Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu ...
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.
(Trích Quê hương - Nguyễn Đình Huân) a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?
b. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong sáu câu thơ đầu? Nêu tác dụng?
c. Hình ảnh quê hương được tác giả khắc họa qua những hình ảnh, chi tiết nào?
d. Hai câu thơ “Quê hương ta đó là nơi/ Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về” gợi cho em suy nghĩ gì về quê hương trong mỗi con người? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).
Phần II: Làm văn.
Câu 1: (6 điểm)
Trong truyện “Buổi học cuối cùng”, thầy Ha-men có nói: “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...”?Hãy trình bày đoạn văn (khoảng 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về lời nói ấy.
Câu 2: (10 điểm)
Từ thực tế cuộc sống, qua các phương tiện thông tin đại chúng, em được biết có rất nhiều tấm gương về những con người làm việc tử tế, có ích cho đời. Hãy kể lại một câu chuyện về một con người tử tế mà em cảm phục.
...HẾT...
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 NGHI LỘC NĂM HỌC 2018-2019
Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 03/04/2019
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới
CON SẺ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
Theo I. Tuốc-ghê-nhép
a/ Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
b/ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
c/ Xác định cụm danh từ trong các câu văn sau và gạch chân dưới phần trung tâm của cụm danh từ đó “Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.”
d/ Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?
Câu 2 (1,5 điểm): Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là gì? Hãy tìm một ví dụ trong thực tế cuộc sống mà em đã từng chứng kiến (hoặc từng nghe) có tính cách giống nhân vật chú ếch trong câu chuyện.
Câu 3 (1,0 điểm): Tìm một khổ thơ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện rõ tình cảm của Bác đối với quân và dân ta.
Câu 4 (5,0 điểm) Bằng trí tưởng tượng và những hiểu biết từ văn bản Sông nước Cà Mau, em hãy kể lại chuyến du hành thú vị của bản thân đến với thiên nhiên và con người xứ Cà Mau.
---Hết---
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT NHƯ XUÂN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018– 2019 Môn Ngữ Văn - Lớp 6
(Thời gian làm bài: 150 phút) Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi...!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 1 (1,0 điểm): Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên và phân loại chúng?
Câu 2 (2 điểm): Em hiểu như thế nào về hình ảnh cánh buồm trắng?.
Câu 3 (2 điểm): Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Phần II. Làm văn (14 điểm):
Câu 1(4 điểm): Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn trích sau:
Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi
trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ… Thầy Ha- men đứng dậy trên bục, người tái nhợt… Thầy bèn quay người về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”
(An-phông-xơ-Đô-đê – “Buổi học cuối cùng”. SGK Ngữ văn 6, tập II trang 53) Câu 2 (10 điểm):
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.
...Hết...
UBND HUYỆN NINH GIANG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH Năm học 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 120 phút (Không kể giao đề) Đề thi có: 01 trang
Câu 1 (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi cho bên dưới:
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày dông bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.
(Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 6, Tập II) a. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ trong đoạn văn trên?
b. Sau dông bão, Cô Tô lại đẹp hơn, bầu trời trong sáng, cây xanh hơn... qua đó, em thấy điều gì đặc biệt ở mảnh đất này?
c. Cô Tô là bài kí rất hay về thiên nhiên vùng biển quê hương. Bài kí gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên?
Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 2 (5 điểm)
Mùa xuân, trăm hoa đua nở, bạn Ong chăm chỉ đi kiếm mật hoa làm đẹp cho đời.
Trên hành trình đi tìm mật, bạn Ong đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ thú vị...
Đóng vai người chứng kiến, em hãy kể lại hành trình đó của bạn Ong.
---Hết---
Họ và tê thí sinh:..., Số báo danh:...
Chữ lý của giám thị 1:..., Chữ lý của giám thị 2:...
NINH BÌNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học 2018 – 2019