Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 24 - 34)

1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.2. Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở trên thế giới và Việt Nam

1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Những năm 1980 trở lại đây, các nghiên cứu về đánh giá khả năng sử dụng đất đai bắt đầu được tiến hành ở Việt Nam và đã có những công trình nghiên cứu là nền tảng cho việc sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả.

Các chương trình ứng dụng qui trình đánh giá đất đai theo FAO được tiến hành ở nhiều cấp, từ vùng sinh thái đến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia, các nhà khoa học đất trên toàn quốc đã hoàn thành các nghiên cứu đánh giá đất.

Những đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu phải nói đến như:

- Vùng núi và trung du phía Bắc có Lê Duy Thước (1992), Lê Văn Khoa (2003). Các kết quả nghiên cứu cho thấy vùng này gồm 6 nhóm đất và 24 loại đất

với các đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Toàn vùng có 4 loại sử dụng đất là loại hình sử dụng đất lúa, loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm, loại hình sử dụng đất rừng;

Tác giả Nguyễn Đình Bồng (2014) với đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất nông – lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại thích hợp”. Kết quả điều tra xác định được có 9 loại hình sử dụng đất chính (Major Kind of Land Use) với 32 loại hình sử dụng đất (Kind of Land Use); 56 hệ thống sử dụng đất (Land Use Systems – LUSs) nông lâm nghiệp; căn cứ vào yêu cầu: lợi ích của người sử dụng đất, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường đã lựa chọn 38 hệ thống sử dụng đất (LUSs) nông lâm nghiệp và xác định yêu cầu sử dụng của các loại hình sử dụng đất chính (Hoàng Thị Huyền Trang, 2019).

Tác giả Nguyễn Sỹ Hải và Nguyễn Hữu Thành (2007), với công trình “Kiến thức bản địa trong canh tác trên đất dốc của người dân xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai”. Kết quả nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân nơi đây đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc tính lịch thời vụ chẳng hạn như dựa trên sự thay đổi của các hiện tượng tự nhiên, đặc biệt sự thay đổi của ánh sáng trăng trong tháng, người dân chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày với hai thời kỳ trăng lên và trăng lặn tương ứng với những ngày tốt và những ngày xấu.

Dựa theo sự thay đổi của tuần trăng, họ sắp xếp lịch thời vụ gieo trồng để có thể thu được năng suất cao nhất. Kinh nghiệp của người dân tộc Dao trong việc dự báo thời tiết: nếu quan sát thấy các tổ ong được làm trên cây cao là dấu hiệu không có bão lớn, ngược lại nếu tổ ong làm dưới thấp đó là dấu hiệu của những trận bão lơn; nếu số măng tre mọc hướng vào trong bụi tre nhiều hơn hướng ra ngoài thì năm đó sẽ có nhiều bão lớn... phân biệt loại đất và chọn đất như dựa trên sự quan sát về màu sắc, đặc tính, hệ thảm thực vật và đặc biệt là so sánh sự phát triển của cây trồng trên những loại đất khác nhau chẳng hạn như đất có màu đen và có nhiều ổ giun thường thích hợp với mọi loại cây trồng; đất có sự xuất hiện của cây cỏ tranh cho thấy độ phì của đất đã giảm, nếu có sự xuất hiện của cây xấu hổ có nghĩa là đất đã bị xói mòn và thoái hóa...ngoài ra người dân nơi đây còn nhiều kinh nghiệm khác trong việc chống xói mòn và giữ độ phì cho đất cần được thu thập, cải tiến hoặc phối hợp

với kỹ thuật hiện đại để áp dụng cho các chương trình phát triển nông thôn nhằm phát triển hệ thống canh tác mới dựa trên những kinh nghiệm quí của người dân.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Yến và Đỗ Nguyên Hải (2015) với đề tài “Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 4 loại hình sử dụng đất vùng lòng chảo (Chuyên lúa đặc sản, 2 lúa màu, chuyên rau sản xuất theo quy trình an toàn, nuôi cá), 10 loại hình sử dụng đất vùng đất dốc có tiềm năng phát triển du lịch (ruộng bậc thang, trồng hoa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu, cây đặc sản, nông lâm kết hợp, rừng, chăn nuôi gia súc).

- Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã công bố của các tác giả Phạm Văn Lăng (1992), Nguyễn Công Pho (1995). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33 đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi núi), loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng;

Nghiên cứu của Lê Văn Hải (2006) với đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây”. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Thành phố Hà Nội) có 8 loại hình sử dụng đất với 24 kiểu sử dụng đất. Trong đó các kiểu sử dụng đất được đề xuất sử dụng phân theo ba vùng nghiên cứu lần lượt là: vùng 1 có 5 kiểu sử dụng đất; vùng 2 có 9 kiểu sử dụng đất; vùng 3 có 5 kiểu sử dụng đất.

Nghiên cứu của các tác giả Phạm Văn Vân và Nguyễn Thanh Trà (2010) với đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội)”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ được chia ra thành 3 vùng chính (vùng bãi, vùng đồi gò, vùng đồng bằng) với thế mạnh riêng của từng vùng. Trên cả 3 vùng, loại hình sử dụng đất rau – màu, mía – màu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao; về hiệu quả xã hội: loại hình sử dụng đất rau – màu thu hút nhiều công lao động nhất; các loại hình sử dụng đất mía – màu, rau – màu, chuyên cá đều có ảnh hưởng tốt đến môi trường.

Nghiên cứu của các tác giả Tạ Tuyết Thái, Nguyễn Xuân Thành và Nguyễn Đình Bồng (2014) với đề tài “Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và

hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau chuyển đổi ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đồng thời cũng chỉ ra được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn lại sau chuyển đổi và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Năm 2005 trên phạm vi huyện có 6 loại hình sử dụng đất với 15 kiểu sử dụng đất, đến năm 2012 có 6 loại hình sử dụng đất với 21 kiểu sử dụng đất. Diện tích tăng chủ yếu ở 2 loại hình cây lâu năm và trang trại VAC (vườn – ao – chuồng). Hiệu quả kinh tế cao nhất là LUT nuôi trồng thủy sản, thấp nhất là LUT 2 lúa.

- Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995); Phạm Dương Ưng, Nguyễn Khang và Đỗ Đình Đài (1995); Nguyễn Văn Tuyển (1995). Các kết quả nghiên cứu cho thấy, Tây Nguyên có 5 hệ thống sử dụng đất chính, 29 loại hình sử dụng đất hiện tại với 195 đơn vị đất đai;

- Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu của Phạm Quang Khánh và Trần An Phong (1994). Kết quả xác định vùng có 54 đơn vị đất với 7 loại hình sử dụng đất chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn;

Công trình nghiên cứu của các tác giả Lưu Văn Năng, Nguyễn Thanh Lâm và Trần Đức Viên (2013) với đề tài “Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ở tỉnh Đắc Nông giai đoạn 2000 – 2012” kết quả cho thấy: từ năm 2000 đến năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã giảm 131.725 ha (trong đó đất rừng phòng hộ mất 64.376 ha, rừng sản xuất mất 68.168 ha và rừng đặc dụng tăng 820 ha).

Đất sản xuất nông nghiệp tăng 164.468 ha, trong đó tập trung tăng mạnh vào đất nương rẫy và cây công nghiệp lâu năm. Trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp, có những loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có tác động ít đến đất rừng trong quá trình mở rộng diện tích canh tác gồm những loại hình sử dụng đất chuyên lúa, đất lúa màu, đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm. Những loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có tác động theo chiều hướng lấn vào đất rừng trong quá trình mở rộng diện tích canh tác gồm đất trồng cây hàng năm trên đất nương rẫy và loại hình cây công nghiệp dài ngày. Riêng đối với loại hình cây ăn quả cũng gián tiếp lấn

vào đất rừng trong quá trình mở rộng diện tích.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Nguyễn Văn Nhân, Trần An Phong và Phạm Quang Khánh (1992). Kết quả nghiên cứu toàn vùng có 123 đơn vị đất đai với 63 đơn vị đất đai ở vùng đất phèn, 20 đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng phù sa không có hạn chế và 18 đơn vị đất đai ở những vùng đất khác.

Trong công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) đã xác định được toàn Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đai. Toàn quốc có 90 loại hình sử dụng đất chính trong đó có 28 loại hình sử dụng đất được lựa chọn.

Những kết quả đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất từ cấp toàn quốc đến cấp tỉnh, huyện đều cho thấy có sự nhất quán tuân theo phương pháp của FAO làm cơ sở cho phân hạng thích hợp đất đai. Trong điều kiện của Việt Nam, phần lớn các tác giả của chương trình đánh giá đất đều lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất làm cơ sở của xếp hạng và phân cấp chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất.

Trong thời gian gần đây, đã có một số tác giả nghiên cứu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Tuyên Quang như: Luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang của tác giả Hoàng Mạnh Huy năm 2014, luận văn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang của tác giả Hà Thị Phương năm 2014;

Tuy nhiên, các đánh giá về thực trạng đất nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn chưa nhiều; vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp của huyện Sơn Dương trong những năm tới theo hướng bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện và có thể thực hiện được. Đây chính là lý do thúc đẩy thực hiện đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Sơn Dương nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi, đối tượng, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Đánh giá tập trung vào các tiêu chí: Kinh tế, xã hội, môi trường.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang tại địa bàn 9 xã.

+ Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2017-2019.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Sơn Dương - Đánh giá về điều kiện tự nhiên

- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội

- Đánh giá về những mặt thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất.

2.2.2. Hiện trạng đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện - Biến động diện tích đất nông nghiệp

- Các loại hình sử dụng đất

2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng của đất sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Dương + Đánh giá hiệu quả kinh tế.

+ Đánh giá hiệu quả xã hội.

+ Đánh giá hiệu quả môi trường.

- Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các LUT

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

- Cơ sở để lựa chọn và đề xuất các loại hình sử dụng đất có hiệu quả.

- Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho địa bàn nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện (theo các đặc trưng về địa hình, đất đai, điều kiện kinh tế xã hội) ở những vùng có các đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và loại hình sử dụng đất chính của huyện. Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, thực trạng phân bố cây trồng, đặc điểm đất đai và tập quán canh tác, huyện Sơn Dương chia làm 3 vùng, mỗi tiểu vùng sẽ chọn 03 xã đại diện.

- Vùng 1 (Vùng thượng huyện): Có độ cao trung bình dưới 300m, xen giữa những núi thấp là những dải đồng bằng khá rộng, phân bố ở phía Nam huyện. Đất đai vùng này có nhiều dải đồng bằng khá rộng và màu mỡ, chạy dọc theo lưu vực của sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy bao gồm 11 xã: Trung Yên, Minh Thanh, Tân Trào, Tú Thịnh, Hợp Thành, Kháng Nhật, thị trấn Sơn Dương, Phúc Ứng, Thượng Ấm, Vĩnh Lợi, Cấp Tiến; chọn 03 xã đại diện để nghiên cứu (Tú Thịnh, Hợp Thành, Kháng Nhật). Vùng này có điểm đặc trưng là đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Thuận lợi cho việc trồng lúa, màu, cây lâu năm.

- Vùng 2 (Vùng trung huyện): Có độ cao trung bình 300m trở lên, gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau, xen giữa các dãy núi có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng gồm 11 xã: Hợp Hòa, Thiện Kế, Thanh Phát, Tuân Lộ, Ninh Lai, Sơn Nam, Đại Phú, Hào Phú, Tam Đa, Quyết Thắng, Văn Phú; chọn 03 xã đại diện để nghiên cứu (Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai). Vùng này có điểm đặc trưng là đất có tầng khá dày, có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét. Thuận lợi cho việc trồng lúa, màu.

- Vùng 3 (Vùng hạ huyện): Gồm 10 xã: Lâm Xuyên, Sầm Dương, Hồng Lạc, Hào Phú, Đông Lợi, Phú Lương, Chi Thiết, Đồng Quý, Đông Thọ, Vân Sơn. Đây là vùng đồi thoải; thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả.

Chọn 03 xã đại diện để nghiên cứu (Hồng Lạc, Phú Lương, Đồng Quý). Chọn các hộ điều tra đại diện cho các tiểu vùng theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nội

dung điều tra hộ chủ yếu là: điều tra về chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, loại cây trồng, mức độ thích hợp cây trồng với đất đai và những ảnh hưởng đến môi trường,...

2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 2.3.2.1. Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:

- Thu thập tài liệu, số liệu của huyện Sơn Dương tại các phòng, ban chức năng thuộc UBND huyện Sơn Dương, cụ thể: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng thống kê, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chi nhánh huyện Sơn Dương, các xã vùng nghiên cứu... của huyện để phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài.

- Tổng hợp, phân tích, xử lý, đánh giá các loại số liệu có liên quan.

2.3.2.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập các thông tin số liệu sơ cấp sử dụng các phương pháp điều tra nhanh nông thôn: Tiến hành đi thực địa, điều tra nhanh và phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân; điều tra theo câu hỏi chuẩn bị sẵn. Chọn 180 hộ thuộc 09 xã ở các thôn khác nhau, mỗi xã chọn điều tra 20 hộ.

- Phương pháp điều tra: Phỏng vấn các hộ gia đình theo bộ câu hỏi (phụ lục).

+ Vùng 1: Phỏng vấn 60 hộ gia đình trong các thôn tại các xã Kháng Nhật, Tú Thịnh, Hợp Thành (mỗi xã phỏng vấn 20 hộ gia đình).

+ Vùng 2: Phỏng vấn 60 hộ gia đình trong các thôn tại các xã Hợp Hòa, Thiện Kế, Ninh Lai (mỗi xã phỏng vấn 20 hộ gia đình).

+ Vùng 3: Phỏng vấn 60 hộ gia đình trong các thôn tại các xã Hồng Lạc, Phú Lương, Đồng Quý (mỗi xã phỏng vấn 20 hộ gia đình).

* Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm).

GTSX = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 24 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)