PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Một phần của tài liệu 60 DE HSG VAN 620182019 (Trang 51 - 57)

Phần II. Tạo lập văn bản (16,0 điểm)

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha dặn dò mình như thế?

Câu 2 (10.0 điểm):

Đọc đoạn thơ sau:

“Mầm non vừa nghe thấy Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc.”

(“Mầm non” - Võ Quảng)

Dựa vào ý đoạn thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy nhập vai là mầm non kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) ---

Câu 1: (2 điểm)

Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, ta thấy có một sự kết hợp tuyệt đẹp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng. Em hãy chỉ ra vẻ đẹp của sự kết hợp này.

Câu 2: (2 điểm)

Xác định và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”

(Biển, Khánh Chi) Câu 3: (6 điểm)

Sân trường em trong một buổi sáng mùa xuân khi chưa vào lớp.

………..Hết………

Họ và tên thí sinh:…………...………Họ, tên chữ ký GT1:………..

Số báo danh:………...….………Họ, tên chữ ký GT2:………..

UBND HUYỆN TIÊN DU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn thi: NGỮ VĂN 6 – Bảng A

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/3/2019

Câu 1: (3,0 điểm)

Cho hai đoạn thơ sau:

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(“Sáng tháng năm”-Tố Hữu)

Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm”

(“Đêm nay Bác không ngủ”-Minh Huệ) Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa các đoạn thơ trên.

Câu 2: (2,0 điểm)

Tìm và phân tích phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong các văn bản sau:

a. Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân (Truyn Kiu - Nguyn Du)

b. Này lắng nghe em khúc nhạc thơm

(Xuân Diệu) Câu 3: (5,0 điểm)

Trong “Năm điều Bác Hồ dạy”, điều thứ tư Bác khuyên “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”. Là học sinh em thực hiện lời khuyên đó như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn)

Câu 4:(10 điểm)

Tưởng tượng cuộc thi của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hãy kể lại cuộc thi đó.

---Hết--- (Đề gồm có 01 trang)

PHÒNG GD-ĐT TRẢNG BOM KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2018-2019

MÔN NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 150 phút

I/ ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

“... Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi...”

(Bài học đường đời đầu tiên,Tô Hoài) 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. Nêu hai tác phẩm khác kể, tả về con vật

có suy nghĩ, hành động như con người được học ở Văn 6. (1 điểm)

2. “Tôi” trong đoạn trích trên là ai? Tại sao có sự lựa chọn đó? (1 điểm) 3. Khái quát nội dung chính của đoạn trích. (1 điểm)

II/ LÀM VĂN (7 điểm)

1. Từ nhân vật Phrăng trong truyện “Buổi học cuối cùng” của nhà văn An-Phông -xơ Đô-đê, em rút ra được điều gì cho bàn thân mình? (2 điểm)

2. Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em. (5 điểm)

ĐỀ CHÍNH THỨC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH

(Đềthi gồm 01 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018 -2019 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

Thi ngày 04 tháng 4 năm 2019

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) ---

Câu 1: (5 điểm)

“Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.”

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

1. Xác định các từ láy trong đoạn văn.

2. Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.”

3. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của phép tu từ ấy?

Câu 2: (6,0 điểm)

Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn văn:

" Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông."

(Nguyễn Tuân, Cô Tô) Câu 3: (9 điểm)

Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về

………..Hết………

Họ và tên thí sinh:…………...………Họ, tên chữ ký GT1:………..

Số báo danh:………...….………Họ, tên chữ ký GT2:………..

PHÒNG GD&ĐT VĂN BÀN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Ngữ văn - Lớp 6

Thi gian làm bài 150 pht không k thời gian giao đề ĐỀ BÀI

Câu 1: (4,0 điểm)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong bài ca dao sau:

"Trên trời mây trắng như bông, Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.

Mấy cô má đỏ hây hây,

Đội bông như thể đội mây về làng."

(Ngô Văn Phú) Câu 2: (6,0 điểm).

Đọc thầm câu chuyện sau: "Câu chuyện về túi khoai tây" và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong long. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

Câu 3: (10 điểm)

Bướm và Ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò truyện về cách sống của mình. Em hãy kể lại cuộc đối thoại đó theo trí tưởng tượng của em.

_________________________________________________

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG

THÀNH PHỐ VINH NĂM HỌC 2018-2019

ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN KHẢO SÁT: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 120 phút

Một phần của tài liệu 60 DE HSG VAN 620182019 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)