PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC 1873

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn lịch sử lớp 11 phần 2 | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện (Trang 53 - 57)

Câu 1: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam là một

a. quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền. b. nước thuộc địa của Pháp.

c. thuộc địa của Tây Ban Nha. d. phụ thuộc vào Pháp.

Câu 2: Tính chất quân chủ chuyên chế của bộ máy chính trị triều Nguyễn được thể hiện a. quyền lực tập trung trong tay các đại thần.

b. quyền lực tập trung trong tay nhà vua.

c. hầu hết quan lại trong triều rất bảo thủ và cuồng bạo.

d. quyền lực tập trung trong tay hội đồng cơ mật.

Câu 3: Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng

a. phát triển nhanh chóng. b. khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng.

c.ổn định và phát triển. d. có nền công thương nghiệp phát triển.

Câu 4 : Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên khi xâm lược Việt Nam ? a. Vì Đà Nẵng có cảng nước sâu, gần kinh thành Huế

b. Vì Đà Nẵng là cổ họng kinh thành Huế

c. Vì Đà Nẵng có tiềm lực kinh tế d. Vì quân triều đình ở Đà Nẵng rất ít

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là a. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.

b. mở rộng thị trường.

c. khai hóa văn minh cho triều Nguyễn.

d. truyền đạo Ki tô giáo.

Câu 6: Nguyên cớ nào thực dân Pháp tiến hành xâm lược VN a. vương triều Tây Sơn sụp đổ.

b. vua Tự Đức mất, triều đình khủng hoảng.

c. lực lượng giáo dân ủng hộ.

d. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.

Câu 7: Để đối phó khủng hoảng kinh tế, nhà Nguyễn có biện pháp gì ?

a. Tăng cường bóc lột nhân dân b. Cho nhân dân vay vốn c. Khuyến khích nhân dân sản xuất d. Nhờ sự viện trợ bên ngoài Câu 8: Bộ máy nhà nước thời Nguyễn mang tính chất

a. nhà nước dân chủ.

b. nhà nước quân chủ lập hiến.

c. nhà nước phong kiến phân quyền.

d. nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung cao độ.

Câu 9: Nguyên nhân dẫn đến sự bảo thủ lạc hậu của chế độ chính trị triều Nguyễn là a. nhà Nguyễn chưa bao giờ tiếp xúc với người phương Tây.

b.thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng không giao thương buôn bán với bên ngoài.

c.triều Nguyễn quá đề cao học thuyết Khổng, Mạnh, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch.

d. không có sĩ phu tiến bộ nào mạnh dạn đề nghị cải cách bộ máy nhà nước.

Câu 10: Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém trong bối cảnh các nước phương Tây đang tìm cách xâm lược là trách nhiệm của

a. nông dân Việt Nam.

b. giáo dân Việt Nam.

c. triều đình nhà Nguyễn.

d. của văn thân, sĩ phu.

Câu 11: Trong cuộc chạy đua giữa các thế lực tư bản phương Tây, tư bản Pháp tuy đến sau nhưng cuối cùng đã bám sâu vào VN nhờ

a. người Pháp có tính cách thân thiện và dễ hòa đồng.

b. hoạt động tích cực của hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.

c. nhà nước phong kiến VN đã có những ưu đãi đặc biệt cho Pháp.

d. các thương nhân và giáo sĩ người Pháp không có những hoạt động do thám gián điệp.

Câu 12: Tương quan so sánh lực lượng giữa quân Pháp và quân triều đình nhà Nguyễn tại mặt trận Đà Nẵng là

a. quân triều đình nhà Nguyễn yếu, quân Pháp mạnh.

b. quân nhà Nguyễn không chênh lệch nhiều so với quân Pháp.

c. quân triều đình nhà Nguyễn mạnh, quân Pháp yếu.

d. so sánh tương quan lực lượng hai bên cân bằng nhau.

Câu 13: Tại mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sữ dụng chiến thuật gì ? a. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”

b. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp

c. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế d. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp

Câu 14: Chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại nguyên nhân chính a. quân Pháp không quen với thời tiết, bị đau ốm nhiều.

b. việc tiếp tế lương thực thuốc men khó khan.

c. không quen thuộc địa hình, địa thế ở Việt Nam.

d. khí thế kháng chiến sục sôi trong nhân dân cả nước.

Câu 15: Chiến lược phòng ngự bị động của quan, quân triều đình nhà Nguyễn dẫn đến hậu quả.

a. Pháp có điều kiện củng cố lực lượng mở rộng đánh chiếm miền Nam b. Pháp có cơ hội tập trung lực lượng đưa ra chiến trường Đà Nẵng c. phong trào kháng chiến của nhân dân Gia Định gặp khó khăn d. nhà Nguyễn có sự phân hóa tư tưởng chủ hòa làm lòng dân li tán Câu 16: Thái độ của triều đình Huế trước việc Pháp đánh chiếm 4 tỉnh Nam kì?

a. tăng cường lực lượng cho miền Nam để đánh Pháp.

b. tiếp tục thực hiện chiến lược phòng ngự bị động.

c. thiếu tin tưởng, lúng túng và rơi vào con đường đầu hang.

d. kêu gọi nhân dân miền Nam phối hợp với triều đình đánh Pháp.

Câu 17: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì a. khởi nghĩa Phan Tôn.

b.khởi nghĩa Trương Quyền.

c.khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân.

d.khởi nghĩa Trương Định.

Câu 18: Ý nào sau đây không thuộc nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862?

a. Việt Nam mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán b. triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì

c. Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn d. Bồi thường chiến phí cho Pháp 280 vạn lượng bạc

Câu 19: Em có nhận xét gì về thái độ của nhà Nguyễn qua việc kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?

a. Đàn áp các cuộc kháng chiến của nhân dân b. Nhà Nguyễn quá bảo thủ, có tư tưởng cầu hòa

c. Nhà Nguyễn suy yếu không đủ khả năng chống Pháp d. Cuộc kháng chiến đang phát triển và Pháp bị sa lầy

Câu 20: Thái độ và hành động của các sĩ phu yêu nước trước việc triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất

a. bạo động, khởi nghĩa, dùng văn thơ châm biếm.

b. liên kết các đội nghĩa binh chống triều đình.

c. đồng tình với việc làm của triều đình Huế.

d. không có phản ứng gì chủ trương cầu hòa.

Câu 21: Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kì sau năm 1862 a. qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, tổ chức chặt chẽ.

b. các cuộc khởi nghĩa nổ ra với qui mô nhỏ và phân tán.

c. lực lượng khởi nghĩa qui tụ gồm nhiều thành phần xã hội.

d. không tiếp tục kháng chiến vì lệnh bãi binh của triều đình.

Câu 22: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là

a. Nguyễn Hữu Huân bị bắt.

b. Nguyễn Trung Trực bị hành hình.

c. quân giặc mạnh, vũ khí hiện đại.

d. phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi.

Câu 23: giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là:

A. Quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền.

B. Một nước thuộc địa của Pháp.

C. Thuộc địa của Tây Ban Nha.

D. Phụ thuộc vào Pháp.

Câu 24: Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam đang trong tình trạng.

A. Phát triển nhanh chóng.

B. Khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

C. ổn định.

D. Có nền công- thương nghiệp phát triển.

Câu 25: Cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra năm 1854- 1856 là A. Khởi nghĩa Lê Duy Lương.

B. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi.

C. Khởi nghĩa Nông Văn Vân.

D. Khởi nghĩa Cao Bá Quát.

Câu 26: Cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân nổ ra ở đâu?

A. Sơn Tây.

B. Thanh Hóa.

C. Tuyên Quang- Cao Bằng.

D. Lai Châu.

Câu 27: Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là để A. giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.

B. Mở rộng thị trường.

C. Khai hóa văn minh cho Triều Tiên.

D. Truyền đạo.

Câu 28: Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do?

A. Vương triều Tây Sơn sụp đổ.

B. Vua Tự Đức mất.

C. Lực lượng giáo dân ủng hộ.

D. Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa.

Câu 29:Người chỉ huy quân ta chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là ai?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Hữu Huân.

D. Võ Duy Dương.

Câu 30: Người lãnh đạo trận đánh chìm tàu chiến Etperang trên sông Vàm Cỏ Đông là A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Hữu Huân.

D. Nguyễn Thông.

Câu 31: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người nước Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của

A. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Trương Định.

Câu 32: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là.

A. Lưu Vĩnh Phúc.

B. Hoàng Diệu.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Hồng Tá Viêm.

Câu 33: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa pháp và Triều đình nhà Nguyễn kí kết trong hoàn cảnh nào?

A. Vua Tự Đức mất.

B. Pháp chiếm Gia Định.

C. Đại đồn Chí Hòa bị vỡ.

D. Kháng chiến của nhân dân miền Đông lên cao.

Câu 34: Pháp đã tấn công thành Gia Định vào ngày.

A. 9/2/1959.

B. 16/2/1859.

C. 17/2/1959.

D. 23/3/1860.

Câu 35: Triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày.

A. 22/6/1861.

B. 5/6/1862.

C. 10/12/1861.

D. 23/3/1862.

Câu 36: Người bất chấp “ lệnh bãi binh” của triều đình tiếp tục chống Pháp ở Nam Kì là?

A. Nguyễn Hữu Huân.

B. Nguyễn Trung Trực.

C. Nguyễn Tri Phương.

D. Trương Định.

Câu 37: Người được nhân dân miền Tây suy tôn “ Bình Tây Đại nguyên soái” là.

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Trương Định.

C. Nguyễn Trung Trực.

D. Trương Quyền.

Câu 38: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là do?

A. Nguyễn Hữu Huân bị bắt.

B. Nguyễn Trung Trực bị hành hình.

C. Quân giặc mạnh, có vũ khí hiện đại.

D. Phong trào kháng chiến của nhân dân không sôi nổi.

BÀI 20:

CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ 1873 ĐẾN 1884. NHÀ

Một phần của tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn lịch sử lớp 11 phần 2 | Lớp 11, Lịch sử - Ôn Luyện (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w