4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
4.1.2 Công tác thực hiện quy trình chăm sóc, nôi dưỡng
* Quy trình việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn ngoại thịt tại trại chăn nuôi Quân Dung được công ty Charoen Pokphand (CP) xây dựng, sắp xếp theo quy trình, tuần tự công việc mà người công nhân đứng chuồng cần thực hiện trong 1 ngày làm việc. Công nhân đứng chuồng chịu trách nhiệm thực hiện công việc và cũng có thể linh động sắp xếp công việc trong phạm vi cho phép để đạt hiệu quả cao nhất.
* Công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn ngoại nuôi thịt được thực hiện theo các bước sau:
- Buổi sáng:
+ Giờ làm việc: Được quy định từ 6h30 đến 11h00 (giờ mùa hè) và từ 7h00 đến 11h30 (giờ mùa đông).
+ Sau khi tắm sát trùng, thay quần áo bảo hộ, SVTT bắt đầu vào chuồng bắt đầu công việc buổi sáng.
+ Kiểm tra chuồng trại:
Kiểm tra sức khỏe đàn lợn: SVTT sau khi vào chuồng đi chậm dọc từ trên đầu chuồng xuống cuối chuồng, vừa đi vừa nhìn tổng quan trạng thái sức khỏe chung của đàn lợn, đánh dấu những con có biểu hiện về bệnh lý để tiện theo dõi, nếu phát hiện có lợn chết đột tử qua đêm phải nhanh chóng tách ra ngoài chuồng và báo ngay cho kỹ thuật trại để phối hợp chẩn đoán nhanh bệnh, tiêu hủy xác lợn chết và đưa ra hướng xử lý hợp lý.
Kiểm tra máng ăn, nước uống: Kiểm tra lượng thức ăn còn thừa trong máng, kiểm tra máng có bị ra thức ăn quá nhiều hay bị tắc do thức ăn bị mốc, đóng cục, đồng thời vặn mức điều chỉnh mức ra thức ăn từng máng sao cho hợp lý. Từ đó ta có thể đánh giá được khả năng tiêu hóa, sức khỏe đàn lợn để
đưa ra mức đều chỉnh thức ăn cho hợp lý. Kiểm tra cảm quan độ sạch của nước uống, vòi nước uống các ô chuồng có bị tắc, dò nước.
Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng: Kiểm tra nhiệt kế, ánh sáng, biểu hiện đàn lợn, từ đó có thể tắt đèn và điều chỉnh quạt trong chuồng nuôi hợp lý.
Những công việc này đều phải được thực hiện đều đặn hằng ngày để đảm bảo sức khỏe và sức sinh trưởng của đàn lợn. Công việc này được thực hiện trong khoảng 15-20 phút mỗi khi bắt đầu giờ làm việc buổi sáng.
+ Vệ sinh chuồng trại: Thực hiện dọn sạch phân, quét, đẩy máng nước và xả nước máng cho lợn tắm. Cần dọn phân từng dãy chuồng, sau khi dọn phân xong thực hiện đẩy máng nước luôn, đẩy sạch 2 lượt. Sau khi đẩy xong, đóng lắp cống, xả nước xuống máng cho lợn tắm theo mức thích hợp.
+ Đẩy thức ăn: Tùy vào lứa tuổi lợn mà đẩy thức ăn với số lượng và loại thức ăn phù hợp đủ cho 1 ngày lợn ăn, có thể đẩy nhiều hơn nếu ngày hôm sau trùng với lịch làm vắc xin hoặc nhập, xuất lợn.
+ Đổ thức ăn cho lợn ăn: Căn chỉnh theo khả năng tiêu thụ thức ăn từng ô chuồng mà đổ thức ăn với lượng thức ăn phù hợp đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn, trộn thức ăn thuốc với những ô chuồng có lợn mắc bệnh (Dãy 2).
Tốt nhất cần cho lợn ăn theo các giờ cố định trong ngày, chú ý căn chỉnh lượng thức ăn phù hợp theo từng ngày.
+ Gấp vỏ bảo: Gấp gọn vỏ bao sau khi đổ thức ăn cho lợn ăn xong.
+ Chạy giàn mát (mùa hè),hạ bạt che giàn mát ( vào mùa đông): Có thể căn cứ theo nhiệt độ, thời tiết hằng ngày mà linh động điều chỉnh cho hợp lý
+ Đánh dấu, điều trị, tách lọc lợn bệnh: Đi dọc dãy chuồng từ trên xuống dưới, điều trị và đánh dấu những con lợn mắc bệnh. Sử dụng các loại thuốc và liều lượng phù hợp với từng loại bệnh, mức độ bệnh, thể trọng, thể
trạng từng con. Nếu sức khỏe lợn bệnh quá yếu hoặc mắc bệnh có tính chất lấy lan trong đàn cần tách riêng ra xuống ô cách ly cuối chuồng để tiện theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh (lợn mắc hội chứng tiêu chảy tiêm dãy 1, các bệnh khác tiêm chung 2 dãy chuồng: Viêm đường hô hấp, viêm khớp, viêm da …).
+ Kiểm tra tổng thể chuống trước khi nghỉ: Thực hiện các công việc tương tự như 15 phút đầu buổi sáng: kiểm tra sức khỏe lợn, kiểm tra máng ăn, nước uống, nhiệt độ, ánh sáng…
- Buổi chiều:
+ Giờ làm việc: Được quy định từ 14h00 đến 17h30 (giờ mùa hè) và từ 14h00 đến 17h (giờ mùa đông).
+ Sau khi tắm sát trùng, thay quần áo bảo hộ công nhân bắt đầu vào chuồng bắt đầu công việc buổi chiều.
+ Kiểm tra chuồng trại:
Kiểm tra sức khỏe đàn lợn: Công nhân sau khi vào chuồng đi chậm từ trên đầu chuồng xuống cuối chuồng, vừa đi vừa nhìn tổng quan trạng thái sức khỏe đàn lợn, đánh dấu những con có biểu hiện lạ về bệnh lý để tiện theo dõi, nếu phát hiện có lợn chết đột tử qua giờ nghỉ trưa phải nhanh chóng tách ra ngoài, báo ngay cho kỹ thuật trại để phối hợp chẩn đoán bệnh, tiêu hủy xác lợn chết và đưa ra hướng xử lý hợp lý.
Kiểm tra máng ăn, nước uống: Kiểm tra lượng thức ăn còn thừa trong siro, kiểm tra siro có bị ra thức ăn quá nhiều hay bị tắc do thức ăn bị mốc, đóng cục, đồng thời vặn mức điều chỉnh mức ra thức ăn từng siro sao cho hợp lý. Từ đó ta có thể đánh giá được khả năng tiêu hóa, sức khỏe đàn lợn để đưa ra mức điều chỉnh lượng thức ăn cần đổ vào buổi chiều cho hợp lý. Kiểm tra cảm quan độ sạch của nước uống, kiểm tra vòi nước uống các ô chuồng có bị tắc, dò nước.
Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ: Kiểm tra nhiệt kế, biểu hiện đàn lợn, từ đó có thể điều chỉnh quạt trong chuồng hợp lý.
Những công việc này đều phải được thực hiện đều đặn hằng ngày để đảm bảo sức khỏe và sức sinh trưởng của đàn lợn. Công việc này được thực hiện trong khoảng 15-20 phút mỗi khi bắt đầu giờ làm việc buổi chiều.
+ Vệ sinh chuồng trại: Thực hiện dọn sạch phân nền chuồng, đẩy máng nước và xả nước máng cho lợn tắm. Cần dọn phân từng dãy chuồng, sau khi dọn phân xong thực hiện đẩy máng nước luôn, đẩy sạch 2 lượt. Sau khi đẩy xong, đóng lắp cống, xả nước xuống máng cho lợn tắm theo mức thích hợp.
+ Đổ thức ăn cho lợn ăn: Căn chỉnh theo khả năng tiêu thụ thức ăn từng ô chuồng mà đổ với lượng thức ăn phù hợp đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn.
+ Gấp vỏ bảo: Gấp gọn vỏ bao sau khi đổ thức ăn cho lợn ăn xong.
+ Đánh dấu, điều trị, tách lọc lợn bệnh phát sinh: Đi dọc dãy chuồng từ trên xuống dưới, điều trị và đánh dấu những con lợn mắc bệnh. Sử dụng các loại thuốc và liều lượng phù hợp với từng loại bệnh, mức độ bệnh, thể trọng, thể trạng từng con. Nếu sức khỏe lợn bệnh quá yếu hoặc mắc bệnh có tính chất lấy lan trong đàn tách riêng ra xuống ô cách ly cuối chuồng để tiện theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị bệnh (lợn mắc hội chứng tiêu chảy tiêm dãy 1, các bệnh khác tiêm chung 2 dãy chuồng: Viêm đường hô hấp, viêm khớp, viêm da …).
+ Vệ sinh chuồng trại: vệ sinh đường dẫn thức ăn, hành lang trong chuồng nuôi, thay nước vôi hố sát trùng đầu chuồng, quét vôi, khử trùng chuồng trại.
+ Điều chỉnh nhiệt độ ánh sáng, nhiệt độ: Bật đèn vào cuối buổi chiều làm việc, căn cứ vào nhiệt độ nhiệt kế và sự biến động nhiệt độ ban đêm mà điều chỉnh quạt cho hợp lý.
+ Ghi lịch trình chuồng nuôi vào bảng theo dõi: Ghi số lượng bao thức ăn đổ cho ăn cho 1 chuồng lợn trong 1 ngày, số con điều trị, số con chết vào bảng theo dõi.
+ Thu vỏ bao: Thu gom vỏ bao cất vào kho.
+ Tắt điện giàn mát (mùa hè), căng bạt giàn mát (mùa đông): Tùy theo nhiệt độ từng ngày khác nhau mà có thể tắt điện giàn mát (mùa hè) và che bạt giàn mát (mùa đông) sớm hay muộn.
+ Kiểm tra tổng thể chuống trước khi nghỉ: Thực hiện các công việc tương tự như 15 - 20 phút đầu buổi chiều: kiểm tra sức khỏe lợn, kiểm tra máng ăn, nước uống, nhiệt độ, ánh sáng.
+ 22h đêm hằng ngày vào kiểm tra lợn trước khi đi ngủ.
Bảng 4.1 Kết quả công tác cho lợn ăn
Loại thức ăn
Gia đoạn cho ăn (kg)
Số con cho ăn (con)
Số bao tiêu chuẩn (bao)
Số bao thực tế (bao)
550SF Tập ăn – 28 600 150 145
551F 28 – 50 594 420 448
552SF 50 – 65 580 600 624
552F 65 – 80 586 900 915
553F 80 - xuất chuồng 584 1300 1306
553WDF 2 tuấn trước khi
xuất chuồng 581 600 500
Bảng 4.1 Ta có thể thấy sự khác biệt giữa số bao tiêu chuẩn và số bao đổ thực tế cho lợn ăn. Sở dĩ có sự khác biết đó là do khả năng sinh trưởng chung của đàn lợn không đồng đều nên các giai đoạn chuyển thức ăn cần điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và tốc độ sinh trưởng của đàn lợn.