TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Một phần của tài liệu 60 DE HSG VAN 620182019 (Trang 26 - 33)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện: Những quả bóng màu đen kia cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác, và cháu cũng vậy.

Câu 2 (10.0 điểm):

Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.

Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG

ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn lớp 6

Ngày 15 tháng 5 năm 2019 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002) Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về”

được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3 (2,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?

Câu 4 (2,5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1 (4.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ, tương đương 20 – 25 dòng) trả lời câu hỏi: Ti sao chúng ta phi có lòng hiếu tho.

Câu 3 (10.0 điểm): Em hãy là nàng tiên Mùa Xuân để kể về thiên nhiên và con người mỗi khi Tết đến, xuân về.

---- HẾT –

PHÒNG GD&ĐT HIỆP ĐỨC KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC LỚP 6,7,8 Năm học 2018– 2019

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6

Thời gian: 120 phút (không tính thời gian giao đề)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu của đề:

Cây cầu như chữ I

Nhưng chỉ là I ngắn Cầu quê em lạ lắm Giống hệt chữ Y dài Xoáy nước tung bọt cười Xuồng ghe trôi như hội Người, xe không lạc lối Vồi vội ngã ba cầu Ô! Người đi trên chữ Chữ nâng người lên cao!

(Đặng Hấn) Câu 1 (8.0 điểm)

a) (1.0 điểm) Tìm từ láy có trong bài thơ trên

b) (1.0 điểm) Xác định cụm danh từ trong hai câu thơ:

Cầu quê em lạ lắm Giống hệt chữ Y dài

c) (1.0 điểm) Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật “em” thể hiện trong bài thơ.

d) (5.0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 dòng) trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ mà em cho là hay nhất trong bài thơ trên.

Câu 2 (12 điểm)

Hãy tả một câu cầu bắt qua con sông quê em.

--- Hết --- Họ và tên thí sinh: ………. Chữ ký giám thị: ………..

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐỀ CHÍNH THỨC

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HÓA

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 6

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 02 phần, gồm 01 trang)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Con bắt gặp mùa xuân Trong vòng tay của mẹ Ước chi vòng tay ấy Ôm hoài tuổi thơ con.

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai) Ánh mắt bố thân thương

Rọi sáng tâm hồn bé Và trong bầu sữa mẹ

Xuân ngọt ngào dâng hương.

(Mùa xuân ca bé, Lâm Thị Quỳnh Anh)

Câu 1 (1.0 điểm): Hai đoạn thơ viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của hai đoạn thơ?

Câu 2 (1.0 điểm): Hai đoạn thơ có điểm chung gì về nội dung thể hiện?

Câu 3 (2.0 điểm): Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?

Câu 4 (2.0 điểm): Theo em, từ hai đoạn thơ, các tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm):

Em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

Ước chi vòng tay ấy Ôm hoài tuổi thơ con.

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai) Câu 2 (10.0 điểm):

Một buổi sáng, em đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của cây hoa.

Phòng GD và ĐT Nam Trực-Nam Định

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 6 (Thi gian làm bài: 120 phút)

Năm Học 2018-2019 Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc doạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa c cn gp, Nxb Văn học, 1991) Câu 1. Xác định các danh từ có trong hai câu thơ:

Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời

Câu 2.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:

Quê hương là dòng sữa mẹ Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Phần II. Làm văn (16 điểm) Câu 1: (6 điểm)

Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.

Câu 2: (10 điểm)

Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu và sự tưởng tượng của bản thân, em hãy miêu tả lại hình ảnh chú bé Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ ở Huế và trong lần đi liên lạc cuối cùng.

UBND QUẬN NAM TỪ LIÊM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 6

Thời gian: 120 phút (không k thi gian phát đề) (Đề thi gồm 01 trang)

PHẦN I. (8.0 điểm): Với cảm hứng ngợi ca, tràn đầy tự hào, nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết những dòng sau trong bài thơ “Nguyễn Văn Trỗi”:

(…) “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông, như núi, như người Việt Nam

Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau cuối đất mỡ màng phù sa

Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.”

Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai dòng thơ cuối.

Câu 2: Qua đoạn thơ trên, em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam?

Câu 3: Mỗi tác phẩm văn học tựa một mảnh ghép, khiêm tốn nhưng đẹp đẽ, làm nên bức tranh toàn cảnh về đất nước và con người Việt Nam. Hiểu biết và tình yêu đất nước, con người Việt Nam trong em được làm giàu như thế nào qua các tác phẩm “Cô Tô” (Nguyễn Tuân), “Bc tranh ca em gái tôi” (Tạ Duy Anh) và “Cây tre Vit Nam” (Thép Mới).

Hãy làm sáng tỏ trong một đoạn văn khoảng 12 câu.

PHẦN II (12.0 điểm)

Nhà thơ Minh Huệ đã viết nên những vần thơ rất đỗi bình dị nhưng đầy lay động về vị Cha già đáng kính của dân tộc – bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” từ niềm xúc động trước hồi ức của người đồng đội.

Bằng sự thấu hiểu và trân trọng của mình, em hãy đóng vai anh đội viên và kể lại câu chuyện trong bài thơ.

---HẾT---

Thí sinh không s dng tài liu. Giám th không gii thích gì thêm.

Ghi chú: Điểm phần I: 1 (2.0 điểm); 2 (1.5 điểm); 3 (4.5 điểm) Điểm phần II: 12.0 điểm

Họ và tên thí sinh: ……… SBD: ………

Chữ kí của giám thị 1: ……… Chữ kí của giám thị 2: ………

ĐỀ CHÍNH THỨC

PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN HSG 6,7,8 NĂM HỌC 2018-2019

MÔN: VĂN 6

Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ BÀI

A/ ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

MẸ ỐM Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm Người cho trứng, người cho cam Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

(Trần Đăng Khoa) Câu 1: (1.0điểm) Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?

Câu 2: (1.0điểm)

“Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên?

Câu 3: (2.0điểm) Tác dụng của biện pháp tu từ thể hiện trong hai câu thơ trên.

Câu 4: (2.0 điểm) Tình cảm của tác giả đối với mẹ thể hiện như thế nào trong bài thơ?

B/ TẬP LÀM VĂN (14 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nghĩ về mẹ của em.

Câu 2 (10điểm): Dựa vào bài thơ ‘’Đêm nay Bác không ngủ’’ của nhà thơ Minh Huệ (Sách Ngữ văn 6, tập hai), em hãy viết bài văn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm

LẦN 3 23/02/2019

SỞ GD&ĐT TỈNH NGHỆ AN (Đề thi gồm có 01 trang)

KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 THCS CẤP HUYỆN

Một phần của tài liệu 60 DE HSG VAN 620182019 (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)