Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đã đặt ra chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau.

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài phương pháp này giúp chúng tôi xác định được những vấn đề liên quan, cơ sở khoa học và yêu cầu đối với công tác GDTC. Qua đó phân tích, lựa chọn những giải pháp thích hợp nhất để nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên. Các tài liệu mà chúng tôi sẽ tiến hành sưu tầm nghiên cứu và tổng hợp có liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo, TDTT nói chung và cán bộ giáo viên TDTT nói riêng.

Các văn bản pháp quy của Ngành Giáo dục - Đào tạo, ngành TDTT về công tác GDTC của học sinh sinh viên.

Các sách giáo khoa, tạp chí, tài liệu khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác GDTC.

Một số luận văn, luận án tốt nghiệp của học viên cao học và nghiên cứu sinh những năm gần đây.

Trên cơ sở phân tích các nguồn tư liệu khác nhau, sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho việc hình thành giả thuyết khoa học, xác định mục tiêu nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu và định hướng thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm

Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các tư liệu nghiên cứu thông qua phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi các khách thể nghiên cứu. Các lĩnh vực mà đề tài quan tâm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn hai đối tượng: Các chuyên gia trong ngành, các giảng viên TDTT trong khu vực và các cán bộ có liên quan trực tiếp trong và ngoài nhà trường. Nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho việc điều tra thực trạng việc sử dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các trường Đại

học tại thành phố Vinh. Đối tượng phỏng vấn là 40 giảng viên, chuyên gia giáo dục thể chất trong các trường Đại học tại thành phố Vinh và 1486 sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh.

2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thông qua các test và các chỉ tiêu để đánh giá thể chất của sinh viên về các tố chất vận động như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khéo léo. Các chỉ tiêu sử dụng theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 18 tháng 09 năm 2008. Chúng tôi sử dụng 5 test.

(1). Nằm ngửa gập bụng tối đa (lần/30s)- đánh giá sức mạnh bền.

Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng phẳng, sạch sẽ.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 900 ở đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh, sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn.

Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần. Tính số lần đạt được trong 30 giây.

(2). Bật xa tại chỗ (cm)- đánh giá sức mạnh tốc độ của chân.

Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3 m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần bật.

Cách tính thành tích: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất.

Đơn vị tính là cm.

(3). Chạy 30m xuất phát cao (giây)- đánh giá sức nhanh.

Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao.

Thực hiện một lần

Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây.

(4). Chạy con thoi 4 x 10m(giây)- đánh giá tố chất khéo léo, năng lực phối hợp vận động.

Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao.

Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Thực hiện một lần.

Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.

(5). Chạy tùy sức 5 phút (m)- đánh giá sức bền chung.

Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm dây, số đeo và tích kê ghi số ứng với mỗi số đeo.

Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần.

Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét.

(Test lực bóp tay thuận do điều kiện nhà trường và bản thân không có đủ cơ sở vật chất nên chúng tôi không đưa vào để kiểm tra đánh giá trong đề tài)

2.1.4. Phương pháp kiểm tra Y học

Phương pháp này giúp chúng tôi tiến hành đo các chỉ số hình thái cơ thể, với đề tài này tôi tiến hành đo chiều cao đứng và cân nặng của cơ thể từ đó tính chỉ số BMI. Nhằm đánh giá chính xác hơn của sự đồng đều về thể hình sinh viên trước thực nghiệm.

Chiều cao đứng: Là chiều cao của cơ thể được đo từ mặt phẳng đối tượng điều tra đứng đến đỉnh đầu. Đối tượng điều tra đứng ở tư thế nghiêm làm sao 4 điểm phía sau gồm: gót chân, mông, lưng, chỏm sau đầu chạm vào chiều đứng của thước. Người thực hiện đo tiến hành kéo cần ngang của thước chạm đỉnh đầu của đối tượng điều tra và đọc kết quả, thư ký ghi giá trị đo được với đơn vị tính cm.

Cân nặng: Là trọng lượng của cơ thể. Dụng cụ đo là cân y tế đo chính xác đến 0,05kg, đối tượng điều tra bước nhẹ nhàng và đứng yên lên mặt cân. Người thực hiện cân đọc và thư ký ghi lại kết quả, đơn vị tính cân nặng là kg.

Chỉ số BMI: BMI là viết tắt của (Body Mass Index) được gọi là chỉ số cơ thể, thường được các chuyên gia hoặc các bác sĩ áp dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị thừa cân hoặc gầy ốm hay không. Thông thường chúng ta thường sử dụng chỉ số BMI để tính toán mức độ béo phì.

Để giữ cho cân nặng tương xứng với chiều cao, Tổ chức Y tế thế giới(WHO) đã đưa ra công thức tính chỉ số khối cơ thể BMI.

H2

BMI W

Trong đó: W là cân nặng cơ thể tính bằng kilogram (kg)

H là chiều cao đứng của cơ thể được tính bằng mét(m) Chỉ số BMI: < 18,5 là dưới chuẩn(thiếu cân)

Chỉ số BMI: Từ 18,5-24,9 là bình thường Chỉ số BMI: Từ 25-29,9 là thừa cân

Chỉ số BMI: Từ 30-34,9 là béo phì cấp độ 1 Chỉ số BMI: Từ 35-39,9 là béo phì cấp độ 2 Chỉ số BMI: Từ ≥ 40 là béo phì cấp độ 3 Công năng tim:

Yêu cầu trang thiết bị:

Căn phòng trống, thoáng mát Đồng hồ bấm giây Casio

Máy gõ nhịp (nếu không có thì dùng động tác tay) Hai ghế để cạnh nhau

Phương pháp tiến hành

Cho đối tượng nghỉ ngơi 10-15 phút, đo mạch yên tĩnh (15 giây x4) và ký hiệu là P1

Cho đối tượng đứng lên ngồi xổm hết 30 lần trong 30 giây (thực hiện theo máy đếm nhịp hoặc theo tay người hướng dẫn)

Lấy mạch trong 15 giây sau vận động và ký hiệu là P2

Lấy mạch trong 15 giây sau vận động 1 phút và ký hiệu là P3 Phương pháp tính toán và đánh giá kết quả:

(f1 + f2 + f3) - 200 HW = --- 10

Trong đó: HW là chỉ số công năng tim

f1 là mạch đập yên tĩnh trong 1 phút = P1 x 4

f2 là mạch đập lúc yên tĩnh trong 1phút sau vận động = P2 x 4 f3 là mạch sau vận động 1 phút = P3 x 4

Đánh giá kết quả: < 1 rất tốt 1 - 5 tốt

6 - 10 trung bình 11 - 15 kém > 16 rất kém.

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để khẳng định tính khoa học và hiệu quả của các biện pháp đề ra chúng tôi tiến

hành thực nghiệm sư phạm trên hai nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Đối tượng thực nghiệm là sinh viên trường Đại học Vinh. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được chia một cách ngẫu nhiên từ 250 sinh viên (trong đó có 128 sinh viên nam và 122 sinh viên nữ) được chia thành 04 nhóm TN và 02 nhóm ĐC cụ thể:

Nhóm thực nghiệm 1(TN1): Gồm 42 sinh viên nam học CLB bóng chuyền Nhóm thực nghiệm 2(TN2): Gồm 43 sinh viên nam học CLB bóng đá Nhóm thực nghiệm 3(TN3): Gồm 40 sinh viên nữ học CLB Aerobic Nhóm thực nghiệm 4(TN4): Gồm 40 sinh viên nữ học CLB Taekwondo

Nhóm đối chứng 1(ĐC1): Gồm 43 nam không tham gia học CLB ngoại khóa của chúng tôi tổ chức.

Nhóm đối chứng 2(ĐC2): Gồm 42 nữ không tham gia học CLB ngoại khóa của chúng tôi tổ chức.

2.1.6. Phương pháp toán học thống kê

Chúng tôi sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lý các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các công thức sau:

(1). Số trung bình cộng:

n x x

n

i

 i

 1

(2). Phương sai:

2

2 1

( )

n i i

x x

  n



với (n > 30) (3). Độ lệch chuẩn:

 2

 

(4). Hệ số biến sai: CV x .100%

x

(5). So sánh 2 số trung bình tự đối chiếu:

n t x

d

 d

(6). Nhịp độ tăng trưởng: W = (%)

) 2 1 ( 5 , 0

100 ) 1 2

 (V VVV

(7). Tính t quan sát: 2 2

a b

a b

a b

x x

t

n n

 

 

 với (n >30)

Việc phân tích và xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài được chúng tôi xử lý bằng phần mềm SPSS 12.0, Microsoft Excel đã được xây dựng trên máy vi tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các trường Đại học tại thành phố Vinh (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)