Công tác ngoại nghiệp

Một phần của tài liệu Thành Lập Bản Đồ Địa Chính Tờ Số 24 Tỷ Lệ 1 Chia 500 Thị Trấn Yên Viên, Huyện Gia Lâm (Trang 48 - 51)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ thị trấn Yên Viên

4.2.1. Công tác ngoại nghiệp

4.2.1.1. Chuẩn bị

- Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.

Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như cho công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ.

+ Địa hình: Thị trấn Yên Viên có địa hình vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng.

+ Địa vật: Thị trấn Yên Viên gồm 9 tổ dân phố gồm: Đuống 1, Đuống 2, Thái Bình, Ga, Vân, Tập thể Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà.

Phần lớn dân cư sống tập trung thành các xóm, cụm dân cư, nhà cửa xây dựng kiên cố, dày đặc, các đường ngách, ngõ xóm quanh co, nhỏ, hẹp, theo dáng địa hình tự nhiên.

+ Giao thông: Thị trấn Yên Viên có nhiều đường bộ chính thuận lợi cho công tác đi lại đo đạc.

Những tài liệu, số liệu thu thập được tại Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố Hà Nội gồm 3 điểm địa chính cấp cao được cung cấp, bản đồ địa chính của thị trấn được đo vẽ năm 1996 và số hóa, chỉnh lý năm 2006. Ngoài ra còn có các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của phường trong những năm tới... Đây là những tài liệu cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính cho khu vực thị trấn Yên Viên.

- Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ :

Căn cứ vào hợp đồng của Công ty CP tư vấn quy hoạch và phát triển công nghệ Á Châu & Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội về việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính GL2, GL4, GL6 trong thị trấn tiến hành thiết kế các điểm kinh vĩ có ký hiệu từ KV1-1

40

đến KV1-23. Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau:

Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối 23 điểm có ký hiệu từ KV1-1 đến KV1-23 và 3 điểm gốc địa chính. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính.

Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.

Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.

Bảng 4.2: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ

STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới khống chế đo vẽ

Chỉ tiêu kỹ thuật Lưới khống chế

đo vẽ cấp 1

Lưới khống chế đo vẽ cấp 2 1 Sai số trung phương vị trí điểm

sau khi bình sai so với điểm gốc ≤ 5 cm ≤ 7 cm 2 Sai số trung phương tương

đối cạnh sau bình sai ≤ 1/25.000 ≤ 1/10000 3 Sai số khép tương đối giới

hạn ≤ 1/10000 ≤ 1/5000

Chọn điểm, đóng cọc thông hướng:

- Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo.

- Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4*4 cm, dài 30 – 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết.

- Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT

41

Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau. Tổng số điểm địa chính: 3 điểm

Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 23 điểm

- Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT- BTNMT

+ Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm

+ D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm;

+ Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu).

Bảng 4.3: Số lần đo quy định

STT Loại máy Số lần đo

1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4 2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6 Bảng 4.4: Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ

chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định

STT Các yếu tố đo góc Hạn sai (giây)

1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8

3 Dao động 2C trong 1 lần đo 12

4 Sai số khép về hướng mở đầu 8

5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” 8

42

Một phần của tài liệu Thành Lập Bản Đồ Địa Chính Tờ Số 24 Tỷ Lệ 1 Chia 500 Thị Trấn Yên Viên, Huyện Gia Lâm (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)