CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất ở các trường Đại học tại thành phố Vinh
3.1.1. Thực trạng chương trình môn học giáo dục thể chất ở các trường Đại học tại thành phố Vinh
Trong công tác GDTC ở trường học thì nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy rất quan trọng. Là yếu tố cốt lõi giữ vai trò quyết định đến chất lượng của mặt giáo dục này. Nội dung phong phú đa dạng và thích hợp sẽ thu hút và kích thích được sinh viên tham gia vào các hoạt động thể thao một cách hứng khởi, tự giác. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo được thời gian học tập thì mới phát triển được thể chất cho sinh viên.
Với tầm quan trọng đó, chương trình môn GDTC của các trường Đại học tại thành phố Vinh đã được giảng viên các trường nghiên cứu và xây dựng khung chương trình cũng như nội dụng chương trình sao cho phù hợp với nhu cầu thiết yếu của sinh viên, phát huy được tính tích cực tự giác luyện tập TDTT trong sinh viên và đặc biệt phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường. Trong thời gian qua thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ của nhà trường quy định phân bổ về số lượng tín chỉ, cách thức tổ chức giảng dạy trong các học kỳ cho sinh viên. Đồng thời căn cứ vào quy định khung chương trình giảng dạy GDTC dành cho tào tạo hệ Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoa và Bộ môn Giáo dục thể chất của các trường Đại học tại thành phố Vinh đã thiết kế nội dung chương trình giảng dạy GDTC như ở bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Chương trình môn học giáo dục thể chất nội khóa của các trường Đại học tại thành phố Vinh.
TT Trường Nội dung Tổng
số giờ
Học kỳ
1 2 3 4 5
1
Đại học Vinh (Dạy quấn chiếu trong 1
học kỳ hoặc 6
tuần)
Lý thuyết chung 15 15
Thực hành
Bắt buộc: TDCB và Chạy
100m 45 45
Tự chọn 1 trong các môn:
Bóng đá, bóng chuyền, võ Taekwondo, Aerobic, Đá cầu
45 45
Kiểm tra thể lực chung sinh viên theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT
Không
Tổng 105 Số tiết được quy chuẩn: 78,4
2
Đại học SPKT
Vinh
Thực hành 150
Điền kinh 1 30
Điền kinh 2 30
Điền kinh 3 30
Bóng chuyền 1 30
Bóng chuyền 2 30
Kiểm tra thể lực chung cho sinh viên theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT
Không
Tổng 150 Số tiết được quy chuẩn:112,5
3
Đại học Y khoa Vinh (Dạy quấn chiếu trong 1 học kỳ)
Lý thuyết chung 30 30
Thực hành:
TDCB 45 45
Bóng chuyền 45 45
Cầu lông 45 45
Kiểm tra thể lực chung sinh viên theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT
Không
Tổng 165 Số tiết được quy chuẩn: 49,5
4
Đại học Kinh
tế Nghệ
An
Lý thuyết chung 09 09
Thực hành: 72
Điền kinh 14
Bóng chuyền 14
Cầu lông 14
TD Nhịp điệu 30
Kiểm tra thể lực chung sinh viên theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT
Không
Tổng 81 Số tiết được quy chuẩn: 81
Qua bảng 3.1 chung ta thấy được cấu trúc chương trình môn GDTC ở các trường Đại học tại thành phố Vinh như sau:
Trường Đại học Vinh: Chương trình môn GDTC nhà trường áp dụng hệ Đại học 5 tín chỉ (trong đó có 1 tín chỉ lý thuyết tính 16 tiết chuẩn, 4 tín chỉ thực hành giảng dạy 90 tiết được quy chuẩn 62,4 tiết) với cách tính này rất thiệt thòi cho giảng viên. Bên cạnh đó nhà trường bố trí giảng dạy tập trung cuốn chiếu vào trong một học kỳ hoặc trong 6 tuần làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên.
Trường Đại học SPKT Vinh: Gồm 5 tín chỉ tương đương 150 tiết đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT nhưng các học phần trong chương trình nội khóa của nhà trường đang đơn điệu không phong phú và đa dạng. Với 90 tiết về các môn Điền kinh và 60 tiết bóng chuyền thì nội dung chương trình làm cho sinh viên dễ nhàm chán, hạn chế hứng thú học tập của sinh viên, trong khi các môn như bóng đá, bóng rổ, đá cầu, aerobic... đang được giới trẻ quan tâm và yêu thích thì không được học tập.
Trường Đại học Y khoa Vinh: Chương trình giảng dạy môn GDTC 1 tín chỉ lý thuyết và 3 tín chỉ thực hành với tổng 165 tiết dạy trong 1 học kỳ nhưng nội dung còn đơn điệu hạn chế việc phát huy sở trường của sinh viên khi không có các môn tự chọn.
Bên cạnh đó với việc quy chuẩn hệ số 0,3tiết/1 tiết giảng thì quá thiệt thòi cho giảng viên như vậy mỗi năm giảng viên phải dạy 900 giờ mới đủ chuẩn.
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An: Nội dung chương trình với 03 tín chỉ và các môn giảng dạy cơ bản phù hợp với thời lượng tiết giảng dạy. Cách tính quy chuẩn giờ
cho giảng viên tương đối hợp lý. Mặc dù số lượng tín chỉ nhà trường phân bổ ở tiệm cận thấp nhất so với văn bản của Bộ quy định là từ 03-05 tín chỉ đối với hệ Đại học.
Tóm lại: Chương trình môn học GDTC ở các trường Đại học tại thành phố Vinh chưa thống nhất với nhau về số lượng tín chỉ, các môn giảng dạy cũng như cách phân bổ số giờ trong các học kỳ và tính giờ quy chuẩn cho giảng viên. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác GDTC ở các trường và thiệt thòi cho người học cũng như người dạy.