Loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 49)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp

3.3.1. Loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Sơn Dương

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật xác định. Theo kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

trên địa bàn huyện có 6 loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính, chi tiết tại bảng 3.5

Bảng 3.5 Tổng hợp các loại hình sử dụng đất huyện Sơn Dương STT

Loại hình sử dụng đất

(LUT)

Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) 1

LUT 1

11.470,4 Chuyên lúa 1. Lúa xuân – Lúa mùa

2. Luá mùa (lúa 1 vụ)

2

LUT 2

9.394,2 Đất 2 vụ lúa, 1

đông

3. Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông

4. Lúa xuân - Lúa mùa - đậu tương, đậu xanh 5. Lúa xuân - Lúa mùa - Lạc

6. Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 7. Lúa xuân - Lúa mùa - Rau các loại

3

LUT 3

7.490 Đất 1 vụ lúa,

2 màu

8. Lạc xuân – Lúa mùa – Ngô 9. Lạc xuân – Lúa mùa - Đỗ xanh 10. Đậu tương – Lúa mùa - Đậu tương 11. Lạc xuân – Lúa mùa - Lạc đông

4

LUT 4

4.140 Đất chuyên

màu

12. Lạc xuân – Ngô đông

13. Lạc xuân - Đậu tương - Lạc đông 14. Lạc xuân - Đậu xanh – Ngô đông 15. Đậu tương – Khoai lang - Đậu tương 16. Rau các loại: bắp cải, bí ngô, cà chua....

5

LUT 5

3.000 Đất trồng cây

công nghiệp hàng năm

17. Mía

6

LUT 6 Đất trồng cây

công nghiệp lâu năm

18. Chè 1.1650

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Dương, năm 2019)

Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

* LUT 1 (Đất chuyên lúa): Có 02 kiểu sử dụng đất là đất trồng lúa 2 vụ (lúa xuân - lúa mùa) và lúa 1 vụ (lúa mùa).

- Ở loại hình sử dụng đất trồng 2 vụ lúa chủ yếu được trồng phổ biến trên các địa hình cao, địa hình vàn thấp và có khả năng tưới tiêu tốt. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống được đa số người dân trên địa bàn huyện sử dụng trồng cấy.

+ Lúa xuân: Nhiều diện tích lúa vụ xuân ở Sơn Dương ít có điều kiện nước tưới chủ động, dựa vào nước trời nên thường gieo cấy muộn; thời gian cấy lúa vụ xuân (trà chính vụ) từ 25/01 - 06/02 tuy nhiên trên thực tế do tập quán canh tác và thời tiết địa phương nên nhân dân thường cấy từ 05/02 – 20/02; các giống lúa gieo cấy đề xuất sử dụng là các loại lúa thuần và lai có năng suất cao và có sức chống chịu tốt không sâu bệnh như: Nam Hương 4, Thái Xuyên 111, Kim Cương 111, VT 404, VL20, KM18, Đài thơm 8... là những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, cho năng suất trung bình từ 56 - 61 tạ/ha.

+ Vụ lúa mùa: trà chính vụ thường cấy khoảng từ giữa tháng 6 trở đi, trà lúa muộn cấy từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7; trên thực tế nhân dân thường gieo cấy mạ vào khoảng giữa tháng 6, phải đến cuối tháng 6 mới cấy lúa nên thời gian gieo cấy và thu hoạch thường chậm hơn so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Hình thức canh tác này được phân bố rải rác ở các xã do không có khả năng giải quyết nước tưới nên chỉ gieo một vụ lúa mùa dựa vào mưa bằng các giống lúa chịu hạn, ngắn ngày và cho năng suất cao như: Nam hương 4, Thái Xuyên 111, Khang dân đột biến, KM 18, VT404, Kim Cương 111, lúa nếp, nhị ưu 838...

- Đất 1 vụ lúa (lúa mùa): Thường sử dụng một số giống lúa lai như Nam Hư ơng 4, Thái Xuyên 111, KM 18, VT404....với mức đầu tư phân bón và chi phí sản xuất thấp nên năng suất đạt trung bình từ 55-60 tạ/ha; một số diện tích áp dụng thêm các biện pháp kỹ thuật như việc dùng viên nén dúi sâu NK cho cây lúa (sử dụng 7 - 8kg/sào) cũng mang lại hiệu quả năng suất cao hơn 5 – 10%. Thực tiễn cho thấy khả năng có thể mở rộng diện tích bằng các biện pháp tăng thêm một vụ đậu tương hoặc ngô đông trên ruộng lúa một vụ cho hiệu quả kinh tế cao hơn; ở một số

xã người dân còn thử nghiệm mô hình tăng thêm một vụ dưa như tại xã Vĩnh Lợi vụ xuân trồng được 10,2 ha dưa, trong đó có 1 ha dưa hấu, 9,2 ha dưa bở, năng suất bình quân dưa hấu đạt 700 kg/sào, dưa bở đạt 1.200 kg/sào. Theo tính toán của bà con nông dân, trừ các khoản chi phí còn thực lãi 1,7 triệu đồng/sào (45,9 triệu đồng/ha), cao hơn 2 đến 3 lần so với trồng lúa.

* LUT 2 (đất 02 vụ lúa, 1 vụ đông): Lúa xuân - Lúa mùa - cây vụ đông, loại hình này thường được bố trí trên các chân ruộng có địa hình khá bằng phẳng, chân ruộng trũng, ruộng ven sông, suối và chế độ tưới tiêu chủ động. Loại hình sử dụng này rải rác khắp các xã trong huyện. Có kiểu sử dụng đất chính là: Lúa màu - Lúa xuân - Ngô, đậu tương, đậu xanh, lạc, khoai, rau các loại....

- Lúa đề xuất sử dụng là các loại lúa thuần và lai có năng suất cao và có sức chống chịu tốt không sâu bệnh như: Nam Hương 4, Thái Xuyên 111, Kim Cương 111, VT 404, VL20, KM18, Đài thơm 8... là những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, cho năng suất trung bình từ 56 - 61 tạ/ha.

- Ngô tại huyện lựa chọn giống ngô chuyển gen có khả năng kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ thích hợp cho sản xuất thâm canh tăng năng xuất và tăng hiệu quả kinh tế như: Giống ngô LVN99, VN9860, NK4300 (đột biến gen), C919, CP111, MB69...

Năng suất ngô đạt từ 45-50 tạ/ha.

- Đậu tương và đậu xanh dùng các giống như: ĐT22, ĐT26, DT84, DT86, ĐT2000, một số giống của địa phương; đây đều là các giống cho năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh, thời tiết. Năm 2019, huyện gieo trồng và thu hoạch 33,4 ha đỗ tương, đạt năng xuất trung bình 21,3 tạ/ha. Nhìn chung, cây đỗ là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc mang lại hiệu quả kinh tế cũng cao nên người dân trong huyện hầu hết đều trồng cấy.

- Lạc là loại cây công nghiệp ngắn ngày dễ trồng, chăm sóc và hiệu quả kinh tế khá cao, hiện cũng là cây trồng mà huyện đặc biệt quan tâm đến để phát triển. Cây lạc thường được trồng trên vùng đất cao và có khả năng thoát nước tốt với các giống là: L14, L19, L23, một số giống lạc của địa phương... Năng suất trung bình cây lạc của huyện năm 2019 đạt 23 tạ/ha.

- Rau thì thường trồng một số các loại cây như: Bắp cải, khoai tây, khoai lang,

bí, xu hào... Giải quyết được nguồn rau trong huyện.

* LUT 3 (Đất 1 vụ lúa, 2 vụ màu): Loại hình sử dụng đất này có tổng diện tích là 7.490ha trên toàn huyện. Có 4 kiểu sử dụng đất chính như sau: Lạc xuân – Lúa màu – Ngô; Lạc xuân – Lúa mùa - đỗ xanh; Đậu tương – lúa mùa - đậu tương; Lạc xuân – Lúa mùa - Lạc đông. Kiểu sử dụng đất này phổ biến tại các xã trong huyện, cây lạc đang mang lại năng suất cao và được áp dụng chú trọng các biện pháp kỹ thuật canh tác, phân bón. Năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lạc đạt 23 tạ/ha.

* LUT 4 (Đất chuyên trồng màu): Loại hình sử dụng đất này có công thức luân canh rất phong phú cho năng suất tương đối cao (Cây đậu tương 19-22 tạ/ha; cây đỗ xanh 17-19 tạ/ha; lạc 20-23 tạ/ha; ngô 45-50 tạ/ha) với 05 kiểu sử dụng là: Lạc xuân – Ngô đông; Lạc xuân - Đậu tương - Lạc đông; Lạc xuân - Đậu xanh – Ngô đông; Đậu tương – Khoai lang - Đậu tương; rau các loại: bắp cải, bí ngô, cà chua.... Các kiểu sử dụng đất chủ yếu được bố trí trên đất có địa hình cao hoặc soi bãi ven sông suối.

* LUT 5 (Đất trồng cây công nghiệp hàng năm): Loại hình này trồng chủ yếu là cây mía với diện tích trong toàn huyện là 3.000 ha; hiện đang dùng các loại giống như: ROC10, ROC22, Việt đường 00236, Quế đường 42... Lượng phân bón cho 1 ha mía: Phân hữu cơ từ 9-10 tấn; vôi bột 500-1.000kg; NPK từ 400-800kg. Năng suất trung bình đạt từ 650-800kg. Hiệu quả kinh tế đạt cao.

* LUT 6 (Đất trồng cây công nghiệp lâu năm): Đây là loại hình sử dụng các loại cây trồng tại khu vực đồi, vườn đồi của các hộ gia đình và đất trồng cây công nghiệp lâu năm, loại cây được trồng phổ biến ở đây là chè có năng suất, chất lượng cao, có diện tích 1.650ha. Hiệu quả kinh tế đạt trung bình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)