu, PRP: huyết tương giàu tiểu cầu)
Copyright © School of Medicine and Pharmacy, VNU
Nguyên lý của phương pháp đo quang: thiết bị đo độ ngưng tập tiểu cầu bằng phương pháp quang học là một quang phổ kế có bước sóng thích hợp cố định. Một chùm tia ánh sáng đỏ chiếu qua một ống chứa huyết tương giàu tiểu cầu và một chùm tia khác chiếu qua một ống chứa huyết tương nghèo tiểu cầu. Khi đo, sử dụng một mẫu huyết tương giàu tiểu cầu của mẫu máu cần đo để thiết lập điểm chuẩn ở đó ánh sáng bị cản hoàn toàn và độ dẫn truyền ánh sáng là 0 %. Đồng thời sử dụng huyết tương nghèo tiểu cầu của cùng mẫu máu để thiết lập điểm chuẩn ở đó ánh sáng đi qua hoàn toàn và độ dẫn truyền ánh sáng là 100 %. Khi cho chất kết tập như ADP, collagen, thrombin, epinephrin, acid arachidonic, ristocetin...vào huyết tương giầu tiểu cầu sẽ xẩy ra hiện tượng các tiểu cầu ngưng tập với nhau tạo thành đám vì vậy độ dẫn truyền ánh sáng sẽ tăng lên. Độ dẫn truyền ánh sáng phản ánh mức độ ngưng tập tiểu cầu. Kết quả được thể hiện bằng % độ dẫn truyền ánh sáng của huyết tương giàu tiểu cầu trong đó tiểu cầu đã ngưng tập tối đa [24, 37, 50, 51].