4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.2. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn ngoại nuôi thịt
4.2.1.1. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn theo dãy chuồng Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo dãy chuồng Dãy chuồng
(dãy)
Số lợn theo dõi
(con)
Số lợn mắc (con)
Tỷ lệ mắc (%)
Số lợn chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
1 300 127 42,33 6 4,72
2 300 108 36,00 5 4,62
Tổng chung 600 235 39,16 11 4,76
Qua bảng 4.4. cho thấy: lợn ở 2 dãy chuồng theo dõi mắc tiêu chảy với tỷ lệ khá cao.
Nguyên nhân:
Do dãy chuồng số 1 gần cửa ra vào tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài. Cơ sở vật chất xuống cấp như hệ thống cửa kính bị vỡ nhiều, bám nhiều bụi bẩn, mái che bị dột nước mưa nhiều,có cây bụi mọc nhiều làm giảm lượng ánh sáng vào nền chuồng ,nền chuồng không thoát nước hoàn toàn sau khi rửa do đó làm nền chuồng ẩm ướt dễ phát sinh bệnh. Hệ thống quạt thông gió xuống cấp hay gặp vấn đề về quạt thông gió và một số của kính vỡ làm cho không khí trong chuồng lưu thông kém khiến hàm lượng khí CO2, NH3, H2S tăng, nhiệt độ chuồng cao. Gây ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể lợn.
Theo Đỗ Ngọc Hòe và cs (2005) [30], khi cơ thể động vật mất thăng bằng về nhiệt độ sẽ gây ra rối loạn cơ năng điều tiết thân nhiệt. Làm cho cơ thể động vật mệt mỏi, ăn uống kém, sức đề kháng giảm là điều kiện cho một số bệnh hô hấp, tiêu hóa phát sinh.
4.2.1.2. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo tháng theo dõi.
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy theo tháng theo dõi Tháng/Năm Số lợn
theo dõi (con)
Số lợn mắc (con)
Tỷ lệ mắc (%)
Số lợn chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
5/2018 600 143 23,52 8 5,59
06/2018 593 64 10,81 2 3,13
07/2018 589 15 2,56 1 6,66
08/2018 588 8 1,37 0 0.00
09/2018 585 5 0,86 0 0,00
Tính chung 600 235 39,16 11 4,76
Qua bảng 4.5 cho ta thấy: tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là khá cao, tuy nhiên không có sự đồng đều giữa các tháng. Đó là sự khác biệt về lứa tuổi, nhiệt độ, độ ẩm giữa các tháng với nhau có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc tiêu chảy ở lợn.
Theo kết quả theo dõi, trong 6 tháng tỷ lệ lợn mắc bệnh là 39,16%
Tháng 5 có số lợn chết vì tiêu chảy cao nhất là do tháng đó là thời điểm mới nhập lợn đàn mới về, lợn ở giai đoạn lợn con sau cai sữa , lợn có sức đề kháng yếu và cơ thể chưa hoàn toàn thích nghi với thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng sau cai sữa cộng thêm thời tiết nắng nóng gay gắt gây mất cân bằng nhiệt độ giữa đầu chuồng và cuối chuồng khiến lợn con mới nhập về dễ bị stress, nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong chuồng nuôi hay thay đổi đột ngột, thất thường, các sự cố về điện hay xảy ra làm ảnh hưởng tới quá trình điều hòa thân nhiệt của lợn con, cơ thể mất năng lượng đề điều hòa thân nhiệt làm sức đề kháng giảm sút, khả năng chống chịu bệnh tật kém nên đã bị tiêu chảy sảy ra mạnh trên toàn chuồng .
Như vậy, lứa tuổi, thời tiết, khí hậu và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy. Độ ẩm cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, điều kiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng kém là những nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Do đó, việc điều chỉnh yếu tố khí hậu trong chuồng nuôi, chú trọng đến vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng tích cực, điều trị bệnh kịp thời ngay sau khi phát hiện sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
4.2.1.3. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi
Lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau thì đặc điểm sinh lý khác nhau, do đó mức độ mẫn cảm với mầm bệnh là khác nhau.
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo lứa tuổi Giai đoạn
(ngày tuổi)
Số lợn theo dõi
(con)
Số lợn mắc (con)
Tỷ lệ mắc (%)
Số lợn chết (con)
Tỷ lệ chết (%)
21 – 60 600 143 23,83 8 5,59
60 – 90 592 64 10,81 2 3,13
90 – 120 590 15 2,54 1 6,66
120-150 584 10 1,71 0 00
Tính chung 600 235 39,16 11 4,76
Qua bảng 4.6 cho thấy: ở độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con cũng khác nhau. Cụ thể ở lứa tuổi sau cai sữa đến 60 ngày tuổi có tỷ lệ mắc Hội chứng tiêu chảy cao nhất do lúc này lợn con vừa cai sữa và tập ăn sự thiếu hụt nguồn cung cấp dinh dưỡng, hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn hoàn chỉnh, thêm vào đó là lúc này lợn con mới được vận chuyển đến các trại gây stress cho lợn nên tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy cao. Giai đoạn này cần được chăm sóc cẩn thận, chế độ ăn hợp lý, tiêm thuốc phù hợp, lợn nhanh khỏi và tỷ lệ chết ít.
Theo Bùi Văn Y (2007) [37], lợn sau cai sữa bị tiêu chảy thay đổi rõ rệt qua các tháng tuổi, tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ sau cai sữa đến 3 tháng tuổi, lợn càng lớn tỷ lệ mắc tiêu chảy càng giảm.
Sau đó, giai đoạn từ 120 – 150 ngày tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, do lúc này lợn đã lớn, khả năng chịu đựng tốt, sức đề kháng đã có khả năng chống lại các mầm bệnh, một số con bị tiêu chảy chỉ là do thay đổi khẩu phần ăn đột ngột giữa các giai đoạn.
4.2.1.5. Triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy
Bảng 4.7. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy Số con theo dõi
(con)
Triệu chứng thường gặp
Số con biểu hiện (con)
Tỷ lệ
%
235
Phân loãng, tanh khắm, trắng xám,
vàng, vàng xám
235 100
Mệt mỏi, ủ rũ,
lười vận động 203 86,38
Giảm ăn, bỏ ăn 144 61,27
Lông xù 215 91,48
Từ kết quả theo dõi bảng 4.7 trên, tôi nhận xét sơ bộ như sau:
Lợn có biểu hiện lâm sàng thường gặp như: phân loãng, tanh, mùi khắm, trắng xám, vàng, vàng xám gặp ở tất cả lợn mắc hội chứng tiêu chảy
Lợn có biểu hiện lâm sàng thường gặp như: mệt mỏi, ủ rũ, lười vận động, giảm ăn, bỏ ăn, lông xù… chiếm tỷ lệ rất cao.
Các triệu chứng lâm sàng trên có được hoàn toàn là do dựa trên kiến thức đã được học và thực tế trong quá trình theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh kéo dài.
Khi con vật mắc bệnh sức đề kháng càng suy yếu dễ mắc kế phát các bệnh khác
Theo Lê Văn Tạo (2005) [29], thì vi khuẩn E. coli xâm nhập vào trong lớp tế bào biểu mô ruột, tại đây vi khuẩn phát triển nhân dần lên và phá hủy lớp tế bào biểu mô ruột gây ra viêm, sau đó sản sinh độc tố đường ruột enterotoxin.
Độc tố này tác động vào quá trình trao đổi muối, nước ở ruột là cho nước, điện giải không hấp thu và cơ thể được và ngược lại được thẩm xuất từ mô bào ra ngoài lòng ruột.