Câu 1: Mục đích hoạt động của hội Duy Tân là gì?
A. đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc
B. đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam
C. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở VN
D. đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam Câu 2 : Tháng 8 /1908, phong trào Đông Du tan rã vì ?
A. phụ huynh đòi đưa con em về trước thời hạn B. đã hết thời gian đào tạo phải về nước
C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước
D. Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam Câu 3 : Đường lối cứu nước của Phan Châu Trinh là
A. chống Pháp và phong kiến.
B. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền.
C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
D. dùng bạo lực giành độc lập.
Câu 4 : Đường lối cứu nước của Phan Bội Châu là A. chống Pháp và phong kiến.
B. cải cách nâng cao dân sinh dân trí, dân quyền.
C. dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
D. dùng bạo lực giành độc lập.
Câu 5 : Hoạt động cứu nước của cụ Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vực A. kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. kinh tế, quân sự, ngoại giao.
C. kinh tế, xã hội, quân sự.
D văn hóa, xã hội, quân sự.
Câu 6: Tháng 5/1904, Phan Bội Châu đã thành lập:
A. Hội Duy tân.
B. Hội Cứu quốc.
C. Việt Nam Quang phục hội.
D. Đông Kinh nghĩa thục.
Câu 7: Chủ trương của Hội Duy tân là
A. tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến.
B. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
D. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 8: Chủ trương của Việt Nam Quang phục hội là
A. tiến hành cải cách nâng cao dân trí, dân quyền dựa vào Pháp để đánh đổ phong kiến.
B. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
C. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
D. tiến hành cải cách toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 9: Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội chịu ảnh hưởng từ cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng Tân Hợi 1911.
B. Cải cách Minh Trị 1868.
C. Cải cách ở Xiêm 1868.
D. Duy tân Mậu Tuất 1898.
Câu 10: Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất là
A. giáo dục tuyên truyền.
B. cải cách văn hóa xã hội.
C. kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị.
D. sử dụng bạo động, ám sát.
Câu 11: Phan Châu Trinh đã đề cao phwong châm gì đối với nhân dân Việt Nam?
A. Tự lực tự cường.
B. Tự lực khai hóa.
C. Tự lực cánh sinh.
D. Tự do dân chủ.
Câu 12: Phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào?
A. Chống thực dân Pháp và phong kiến.
B. Chống đi phu, đòi giảm sưu thuế.
C. Chống chính sách chia để trị của Pháp.
D. Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Câu 13: Trong cuộc vận động Duy tân ở Trung kì về kinh tế, các sĩ phu tiến bộ đã chủ trương A. đẩy mạnh xuất khẩu
B. bài trừ ngoại hóa C. chấn hưng thực nghiệp D. chống độc quyền
Câu 14: Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là
A. phong trào chống thuế ở Trung Kì.
B. vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội.
C. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt.
D. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn.
Câu 15: Vì sao vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
A. Nhật là nước “đồng văn đồng chủng” là nước duy nhất ở Châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc điạ.
B. Sau cải cách Minh Trị Nhật trở thành nước tư bản hùng mạnh.
C. Nhật đánh thắng đế quốc Nga.
D. Nhật đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
Câu 16: Vì sao phong trào Đông du tan rã?
A. Pháp cấu kết với Nhật trục xuất lưu học sinh Việt Nam.
B. Nhật không còn hợp tác với Phan Bội Châu.
C. Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải D. Số lượng học viên ngày càng giảm.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không nằm trong cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì?
A. Thành lập Quang Phục quân.
B. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
C. Cải cách trang phục và lối sống.
D. Mở trường dạy học với chương trình học tiến bộ.
Câu 18: Điểm khác nhau cơ bản giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh về quá trình giải phóng dân tộc là
A. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là thành lập chính quyền công nông, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là thành lập chính quyền tư sản.
B. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là cải cách dân chủ, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là giải phóng dân tộc.
C. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là giải phóng dân tộc, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là cải cách dân chủ.
D. vấn đề hàng đầu của Phan Bội Châu là lật đổ giai cấp phong kiến, vấn đề hàng đầu của Phan Châu Trinh là đánh đuổi thực dân Pháp.
Câu 19: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?
A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
B. Đều noi gương Nhật để tự cường.
C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
A. cứu nước để cứu dân – cứu dân để cứu nước.
B. bạo động vũ trang – cải cách xã hội.
C. quân chủ lập hiến – dân chủ cộng hòa.
D. nhờ Nhật để chống Pháp – dựa vào Pháp chống phong kiến.
Câu 21: Phan Bội Châu thành lập Hội Duy Tân vào năm nào?
A. 1902. B. 1904. C. 1908. D. 1912.
Câu 22: Mục đích hoạt động của Hội Duy Tân là gì?
A. Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc.
B. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
C. Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
D. Đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.
Câu 23: Tháng 8/1908, phong trào Đông Du tan rả vì.
A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn.
B. Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước.
C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nuwowcxs.
D. Nhà cầm quyền pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (kể cả Phan Bội Châu).
Câu 24: Những hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là.
A. Cuộc vận động văn hóa lớn.
B. Cuộc cải cách kinh tế.
C. Cải cách xã hội.
D. Cải cách toàn diện kinh tế- văn hóa- xã hội.
Câu 25: Cụ Phan Châu Trinh sinh ra ở tỉnh nào?
A. Nghệ An.
B. Quảng Bình.
C. Quảng Ngãi.
D. Quảng Nam.
Câu 26: Đường lối cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là.
A. Chống Pháp và chống phong kiến.
B. Cải cách nâng cao dân sinh dân trí dân quyền dựa vào Pháp đánh đổ Phong kiến.
C. Dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.
D. Dùng bạo lực giành độc lập.
Câu 27: Hoạt động cứu nước của cụ Phan Châu Trinh thể hiện trên các lĩnh vưc.
A. Kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Kinh tế, quân sự, ngoại giao.
C. Kinh tế, xã hội, quân sự.
D. Văn hóa, xã hội, quân sự.
Câu 28: Phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung Kì chịu ảnh hưởng của.
A. Hoạt động dạy học ở Đông Kinh nghĩa thục.
B. Phong trào Duy Tân.
C. Phong tròa Đông du.
D. Hội Duy Tân.
Câu 29: Người sáng lập ra trường Đông Kinh Nghĩa Thục là.
A. Phan Bội Châu.
B. Phan Châu Trinh.
C. Huỳnh Thúc Kháng.
D. Lương Văn Can.
Câu 30: Để phục vụ cho chiến tranh, Pháp đã tập trung trồng những nông nghiệp sau.
A. Lúa, cao su.
B. Ngô, cà phê.
C. Thầu dầu, đậu lạc, cà phê, cao su.
D. Khoai, lúa.