NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn lịch sử lớp 11 phần 2 | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện (Trang 35 - 39)

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

BÀI 13 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nước Mĩ A. lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc.

B. bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, không thể khôi phục được.

C. phụ thuộc vào các nước châu Âu.

D. có bước phát triển nhanh chóng, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.

Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ diễn ra vào thời gian nào? Bắt đầu trong lĩnh vực gì?

A. 29/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực ngân hàng.

B. 25/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực tài chính . C. 29/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực công nghiệp .

D. 29/ 10/ 1929. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Câu 3: Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ là

A. Nhiều chủ ngân hàng ở Mĩ bị phá sản.

B. Sự bất công trong xã hội ngày càng tăng lên.

C. Tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng trở nên sâu sắc.

D. Hàng chục triệu người bị thất nghiệp, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

Câu 4 : Sự thiệt hại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Mĩ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là:

A. Việc cấp thẻ tín dụng trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.

B. 10 vạn ngân hàng, chiếm 40% tổng số ngân hàng ở Mĩ bị phá sản.

C. Nạn đầu cơ tích trữ chứng khoán phát triển.

D. Thu nhập quốc dân giảm

Câu 5: Ngày 29/ 10/ 1929, được xem là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán ở Mĩ vì:

A. Chính quyền Mĩ hạn chế công dân mua chứng khoán.

B. Đồng đôla bị phá giá.

C. Giá một cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt đến 80% so với thnág 9.

D. Chính quyền Mĩ ra lệnh tạm ngừng hoạt động tất cả các ngân hàng.

Câu 6: Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện biện pháp :

A. Thi hành chính sách “kinh tế mới”.

B. Thi hành“chính sách mới”.

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

D. Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng thuộc địa.

Câu 7: “Chính sách mới”là các chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực A. nông nghiệp.

B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.

D. đời sống xã hội.

Câu 8 : Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là A. Đạo luật ngân hàng .

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

D. Đạo luật chính trị, xã hội.

Câu 9 : Chính sách đối ngoại của Chính phủ Ru-dơ-ven trong quan hệ với khu vực Mĩlatinh là

A. Chính sách láng giềng thân thiện.

B. gây chiến tranh xâm lược.

C. can thiệp bằng vũ trang.

D. Sử dụng đồng đô la, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.

Câu 10: Chính sách của Mĩ trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chién tranh bao trùm toàn thế giới là:

A. Giữ vai trò trung lập trong các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.

B. Giữ vai trò tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa phát xít.

C. Ủng hộ các lực lượng phát xít tấn công Liên Xô.

D. Không bán vũ khí cho các bên tham chiến.

Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) diễn ra trong lĩnh vực nào đầu tiên?

A. Tài chính ngân hàng B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Hàng hải

Câu 12: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) diễn ra ở nước nào đầu tiên?

A. Mỹ B. Anh C. Pháp. D. Đức

Câu 13: Tổng thống nào đã đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933)?

A. Tổng thống Ru-dơ-ven B. Tổng thống Lin-côn.

C. Tổng thống B.Lin côn D. Tổng thống G.Bush Câu 14: Để thoát khỏi khủng hoảng Tổng thống Ru-dơ- ven đã công bố chính sách

A. chính sách mới B. chính sách cộng sản thời chiến C. chính sách kinh tế mới. D. chính sách luật giá tối đa

Câu 15: Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven là một hệ thống các chính sách thuộc các lĩnh vực

A. kinh tế-tài chính, chính trị-xã hội B. kinh tế-tài chính văn hóa- xã hội C. văn hóa- xã hội, tài chính- ngân hàng D. chính trị-xã hội, đôi nội, đối ngoại

Câu 16: Trong các đạo luật của Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đạo luật nào là quan trọng nhất?

A. Phục hưng công nghiệp B. Điều chỉnh nông nghiệp C.Đạo luật ngân hàng

D. Giải quyết nạn thất nghiệp

Câu 17: Đạo luật nào không nằm trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven?

A. Cải tổ chính phủ B. Đạo luật về ngân hàng C. Phục hưng công nghiệp D. Điều chỉnh nông nghiệp

Câu 18: Trong thời kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đang trầm trọng Mỹ đã thiết lập quan hệ với

A. Liên Xô B.Trung Quốc C. Đức D. Nhật Bản Câu 19: Khu vực nào là sân sau của Mỹ?

A. Mỹ Latinh B. Đông Nam Á C. Đông Bắc Á D. Châu Phi

Câu 20: Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử loài người cho đến nay?

A. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi,phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và thương nghiệp của thế giới.

B. Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu,10 vạn ngân hàng phải đóng cửa,

phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mỹ.

C. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi,phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp

D. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi,phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất nông nghiệp

Câu 21: Tại sao số người thất nghiệp ở Mỹ lên đến mức cao nhất năm (1932-1933)?

A. Khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất.

B. Phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mỹ C. 75 % dân trại bị phá sản ,giá cổ phiếu sụt xuống 80%.

D. 11,5 vạn công ty thương nghiệp bị phá sản, 10 vạn ngân hàng phải đóng cửa Câu 3: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) nổ ra đầu tiên ở nước Mỹ?

A. Do những nhà tư bản của Mỹ chạy theo lợi nhuận sản xuất ồ ạt dẫn đến cung lớn hơn cầu và nước Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

B. Do nền kinh tế Mỹ phát triển không ổn định từ sau CTTG thứ I, nên cuộc khủng hoảng đã bùng nổ.

C. Do cuộc CM KHKT tác động đến nền kinh tế của Mỹ dẫn đến hàng hóa dư thừa D. Do quá trình cạnh tranh của các nước tư bản ở Châu Âu sau CTTG thứ I nên những nhà tư bản của Mỹ tăng cường sản xuất dẫn đến cung lớn hơn cầu.

Câu 23: Vì sao đạo luật phục hưng công nghiệp của Tổng thống Ru-dơ-ve được coi là quan trọng nhất trong việc khôi phục kinh tế và hạn chế khủng hoảng?

A. Vì qui định việc tổ chức lại sản xuất lại công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

B. Vì qui định việc tổ chức lại sản xuất lại công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm .

C. Vì qui định việc tổ chức lại sản xuất lại công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ với thị trường tiêu thụ.

D. Vì giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, xoa dịu phog trào đấu tranh trong quần chúng nhân dân.

Câu 24: Nước Mỹ vẫn duy trì được chế độ dân chủ tư sản trong và sau khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) dựa vào yếu tố nào?

A. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất xoa dịu mâu thuẫn giai cấp

B. Nhà nước đã khôi phục được sản xuất giải quyết được việc làm cho tất cả người lao động, cải thiện đời sống cho nhân dân.

C. Nhà nước đã khôi phục được tất cả các ngành kinh tế , người lao động có việc làm và có chế độ tiền lương hợp lý.

D. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và thực hiện chính sách láng giềng thân thiện củng cố vai trò và địavị của Mỹ

Câu 25: Chủ nghĩa phát xít tự do hành động trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1933 - 1939) là nhờ vào hàng loạt đạo luật nào của Mỹ?

A. Hàng loạt đạo luật giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài nước Mỹ.

B. Hàng loạt đạo luật không can thiệp vào khu vực châu Âu

C. Hàng loạt đạo luật chống lại phe XHCN mà đứng đầu là nhà nước Liên Xô D. Hàng loạt đạo luật ngăn chặn chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi.

Câu 26: Mỹ đã làm cách nào để xoa dịu được phong trào đấu tranh chống Mỹ ở khu vực Mỹ

Latinh trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

A. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập cho khu vực Mỹ Latinh.

B. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành trao trả độc lập cho các nước khu vực Mỹ Latinh.

C. Tiến hành thương lượng trao trả độc lập và viện trợ kinh tế cho các nước khu vực Mỹ Latinh.

D. Chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập viện trợ kinh tế cho khu vực Mỹ Latinh.

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn lịch sử lớp 11 phần 2 | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w