PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Thành lập tờ bản đồ 24 thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
4.3.3. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ được tiến hành như sau
* Tạo vùng
Từ cửa sổ Cơ sở dữ liệu bản đồ → Tạo Topology → Tạo vùng. Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tạo tất cả các lớp và mỗi lớp cách nhau bằng dấu phẩy. Sau đó chương trình tự tạo lớp tâm thửa cho từng thửa đất.
Tạo vùng xong ta vào Cơ sở dữ liệu bản đồ → quản lý bản đồ → kết nối với cơ sở dữ liệu.
Hình 4.14: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa
Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa
* Đánh số thửa
Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → bản đồ địa chính → đánh số thửa tự động hộp thoại đánh số thửa tự dộng sẽ hiện ra:
55
Hình 4.15: Đánh số thửa tự động
Tại mục bắt đầu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20→chọn Đánh tất cả →Chọn kiểu đánh dích dắc, kích vào hộp thoại Đánh số thửa. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
* Gán dữ liệu từ nhãn
Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chinh, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính.
Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa.
Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhăn sẽ tiên hành gán nhăn bằng lớp đó:
Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Gán thông tin địa chính ban đầu → Gán dữ liệu từ nhãn.
56
Hình 4.16: Gán dữ liệu thửa đất từ nhãn
Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ) theo Thông tư 55/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định ngày 30/12/2013, yêu cầu chung của gán xong các lớp thông tin ta phải kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ.
* Vẽ, sửa bảng nhãn thửa:
- Vẽ nhãn thửa
Vẽ nhãn thửa là một trong những công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu.
Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong FAMIS:
- Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → Vẽ nhãn thửa
57
Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa
Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh.
* Sửa bảng nhãn thửa
Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thông tin vào bản nhãn.
Từ menu Cơ sở dữ liệu bản đồ → Sửa bảng nhãn thửa
58
Hình 4.18: Sửa bảng nhãn thửa
Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ.
* Tạo khung bản đồ địa chính
Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong phạm vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT ban hành.
Từ menu chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ → Bản đồ địa chính → Tạo khung bản đồ.
59
Hình 4.19: Tạo khung bản đồ địa chính
Hình 4.20: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
60
Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì toạ độ góc khung của bản đồ sẽ hiên lên. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm FAMIS, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết.
* Kiểm tra kết quả đo
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật.